- Để nâng cao được chỉ tiêu về nguồn vốn huy động ngân hàng cần phải tăng cường giới thiệu mục đích, cơ chế cũng như tính chất hoạt động của NHCSXH cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo. Trên cơ sở đó khuyến khích người vay gởi tiền tiết kiệm tại NHCSXH huyện Bình Minh nhằm tạo khoản tích lũy để trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời, mở rộng tuyên truyền về NHCSXH đến các khách hàng có vốn nhàn rỗi, động viên gửi tiền vào ngân hàng với các loại huy động đa dạng để vừa có lãi vừa góp một phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia.
- Cần tham mưu cho UBND các cấp có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể và kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào NHCSXH để tạo nguồn vốn mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương.
- Tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND huyện thực hiện trích một phần ngân sách để uỷ thác sang NHCSXH để cho vay đối tượng theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc nhận vốn uỷ thác phải được chủ đầu tư ký quyết định giao vốn hoặc theo hợp đồng uỷ thác đã ký nhưng phải lưu ý xem xét kỹ các chỉ tiêu sau phải phù hợp với việc sử dụng vốn Trung ương: Đối tượng đầu tư, lãi suất cho vay, trích dự phịng rủi ro, sử dụng vốn bù đắp để chi phí quản lý.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất huy động của Ngân hàng thương mại để kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động, tạo lập nguồn vốn từ cộng đồng dân cư gửi tiền vào NHCSXH.
- Quán triệt sâu sắc đến các cấp, các đơn vị nhận uỷ thác, cán bộ ngân hàng, Tổ TK&VV của mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV nhằm từng bước tạo cho người nghèo ý thức dành tiền tiết kiệm
để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính. Đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện nhanh, có hiệu quả việc huy động tiền gửi tiết kiệm này, cần phải chuẩn bị các bước sau:
- Báo cáo và tham mưu Trưởng ban đại diện HĐQT cùng cấp có văn bản chỉ đạo triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ đến các tổ chức chính trị - xã hội, giao trách nhiệm cho UBND cấp xã phối hợp cùng với NHCSXH triển khai đến Tổ TK&VV, đến nhân dân.
- NHCSXH tổ chức họp giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội làm uỷ thác cùng cấp để bàn bạc phối hợp thực hiện, có văn bản liên ngành chỉ đạo thực hiện huy động, tuy nhiên cũng cần phải củng cố, rà soát lại đội ngũ Ban quản lý Tổ TK&VV, giao trách nhiệm cho hội cấp xã lựa chọn những tổ đủ điều kiện và cam kết với NHCSXH quản lý nguồn vốn huy động tích cực, khơng để hiện tượng tiêu cực xảy ra.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ hội các cấp trong việc kiểm tra, giám sát quản lý nguồn vốn huy động và tập huấn cho đội ngũ Ban quản lý Tổ TK&VV quy trình thu, chi tiết kiệm, cách ghi chép sổ sách, lưu giữ sổ sách khi làm Tổ trưởng để thuận tiện khi các đồn kiểm tra.
- Thơng tin rộng rãi chủ trương, nội dung huy động tiền gửi tiết kiệm đến nhân dân bằng nhiều hình thức như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cuộc họp để mọi người dân biết đến và lưu ý tổ chức họp các hộ vay có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm để thống nhất mức gửi tiền của từng tổ viên và thông báo đến các tổ viên phải thực hiện kiểm tra, giám sát Tổ trưởng thông qua sao kê hàng tháng tại điểm giao dịch với phương châm thực hiện tốt chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Cần phát động phong trào thi đua đến các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể, Tổ TK&VV để động viên khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân tích cực tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trên, đồng thời có cơ chế xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân thực hiện sai quy định chủ trương, quản lý yếu kém để xảy ra hiện tượng tiêu cực làm thất thoát vốn của Nhà nước.