Tình hình nợ quá hạn theo chương trình cho vay của NHCSXH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 74 - 78)

4.2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH:

4.2.2. Tình hình nợ quá hạn theo chương trình cho vay của NHCSXH

huyện Bình Minh:

Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm cơng tác tín dụng cũng như các nhà lãnh đạo ngân hàng nói chung, NHCSXH huyện Bình Minh nói riêng, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi là cơng việc khó hơn.

Trước tình hình trên bản thân là cán bộ quản lý địa bàn đã lên kế hoạch xử lý và phân tích các khoản nợ q hạn để từ đó tìm ra giải pháp xử lý hiệu quả, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn như:

- Nguyên nhân sản xuất kinh doanh thua lỗ - Nguyên nhân do dịch bệnh, thiên tai gây ra.

- Nguyên nhân do các hộ vay vốn bỏ trốn hoặc chết.

- Nguyên nhân một số hộ sử dụng vốn sai mục đích và chây ỳ khơng chịu trả nợ.

Qua tình hình thực trạng tín dụng trên địa bàn, Ban giám đốc phịng giao dịch NHCSXH huyện Bình Minh đã quan tâm đến các khoản nợ xấu và đã triển khai lên kế hoạch nhằm nắm chính xác lại tình hình thực tế tại các xã để có phương hướng thu hồi và giảm bớt số nợ quá hạn tồn đọng trên địa bàn huyện.

Qua sự chỉ đạo của Ban giám đốc phịng giao dịch thì các cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn quản lý tiến hành sao kê chi tiết, từng xã, từng hộ (nắm chắc điều kiện sinh sống, tình hình sản xuất, mức thu nhập) để tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra và đánh giá thực trạng của từng hộ. Qua công tác kiểm tra và đối chiếu nợ quá hạn trên địa bàn thì tình hình nợ quá hạn theo đối tượng trên địa bàn huyện Bình Minh cụ thể như sau:

Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY CỦA NHCSXH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 6-2010/6-2009 Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % CV HN 21.150 21.026 7.385 5.220 (124) (0,59) (2.165) (29,32) CV GQVL 2.644 2.659 1.252 1.128 15 0,57 (124) (9,90) CV XKLĐ 307 382 147 124 75 24,43 (23) (15,65) CV MNTC 4.242 5.926 2.508 3.011 1.684 39,69 503 20,05 CV HSSV - 3.720 4.135 5.993 3.720 - 1.858 44,93 CV VKK - 258 80 131 258 - 51 63,75 CV NS- VSMT - 80 22 36 80 - 14 63,64 Tổng 28.343 34.051 15.529 15.643 5.708 20,14 114 0,73

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

- Cho vay hộ nghèo: Nợ quá hạn trong các năm có xu hướng giảm nhưng với một tỷ lệ nhỏ, cụ thể, trong năm 2008 là 21.150 triệu đồng, năm 2009 là 21.026 triệu đồng, giảm 124 triệu đồng, tương ứng giảm 0,59% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tình hình có khả quan hơn, nợ q hạn giảm 2.165 triệu đồng, tương đương giảm 29,32% so với 6 tháng đầu năm 2009. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn ln cao ở các năm và giảm rất ít qua các năm là do những hộ nghèo này vay vốn với mục đích sản xuất nơng nghiệp, người dân chỉ trông chờ vào mùa thu hoạch, nhưng khơng phải lúc nào cũng bán được giá, có lúc giá nơng sản cũng như vật nuôi xuống rất thấp, và do dịch bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Do vậy nợ quá hạn trong chương trình cho vay hộ nghèo thường xảy ra. Đến đầu năm 2010 thì tốc độ nợ quá hạn giảm mạnh là do giá cả nông sản đã có dấu hiệu tăng trở lại, vì vậy tình trạng nợ quá hạn giảm xuống là tất yếu. Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn nợ quá

hạn xảy ra, tình trạng nợ quá hạn cao như thế qua các năm sẽ dẫn đến kết quả không tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Cho vay giải quyết việc làm: Cho vay giải quyết việc làm có mức nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với chương trình cho vay hộ nghèo. Con số này qua các năm tăng lên rồi lại giảm xuống. Nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2010 nợ quá hạn giảm xuống là do phần lớn người lao động của huyện trong năm này đã tìm được việc làm ổn định, nhiều khu công nghiệp đã mọc lên cùng với bước phát triển của đất nước nên từ đó đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho họ.

- Cho vay xuất khẩu lao động: Trong năm 2009 nợ quá hạn tăng lên, tăng 24,43% so với năm 2008. Nguyên nhân là do chi phí cho việc xuất khẩu lao động quá cao so với thu nhập của người dân, nên việc trả nợ của họ bị trì trệ. Và có trường hợp một số người lao động ở nước ngoài đã tự ý bỏ về nước trước thời hạn, vì họ cảm thấy mình khơng phù hợp với mơi trường lao động ở đây, nên họ đã không đủ tiền trả nợ cho Ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2010, nợ quá hạn giảm xuống, giảm 15,65%, tương ứng 23 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, do môi trường làm việc ở nước ngoài tốt hơn các năm trước và ý thức trả nợ của họ cao hơn.

- Cho vay mua nhà trả chậm: Là chương trình cho vay có nợ q hạn cao thứ hai sau chương trình cho vay hộ nghèo. Nợ quá hạn luôn tăng lần lượt qua các năm nhưng với tỷ lệ ngày càng giảm, do mua nhà trả chậm là một chương trình cho vay trung – dài hạn và đa số đối tượng vay vốn là những hộ nghèo có hồn cảnh hết sức khó khăn nên nợ q hạn tăng cao là đều có thể dự báo trước, cụ thể nợ quá hạn trong năm 2008 là 4.242 triệu đồng, năm 2009 là 5.926 triệu đồng, giảm 39,69%, tương đương 1.684 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì nợ q hạn có giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2009, giảm 20,05%, tương đương 503 triệu đồng. Nợ quá hạn luôn cao ở các năm nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, là do công tác thu hồi nợ, phân loại nợ của ngân hàng ngày càng hiệu quả.

- Cho vay học sinh – sinh viên: Nợ quá hạn ln tăng dần qua các năm. Do chương trình cho vay mới bắt đầu từ năm 2007 nên trong năm 2008 chưa có nợ quá hạn, năm 2009 là 3.720 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2010, nợ quá hạn

số sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm hoặc tìm được việc mà với mức lương quá thấp nên chưa đủ khả năng trả nợ.

- Cho vay vùng khó khăn và cho vay nước sạch – vệ sinh môi trường: Là hai chương trình có tỷ trọng nợ q hạn thấp nhất trong tổng số nhưng cũng là hai chương trình có tỷ lệ nợ q hạn tăng mạnh nhất qua các năm. Vì thế, ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để hạn chế sự tăng lên của nợ quá hạn, tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng nó cũng góp phần đẩy nợ quá hạn tăng lên qua các năm.

Nhìn chung tình hình nợ q hạn trên địa bàn vẫn cịn cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhất là tình hình nợ quá hạn nhận bàn giao là một áp lực lớn đối với NHCSXH trong công tác thu hồi nợ. Trước tình hình trên Phịng giao dịch phối hợp với các Hội đoàn thể nhận uỷ thác củng cố tổ TK&VV, kiểm tra đối chiếu đánh giá tình hình nợ xấu, nắm chắc điều kiện sinh sống, tình hình sản xuất kinh doanh, mức thu nhập của từng hộ gia đình có nợ q hạn để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)