Doanh số thu nợ:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 58 - 62)

4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCSXH HUYỆN

4.1.3. Doanh số thu nợ:

Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu quá thấp sẽ dẫn đến ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, rủi ro tín dụng cao. Doanh số thu nợ cũng phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn thơng qua hoạt động tín dụng. Việc thu hồi nợ được xem là công tác hoạt động quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần tích cực trong việc tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXHH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Chỉ tiêu 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 21.475 33.154 13.997 21.651 11.679 54,38 7.654 54,68 Trung-dài hạn 3.211 4.310 2.078 3.409 1.099 34,23 1.331 64,05 Tổng 24.686 37.464 16.075 25.060 12.778 51,76 8.985 55,89

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Doanh số cho vay theo thời hạn cũng tăng dần qua các năm và doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn cao hơn trung – dài hạn. Cụ thể:

- Tình hình thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 là 21.475 triệu đồng, năm 2009 là 33.154 triệu đồng, tăng 11.679 triệu đồng, tương ứng 54,38%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 tình hình thu nợ là 21.651 triệu đồng tiếp tục tăng, tăng 54,68% so với 6 tháng đầu năm 2009. Điều đó cũng đồng nghĩa là cho thấy hiệu quả hoạt động thu nợ của ngân hàng.

- Tình hình thu nợ trung – dài hạn: Doanh số thu nợ cũng tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trong 6 tháng đầu năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010 nhanh hơn trong giai đoạn 2008 đến 2009. Tốc độ tăng ngày càng cao, cho thấy hiệu quả việc thu nợ của ngân hàng ngày càng cao.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các khoản thu ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ của ngân hàng. Điều đó cũng dễ hiểu là tốc độ thu nợ tăng tương đương với doanh số cho vay. Trong năm 2009 doanh số thu nợ là 37.464 triệu đồng, tăng 12.778 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng 51,76%. Điều này có thể lý giải là người dân đã có ý thức được việc trả nợ.

Đến 6 tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợ tiếp tục tăng nhanh, tăng 55,89% tương đương 8.985 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009. Cho thấy

huyện có sự chuyển biến tích cực, người dân làm ăn có hiệu quả hơn, gia tăng khả năng trả nợ.

Nhìn chung, doanh số thu nợ đều tăng qua các năm, do công tác thẩm định đối tượng cho vay và công tác đơn đốc, nhắc nhở của các cán bộ tín dụng đối với những hộ vay trả nợ đúng hạn. Đồng thời, cần phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức chính trị xã hội, các đồn thể.

Hình 5: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NHCSXHH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Xét về cơ cấu của doanh số thu nợ của mỗi năm thì thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng thu nợ trung – dài hạn. Cụ thể là:

Trong năm 2008 thu nợ ngắn hạn chiếm 87%, năm 2009 là 88%, 6 tháng đầu năm 2009 là 87%, 6 tháng đầu năm 2010 là 86% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao, do các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, có khả năng thu hồi nợ nhanh hơn, ít rủi ro hơn các khoản vay trung – dài hạn.

87% 13% 88% 12% 87% 13% 86% 14% 0 20 40 60 80 100 2008 2009 1-6/2009 1-6/2010 Thời gian % Trung-dài hạn Ngắn hạn

Doanh số thu nợ theo các chương trình

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHCSXHH HUYỆN BÌNH MINH (2008 đến 6 tháng đầu năm 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 6-2010/6-2009 Doanh số thu nợ 2008 2009 1 đến 6/2009 1 đến 6/2010 Số tiền % Số tiền % CV HN 22.300 30.001 12.300 18.297 7.701 34,53 5.997 48,76 CV GQVL 1.051 797 588 1.075 (254) (24,17) 487 82,82 CV XKLĐ 100 158 70 105 58 58 35 50,00 CV MNTC 1.235 1.756 893 1.373 521 42,19 480 53,75 CV HSSV - 4.164 1.938 3.618 4.164 - 1.680 86,69 CV VKK - 588 286 484 588 - 198 69,23 CVNS- VSMT - - - 108 - - 108 - Tổng 24.686 37.464 16.075 25.060 12.778 51,76 8.985 55,89 (Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh)

Doanh số thu nợ của các chương trình cho vay hầu hết đều tăng qua các tăng qua các năm. Trong đó, có chương trình cho vay giải quyết việc làm giảm xuống rồi lại tăng lên, cụ thể là trong năm 2008 doanh số thu nợ là 1.051 triệu đồng nhưng đến năm 2009 chỉ còn 797 triệu đồng giảm 254 triệu đồng tương đương giảm 24,17%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 là 1.075 triệu đồng tăng 82,82% so với 6 tháng đầu năm 2009. Sự giảm xuống rồi tăng lên đó là do trong giai đoạn sử dụng vốn người vay cần có một thời gian ổn định nguồn vốn, tìm việc làm và tạo ra lợi nhuận thì hộ vay mới bắt đầu trả nợ nên là doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2010 tăng đột biến, chứng tỏ người vay đã sử dụng vốn có hiệu quả.

Các chương trình cho vay cịn lại thì doanh số cho vay đều tăng và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010, đều tăng với tốc độ trên 50% so với 6 tháng

sinh - sinh viên năm 2008 là 0 đồng, vì trong năm 2007 ngân hàng chỉ mới đưa chương trình cho vay này đi vào hoạt động thực tế và chỉ thu nợ khi HSSV tốt nghiệp hoặc hết thời hạn theo học tại trường. Vì vậy, doanh số thu nợ của chương trình bằng 0 đồng là chuyện bình thường.

Tương tự, thì chương trình cho vay vùng khó khăn và cho vay nước sạch- vệ sinh mơi trường ngân hàng cũng bắt đầu cho vay từ năm 2008 nên bắt đầu từ năm 2009 ngân hàng mới bắt đầu thu được nợ từ chương trình và tăng liên tục các năm về sau, cụ thể là 6 tháng đầu năm 2009 doanh số thu nợ của chương trình là 286 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2010 là 484 triệu đồng, tăng 69,23%.

Tóm lại, doanh số thu nợ của các chương trình cho vay tăng là do người dân tìm được việc làm, trúng mùa trong sản xuất nơng nghiệp, sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả … điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng cần kể đến vai trị của các cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định, lựu chọn khách hàng và kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị trong việc theo dõi việc sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình minh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)