QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 44 - 47)

THADS là một trong những hoạt động phức tạp vì liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các quyền và lợi ích hợp pháp này đã đƣợc ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức khác. Việc hiện thực hóa các quyền này đƣợc thực hiện thơng qua cơ quan, tổ chức THADS.

Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự đồng thời bảo đảm việc THADS đƣợc nhanh chóng, pháp luật quy định khuyến khích ngƣời

39

đƣợc THA, ngƣời phải THA, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng nhau thỏa thuận về việc THA. Tuy nhiên, bản án, quyết định thuộc diện đƣợc đƣa ra thi hành có nhiều nội dung khác nhau về quyền, nghĩa vụ của các bên đƣơng sự và cách thức xử lý đối với các tài sản, vật chứng có liên quan đến từng vụ việc cụ thể nhƣ tịch thu, tiêu hủy, trả lại cho đƣơng sự… Trong số những quyền và nghĩa vụ dân sự đƣợc đƣa ra thi hành theo bản án, quyết định

dân sự, Điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 phân biệt những loại

việc thuộc trách nhiệm của cơ quan THADS phải chủ động ban hành quyết định để tổ chức thi hành và những loại việc chỉ đƣợc đƣa ra thi hành khi có yêu cầu THA của đƣơng sự. Trong hai trƣờng hợp THA trên thì thỏa thuận về nội dung THADS chỉ đƣợc thực hiện đối với trƣờng hợp THA theo đơn yêu cầu.

Về nguyên tắc đối với những nghĩa vụ THA mà cơ quan THA chủ động ra quyết định thì ngƣời phải THA buộc phải thực hiện đầy đủ mà không đƣợc thỏa thuận nhằm bảo đảm hiê ̣u lƣ̣c của bản án , quyết đi ̣nh dân sự; bảo vê ̣ lợi ích của Nhà nƣớc , của cá nhân, cơ quan, tổ chức và hơn nữa đƣơng sự khơng có quyền thỏa thuận với cơ quan THA về việc thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Những nghĩa vụ THA mà ngƣời phải THA khơng có quyền thỏa thuận bao gồm:

- Quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tịa án; Tịch thu sung quỹ nhà nước; Các khoản thu khác cho Nhà nước; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước (điểm a, c, d khoản 2 Điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014). Đây là những loại việc THA mà bản án, quyết định tuyên ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi là Nhà nƣớc hay ngân sách Nhà nƣớc thì cơ quan THADS phải có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ bằng cách chủ động đƣa bản án, quyết định ra thi hành để sớm thu hồi lại tài sản, đảm bảo tài sản cho Nhà nƣớc.

40

(điểm b, c khoản 2 Điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014). Đây là

trƣờng hợp việc tạm giữ, thu giữ tiền, tài sản là do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trƣớc đó với mục đích phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm THA. Nay theo quyết định của Tòa án đƣợc tuyên trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp thì phải chủ động trả lại mà khơng đợi đƣơng sự phải yêu cầu hoặc khoản vật chứng, tài sản bị Tồ án tun tịch thu tiêu huỷ thì khơng cịn thuộc quyền quyết định của đƣơng sự nên cơ quan THADS chủ động thực hiện việc tiêu huỷ.

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (điểm đ khoản 2 Điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014). Đây là trƣờng hợp mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc THA, bảo đảm hiệu quả của việc THA, cao hơn thế là bào đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tịa án và do tính chất khẩn cấp của việc áp dụng mà Nhà nƣớc cần chủ động thực hiện để phù hợp với mục đích của việc ban hành quyết định đó.

- Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản (điểm e khoản 2 Điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014). Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (khoản 2 Điều 4 Luật phá sản). Đây là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực cần đƣợc hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa bởi các tác động tiêu cực của nó. Khi quy mơ của doanh nghiệp, hợp tác xã càng lớn, tham gia vào q trình phân cơng lao động của ngành nghề đó càng sâu và rộng, số lƣợng bạn hàng ngày càng đơng thì sự phá sản của nó có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, hợp tác xã khác. Từ đó làm tăng số lƣợng ngƣời thất nghiệp, làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn và có thể làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, thậm chí các tội phạm. Phá sản dây chuyền sẽ dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia, thậm chí khủng hoảng kinh tế khu vực và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những khủng

41

hoảng sâu sắc về chính trị. Do các tác động tiêu cực của phá sản nên cơ quan THADS phải chủ động ban hành quyết định THA để nhanh chóng giải quyết vụ việc đồng thời đƣơng sự cũng khơng có quyền thỏa thuận với nhau trong trƣờng hợp này.

Ngoài các khoản chủ động đã phân tích ở trên thì các nghĩa vụ THA cịn lại, các đƣơng sự có quyền thỏa thuận với nhau.

2.3. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 44 - 47)