NHỮNG HẠN CHẾ VƢỚNG MẮC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 78 - 87)

3.1.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong quy định về thỏa thuận thi hành án dân sự

- Về thỏa thuận về giá và tổ chức thẩm định giá, thỏa thuận về giao tài

sản để THA, thỏa thuận về giảm giá tài sản khi khơng có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành

Theo quy định Điều 98, 100, 104 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì chỉ có ngƣời đƣợc THA, ngƣời phải THA đƣợc thỏa thuận về giá, tổ chức thẩm định giá, thỏa thuận về giao tài sản để THA, thỏa thuận về giảm giá tài sản khi khơng có ngƣời tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá khơng thành. Ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không phải là đƣơng sự theo

quy định tại Điều 3 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 nên không đƣợc

thỏa thuận về giá, tổ chức thẩm định giá, thỏa thuận về giao tài sản để THA,

thỏa thuận về giảm giá tài sản khi khơng có ngƣời tham gia đấu giá, trả giá

hoặc bán đấu giá không thành. Điều này là chƣa hợp lý, không bảo vệ quyền

lợi của ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong THADS khi mà tài sản

bị kê biên và định giá là thuộc sở hữu chung của ngƣời phải THA với ngƣời

73

- Về thỏa thuận khi tài sản thi hành án thuộc sở hữu chung với người

khác

Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định các trƣờng hợp để xác định phần sở hữu của ngƣời phải THA trong khối tài sản

chung. Tuy nhiên, LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 không quy định chế

tài khi ngƣời phải THA và những ngƣời có quyền sở hữu chung đối với tài

sản, quyền sử dụng đất cố tình khơng thỏa thuận phân chia tài sản chung, quyền sử dụng đất chung phải THA hoặc u cầu Tịa án giải quyết, vì vậy khi họ khơng thực hiện theo u cầu của Chấp hành viên thì cũng khơng có biện pháp chế tài nào cả.

- Về yêu cầu định giá lại đối với trường hợp các đương sự đã thỏa thuận được về giá

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 LTHADS sửa đổi, bổ sung

năm 2014 thì đƣơng sự có u cầu định giá lại trƣớc khi có thơng báo công

khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ đƣợc thực hiện một lần và chỉ đƣợc chấp nhận nếu đƣơng sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản. Có thể thấy, quyền yêu cầu định giá lại đƣợc thực hiện sau khi kê biên, định giá tài sản cho đến trƣớc khi thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, pháp luật THADS

đã khơng có một quy định nào buộc đƣơng sự phải nêu ra lý do làm căn cứ

cho yêu cầu của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc cố tình lợi dụng

quyền yêu cầu định giá lại để kéo dài thời gian THA một cách “hợp pháp”

gây khó khăn cho công tác THA. Tuy nhiên, theo quy định trên thì việc định

giá tài sản dù đƣợc thực hiện bằng hình thức nào, kể cả việc định giá do các

bên tự thỏa thuận ngay tại thời điểm kê biên cũng có thể bị ngƣời phải THA

hoặc ngƣời đƣợc THA yêu cầu định giá lại, điều này rõ ràng là không hợp lý,

74

gây thiệt hại cho phía cịn lại mà khơng bị một ràng buộc nào về mặt pháp lý.

Đồng thời, việc yêu cầu định giá lại sẽ khơng có giá trị khi các bên đã thỏa

thuận đƣợc về giá của tài sản. Bởi vì, bản chất các thỏa thuận của đƣơng sự về việc giải quyết vụ việc là giao dich dân sự thơng thƣờng nên thỏa thuận đó có hiệu lực ngay tại thời điểm các bên thỏa thuận (đƣợc ghi nhận bằng biên bản thỏa thuận) và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên.

Ví dụ: Bản án số 18/2010/KDTM-ST ngày 29/12/2010 buộc bà Phạm Thị Đơng và ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan là ơng Trần Đình Thảo phải trả cho Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam số tiền 13,9 tỷ đồng và khoản lãi phát sinh, nếu bà Đông không trả đƣợc khoản tiền cho Ngân hàng thì kê biên, bán tài sản thế chấp để THA bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Cơ quan THA đã kê biên và bán đấu giá thành tài sản ngày 27/9/2013 và ngƣời mua đƣợc tài sản trên đã nộp đủ số tiền. Tuy nhiên, ngƣời phải THA liên tục nại ra các lý do để khiếu nại đến các cơ quan, mặc dù đã đƣợc giải quyết nhƣng ngƣời phải THA không chấp nhận, tiếp tục khởi kiện ra Tòa án để hủy kết quả bán đấu giá mục đích để trì hỗn việc giao tài sản. Cũng tƣơng tự, trong quá trình tổ chức thi hành Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận số 69/2011/QĐST.KDTM ngày 22/6/2011, khi kê biên tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, ngƣời phải THA đã thỏa thuận đồng ý di chuyển cây cảnh nếu có ngƣời mua trúng đấu giá nhƣng khi cơ quan THA chuẩn bị giao tài sản cho ngƣời mua trúng đấu giá thì ngƣời phải THA khơng chịu di dời tài sản mà yêu cầu phải trả thêm tiền là giá trị của các loại cây cảnh... [30, tr. 258].

Đây là trƣờng hợp các đƣơng sự đạt đƣợc thỏa thuận trƣớc khi bán đấu giá tài sản nhƣng sau đó ngƣời phải THA gây khó khăn bằng cách yêu cầu định giá lại. Do đó, cần phải có hạn chế khơng cho đƣơng sự u cầu định giá khi các bên đã đạt đƣợc thỏa thuận về xử lý tài sản.

75

Pháp luật THADS chƣa quy định cụ thể về hiệu lực của thỏa thuận

THADS. Theo quy định pháp luật, kết quả thoả thuận của các đƣơng sự

không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không

làm ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba thì đƣợc ghi nhận và kết quả THA theo thoả thuận đƣợc công nhận (khoản 1 Điều 6 LTHADS). Tuy nhiên, nếu các bên không thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận thì các bên sẽ buộc thực hiện theo thỏa thuận hay theo bản án, quyết định dân sự?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì trƣớc khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu THA nhƣng cơ quan cơ quan, tổ chức THA chƣa ra quyết định THA, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu u cầu THA vẫn cịn thì bên có quyền đƣợc yêu cầu THA đối với phần nghĩa vụ chƣa đƣợc thi hành theo nội dung bản án, quyết định dân sự. Còn khi cơ quan, tổ chức THA đã ra quyết định THA các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan, tổ chức THADS căn cứ nội dung quyết định THA và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đƣơng sự để tổ chức thi hành, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Nhƣ đã phân tích ở mục 2.6 các quy định trên của pháp luật còn chƣa cụ thể, chƣa giải quyết đƣợc triệt để mọi tình huống xảy ra trên thực tế. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các đƣơng sự chƣa có giá trị pháp lý trong thực tiễn. Khi có sự vi phạm thỏa thuận xảy ra thì khơng có chế tài nào để xử lý đƣơng sự nên quy định nhƣ vậy là chƣa đủ tính răn đe và bắt buộc đƣơng sự phải thi hành. Lỗ hổng này của pháp luật THADS đã tạo điều kiện để cho đƣơng sự lách luật, cố tình chống đối, chây ỳ, ỷ lại, thiếu tính hợp tác dẫn tới tình trạng nhiều án theo đơn có giá trị lớn tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức THADS.

3.1.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện các quy định pháp

76

THADS là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định trên thực tế. Khi tổ chức THA, nếu nhìn nhận sự việc chỉ từ nội dung của bản án, quyết định thì chƣa thấy hết tính chất của nó. Để tổ chức thi hành bản án, quyết định là rất phức tạp do phát sinh nhiều vấn đề mà khi xét xử Tịa án có thể chƣa nhìn nhận đƣợc.

Thứ nhất, sự chống đối, kiên quyết không thỏa thuận của đương sự:

Theo quy định của pháp luật THADS, cơ quan THADS phải tuân thủ

các trình tự, thủ tục THA một cách chặt chẽ; bắt đầu từ khi thụ lý, ban hành quyết định đến q trình tổ chức THA. Tuy nhiên, khó khăn nhất là trong việc tổ chức THA. Các vấn đề tranh chấp dân sự thƣờng diễn biến rất phức tạp qua nhiều giai đoạn nhƣng khi xét xử Tòa án chƣa xem xét hoặc chƣa điều tra một cách kỹ lƣỡng để đƣa ra phán quyết phù hợp, đúng pháp luật. Đến khi tổ chức THA, đƣơng sự khơng đồng tình, phản đối, kiên quyết khơng thi hành. Do đó, việc thỏa thuận THADS là rất quan trọng, giúp dung hịa mâu thuẫn, hài hịa lợi ích của hai bên tranh chấp để từ đó đi tới kết thúc hồ sơ THA.

Tuy nhiên trên thực tế rất khó khăn để hai bên ngƣời đƣợc THA và ngƣời phải THA thỏa thuận với nhau. Nếu bản án, quyết định đƣợc giải quyết một cách cơng tâm, khách quan, đúng pháp luật thì tính tự nguyện thi hành của đƣơng sự trong giai đoạn THA rất cao. Theo quy định của pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải đƣợc mọi công dân, mọi tổ chức tơn trọng và thực hiện. Đây chính là ngun tắc Hiến định. Tuy nhiên, nếu việc giải quyết của Tịa án thiếu tính thuyết phục, khơng có tính khả thi trên thực tế, khơng đƣợc sự đồng tình của ngƣời dân thì dù bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn rất khó có thể tổ chức thi hành trên thực tế và thƣờng xuyên vấp phải sự chống đối, không thể tiến hành thỏa thuận đƣợc cho hai bên đƣơng sự.

Thứ hai, đương sự đã tiến hành thỏa thuận với nhau, có văn bản ghi nhận và sự chứng kiến của cán bộ THADS nhưng họ vẫn không thực hiện

77

theo đúng thỏa thuận đã đưa ra

THADS là giai đoạn rất nhạy cảm, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi cùa ngƣời phải THA. Vì vậy, các bên đƣơng sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết

định. Chấp hành viên và cán bộ THA đã tìm mọi biện pháp thích hợp, đúng

pháp luật để vận động, thuyết phục ngƣời phải THA tự nguyện thi hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bên đƣơng sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thỏa thuận với nhau trong THADS trên cơ sở việc thỏa thuận này không

vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội và khơng ảnh hƣởng

đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba.

Tuy nhiên, ngƣời phải THA mặc dù có điều kiện thi hành, đã tiến hành

thƣơng lƣợng với ngƣời đƣợc THA nhƣng bên cạnh đó vẫn tìm mọi cách trì

hỗn, trốn tránh để khơng thi hành theo đúng nội dung đã thỏa thuận. Điều

này đã gây khó khăn cả về mặt thời gian và cơng sức cho Cơ quan THA. Do đó, Cơ quan THA buộc phải tổ chức cƣỡng chế để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Cẩm Phả xét xử vụ án tranh chấp vay

tài sản giữa ông Từ Văn Hiệp - ông Vũ Mạnh Hà và buộc ông Hiệp phải trả

cho ông Hà 14.500.000đ (Mƣời bốn triệu, năm trăm nghìn đồng). Sau khi bản án của Tịa có hiệu lực pháp luật, ơng Hiệp khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ

theo quy định. Ông Hà làm đơn yêu cầu THA và nộp tại Chi cục THADS

thành phố Cẩm Phả. Cơ quan THADS thụ lý đơn, ban hành Quyết định THA, tống đạt và thông báo hợp pháp cho cả hai bên đƣơng sự. Sau đó, các bên thỏa thuận với nhau trƣớc sự chứng kiến của đồng chí Chấp hành viên phụ trách hồ sơ về việc sẽ thi hành khoản tiền theo từng tháng, mỗi tháng là 1.000.000đ (Một triệu đồng). Ông Hiệp trả đƣợc cho ông Hà 5.000.000đ (Năm triệu đồng) thì khơng tiếp tục thi hành nghĩa vụ còn lại. Chấp hành viên

78

làm, thu nhập gia đình ổn định nhƣng thái độ chây ỳ, thiếu hợp tác, không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Sau nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở, thuyết

phục ông Hiệp mà khơng có kết quả, Chi cục THADS thành phố Cẩm Phả

ban hành Quyết định trừ vào thu nhập của ông Hiệp tại Công ty than Thống Nhất TKV (nơi ơng Hiệp làm việc).

Thứ ba, khó khăn trong việc thực hiện thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung theo quy định tại Điều 74 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014

Trên thực tế, chấp hành viên đã hƣớng dẫn các đƣơng sự, các đồng sở hữu chủ thực hiện theo quy định tại Điều 74 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung gặp một số vƣớng mắc sau [42]:

- Ngƣời phải THA và các ngƣời đồng sở hữu, sử dụng chung không

khơng thỏa thuận, khơng thực hiện việc khởi kiện, vì khơng muốn tài sản của mình bị xử lý THA. Một số trƣờng hợp không khởi kiện nhƣng lại có đơn khiếu nại, yêu cầu khơng đƣợc kê biên vì đó là tài sản chung của gia đình.

- Chấp hành viên tiếp tục giải thích yêu cầu ngƣời đƣợc THA khởi

kiện, đề nghị Tòa án xác định phần sở hữu của ngƣời phải THA trong khối tài sản chung để kê biên, xử lý THA thì Tịa án khơng thụ lý với lý do: Tài liệu

kèm theo đơn chưa có văn bản thỏa thuận của các đồng sở hữu, sử dụng về việc xác định phần tài sản cụ thể của người phải THA trong khối tài sản

chung; đồng thời phần đất thuộc quyền sử dụng chung chưa được đo đạc tách

ra thành thửa đất riêng của người phải THA trong khối tài sản chung. Việc

u cầu này của Tịa án thì Chấp hành viên, ngƣời đƣợc THA khơng thể thực hiện đƣợc trong thực tế vì các đồng sở hữu, sử dụng không thỏa thuận; việc án chƣa kê biên thì khơng thể có thửa đất đƣợc đo đạc, tách thửa theo yêu cầu.

- Chấp hành viên hƣớng dẫn đƣơng sự khởi kiện yêu cầu Tòa án xác

79

THA thì khơng đƣợc Tịa án chấp nhận bởi lý do trên; quá bức xúc với vụ

việc của mình, ngƣời đƣợc THA quay lại khiếu nại Chấp hành viên chậm

THA.

Thứ tư, việc thỏa thuận về giá và tổ chức thẩm định giá rất khó thực hiện trên thực tế

Việc định giá tài sản nếu đƣợc thông qua bằng sự thỏa thuận của các bên đƣơng sự sẽ là cách tốt nhất cho việc xử lý tài sản để THA. Một là, không tốn chi phí và thời gian thẩm định giá. Hai là, do các bên tự thỏa thuận nên tránh đƣợc khiếu nại về giá tài sản cũng nhƣ sẽ thuận lợi hơn khi giao tài sản cho ngƣời trúng đấu giá. Tuy nhiên, việc định giá theo hình thức này rất ít khi xảy ra. Bởi lẽ, khi cơ quan THA đã phải sử dụng đến biện pháp cƣỡng chế kê biên tài sản, cũng đồng nghĩa với việc các bên đƣơng sự đã khơng tìm đƣợc tiếng nói chung trong việc THA. Vì vậy, mà việc các bên ngồi lại với nhau để thỏa thuận về giá tài sản kê biên cũng nhƣ việc lựa chọn tổ chức thẩm định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 78 - 87)