NộI DUNG THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN GIỮA NGƢỜI ĐƢỢC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 47 - 63)

và ngƣời phải thi hành

2.3.1.1. Nội dung thỏa thuận thi hành án trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu thi hành án nhưng cơ quan cơ quan, tổ chức thi hành án chưa ra quyết định thi hành án

Pháp luật dân sự nói chung và pháp LTHADS nói riêng ln tơn trọng sự tự định đoạt và thỏa thuận của các đƣơng sự. Nó xuất phát từ việc các quan hệ dân sự đƣợc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể.

Trƣớc đây theo Điều 3 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP và khoản 13 Điều

2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP thì việc thỏa thuận trƣớc khi yêu cầu cơ

quan, tổ chức THA tổ chức thi hành do các đƣơng sự tự nguyện thực hiện. Tuy nhiên, “việc các đương sự thỏa thuận với nhau và tự thực hiện thỏa

thuận đó cần được quy định bởi một hành lang pháp lý cụ thể để các bên có thể thực hiện và để thỏa thuận đó thực sự có hiệu quả; trong trường hợp khơng thực hiện đúng nội dung thỏa thuận thì các bên có quyền u cầu cơ

quan THA tiếp tục tổ chức THA để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình” [30,

tr. 55]. Vì vậy, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định về thỏa thuận cả ở giai

đoạn trƣớc khi yêu cầu THA và sau khi đã yêu cầu THA, xác định rõ cách

thức thỏa thuận, trách nhiệm thực hiện và hƣớng giải quyết khi không thực

42

đã yêu cầu THA nhƣng cơ quan, tổ chức THA chƣa ra quyết định THA đƣợc

lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đƣơng sự có nghĩa vụ tự thực

hiện đúng nội dung đã thỏa thuận. Trƣờng hợp bên có nghĩa vụ khơng thực

hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu THA vẫn cịn thì bên

có quyền đƣợc u cầu THA đối với phần nghĩa vụ chƣa đƣợc thi hành theo

nội dung bản án, quyết định (Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Nhƣ vậy, theo quy định này thì việc tự thỏa thuận của các đƣơng sự

trƣớc khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu THA nhƣng cơ quan, tổ chức THA

chƣa ra quyết định THA hoàn toàn do các đƣơng sự tự quyết định và tự thực hiện. Để các bên không thay đổi thỏa thuận thì có thể nhờ đến ngƣời thứ ba

xác nhận (luật sƣ, cơng chứng viên, hịa giải viên, thừa phát lại…) xác nhận

sự thỏa thuận này. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 2 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì biên bản thỏa thuận cho dù có sự xác nhận của các chủ thể này vẫn khơng có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải thực hiện theo đúng

thỏa thuận. Hơn nữa, nghĩa vụ dân sự mà các bên bắt buộc phải thực hiện là

theo bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành nên nếu bên có nghĩa vụ

khơng thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu THA vẫn

cịn thì bên có quyền đƣợc u cầu THA đối với phần nghĩa vụ chƣa đƣợc thi hành theo nội dung bản án, quyết định dân sự.

2.3.1.2. Nội dung thỏa thuận thi hành án khi cơ quan, tổ chức thi hành án đã ra quyết định thi hành án

Trƣớc đây, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP và

khoản 13 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP thì sau khi Thủ trƣởng cơ

quan THADS, trƣởng văn phòng thừa phát lại ban hành quyết định THA, đƣơng sự có quyền yêu cầu Chấp hành viên, thừa phát lại chứng kiến việc

thỏa thuận. Chấp hành viên, thừa phát lại đƣợc giao giải quyết việc THA có

43

thuận vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Chấp hành viên, thừa phát lại có quyền từ chối nhƣng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.

Nếu đƣơng sự không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận

thì cơ quan, tổ chức THADS căn cứ nội dung bản án, quyết định; đơn yêu cầu

THA và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận để ra quyết định THA. Tuy

nhiên, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP không quy định rõ nội dung của biên bản thỏa thuận đặc biệt là hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận nên cơ quan, tổ chức THADS rất khó khăn trong việc THA khi mà các bên không thực hiện thỏa thuận. Ngoài ra, trong trƣờng hợp các bên không thực hiện đúng thỏa thuận mà bên yêu cầu THA lại yêu cầu THA theo thỏa thuận nhằm trốn tránh thực hiện một nghĩa vụ khác thì Nghị định số 58/2009/NĐ-CP cũng không quy định. Điều này làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời thứ ba cũng nhƣ lợi ích của Nhà nƣớc.

Để khắc phục điều này, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định trƣờng hợp cơ quan, tổ chức THADS đã ra quyết định THA, đƣơng sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia. Nếu các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan, tổ chức THADS căn

cứ nội dung quyết định THA và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị

của đƣơng sự để tổ chức thi hành, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Trong trƣờng hợp đƣơng sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan THADS thi hành một phần hoặc tồn bộ quyết định THA thì Thủ trƣởng cơ quan THADS, trƣởng văn phịng thừa phát lại ra quyết định đình chỉ THA đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại điểm c

44

khoản 1 Điều 50 LTHADS, trừ trƣờng hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hƣởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí THA.

Trƣờng hợp thỏa thuận nêu trên đƣợc thực hiện sau khi tài sản đã đƣợc bán

hoặc giao cho ngƣời khác nhận để THA thì phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời

mua đƣợc tài sản hoặc ngƣời nhận tài sản để THA (khoản 3 Điều 5 Nghị định

62/2015/NĐ-CP). Việc sửa đổi này nhằm khắc phục tình trạng ngƣời phải

THA lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ngƣời đƣợc THA đã đạt đƣợc thỏa thuận không tiếp tục việc THA, dẫn đến việc cơ quan THADS phải đình chỉ THA theo quy định, nhƣng sau đó, ngƣời phải THA đã không giữ đúng cam kết khi thỏa thuận với ngƣời đƣợc THA, ngƣời đƣợc THA yêu cầu cơ quan THADS tiếp tục THA nhƣng việc THA đã bị đình chỉ. Do đó, nhằm giúp ngƣời đƣợc THA cân nhắc kỹ lƣỡng hơn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã đƣợc bản án, quyết định ghi nhận [30, tr. 15].

Vậy, cơ quan, tổ chức THA ban hành quyết định đình chỉ THA thì hoạt động THA cũng đƣơng nhiên chấm dứt, bản án, quyết định sẽ không đƣợc tiếp tục đƣa ra thi hành; các bên đƣơng sự cũng chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đã tuyên trong bản án, quyết định dân sự. Quy định này thể hiện tính nhân đạo của Nhà nƣớc ta. Nếu khi ngƣời đƣợc THA thông cảm cho điều kiện của ngƣời phải THA hoặc xét thấy không cần thiết phải tiếp tục thi hành nội dung bản án, quyết định thì họ sẽ từ bỏ quyền lợi của minh, đồng ý cho ngƣời phải THA không thực hiện nghĩa vụ theo quyết định THA. Nhƣ vậy, thỏa thuận này sẽ đƣợc ghi nhận nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các chủ thể khác.

2.3.1.3. Thỏa thuận trong một số trường hợp cụ thể

Trách nhiệm thi hành bản án, quyết định của Tòa án là một trách nhiệm

pháp lý của các cá nhân và tổ chức có liên quan đƣợc Hiến pháp năm 2013

45

phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 106). Để đảm bảo bản án, quyết định dân sự của Tịa án đƣợc chấp hành thì trong q trình tổ chức THA, khi ngƣời phải THA có điều kiện thi hành nhƣng không tự nguyện, cơ quan, tổ chức THA phải áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để bảo đảm THA. Đây cũng chính là cách làm cho hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, đƣơng sự vẫn có quyền thỏa thuận với nhau trong khi cơ quan THADS tổ chức THA. Cụ thể:

* Thỏa thuận hoãn THADS

Với quan điểm khi thi hành bản án, quyết định dân sự thì vì những lý

do nhất định nhƣ điều kiện khó khăn trong khi khoản phải thi hành có giá trị

lớn nên ngƣời phải THA chỉ thực hiện đƣợc một phần nghĩa vụ. Ngƣời phải

THA có thể thỏa thuận với ngƣời đƣợc THA về việc kéo dài thời gian thực

hiện nghĩa vụ THA. Vì vậy, khoản 1 Điều 48 LTHADS năm 2008 quy định

việc thỏa thuận hỗn THA chỉ có thể là thỏa thuận để ngƣời phải THA kéo

dài thời gian THA. Tuy nhiên, trên thực tế khi ngƣời phải THA yêu cầu THA thì trong nhiều trƣờng hợp ngƣời phải THA muốn thực hiện cho xong nghĩa vụ nhƣng ngƣời đƣợc THA lại chƣa muốn ngƣời phải THA thực hiện nghĩa vụ THA vào thời điểm đó nên chính ngƣời đƣợc THA lại muốn hỗn THA. Do đó, để làm rõ về việc thỏa thuận hỗn THADS thì điểm c khoản 1 Điều 48 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định Thủ trƣởng cơ quan THADS, trƣởng văn phịng thừa phát lại ra quyết định hỗn THA khi đƣơng sự đồng ý hoãn THA; việc đồng ý hoãn THA phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hỗn, có chữ ký của đƣơng sự; trong thời gian hỗn THA thì ngƣời phải THA không phải chịu lãi suất chậm THA, trừ trƣờng hợp đƣơng sự có thỏa thuận khác. Việc quy định nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm quyền thỏa thuận THA đối với cả ngƣời đƣợc THA và ngƣời phải THA.

46

Uỷ thác THADS là hoạt động của thủ trƣởng cơ quan THA, trƣởng văn

phịng thừa phát lại nơi có thẩm qùn nhƣng khơng có điều kiê ̣n thi hành bằng mô ̣t quyết đi ̣nh để chuyển hồ sơ vu ̣ viê ̣c THA cho mô ̣t cơ quan, tổ chức THA khác có điều kiê ̣n tổ chƣ́c thi hành . Để viê ̣c uỷ thác thƣ̣c sƣ̣ có hiê ̣u quả

và đúng với ý nghĩa của nó thì phải tn theo quy định tại Điều 55, 56, 57

LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ- CP.

Thủ trƣởng cơ quan THADS, trƣởng văn phòng thừa phát lại phải ủy

thác cho cơ quan, tổ chức THADS nơi ngƣời phải THA có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan, tổ chức THADS nơi có tài sản tổ chức thi

hành. Trƣờng hợp ngƣời phải THA có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan,

tổ chức THADS thực hiện ủy thác theo thứ tự: “a) Theo thỏa thuận của

đương sự; b) Nơi có tài sản đủ để THA; c) Trường hợp tài sản không đủ để THA thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất” (khoản 2 Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).

Với quy định nói trên, có thể thấy quyền tự định đoạt của đƣơng sự

luôn đƣợc pháp luật tôn trọng và ƣu tiên. Nếu hai bên thỏa thuận đƣợc với

nhau địa điểm mà ở đó việc THA đƣợc thực hiện dễ dàng, thuận tiện nhất cho cả hai bên đƣơng sự thì pháp luật THA ƣu tiên ủy thác tới nơi đó. Quy định này khơng chỉ tạo điều kiện cho đƣơng sự mà cũng là tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức THADS - nơi nhận ủy thác nhanh chóng giải quyết và kết thúc hồ sơ THA.

Ủy thác THADS là một trong những quy định nhằm làm giảm bớt chi phí của Nhà nƣớc và của đƣơng sự đồng thời làm tăng hiệu quả của việc tổ chức thi hành bản án, quyết định bởi vì cơ quan, tổ chức THA nhận uỷ thác là cơ quan có điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn để thi hành vụ việc và cũng vì có sự thỏa thuận, tự nguyện thi hành của đƣơng sự.

47

* Thỏa thuận trong trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải THA

Trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA là việc CHV, thừa phát lại yêu cầu cơ quan, tổ chức, ngƣời sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội nơi ngƣời phải THA nhận tiền lƣơng, tiền công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho cơ quan, tổ chức THA hoặc ngƣời đƣợc thi hành một phần hay toàn bộ thu nhập của ngƣời phải THA để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, các loại thu nhập của ngƣời phải THA là những nguồn thu nhập hợp pháp bao gồm: tiền lƣơng, tiền công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Khi áp dụng biện pháp cƣỡng chế này cần phải đáp ứng các điều kiện:

- Người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền: Nghĩa vụ trả tiền của

ngƣời phải THA chính là nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định, ngƣời phải

THA phải trả một khoản tiền nào đó cho ngƣời đƣợc THA trong các trƣờng hợp nhƣ: bồi thƣờng, trả nợ, cấp dƣỡng, thanh toán theo hợp đồng…

- Chấp hành viên, thừa phát lại chỉ được áp dụng biện pháp khấu trừ vào thu nhập của người phải THA nếu người phải THA khơng tự nguyện THA và có căn cứ xác định người phải THA có điều kiện THA, tức là có thu nhập để khấu trừ.

- Việc trừ vào thu nhập của người phải THA chỉ được thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định: Theo quy định tại khoản 2 Điều

78 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì biện pháp cƣỡng chế trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA có thể đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp:

+ Theo thỏa thuận của các đƣơng sự;

+ Bản án, quyết định ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA để THA;

48 hoặc tài sản của ngƣời phải THA khơng lớn.

Nhƣ vậy, có thể thấy, các đƣơng sự có thể thỏa thuận để áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA. Ngoài ra, về mặt nguyên tắc để đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của ngƣời phải THA và những ngƣời phụ thuộc của ngƣời phải THA theo quy định pháp luật thì mức trừ vào thu nhập của ngƣời phải THA phải phù hợp theo quy định pháp luật. Theo đó, đối với tiền lƣơng, tiền cơng, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động, mức trừ cao nhất là 30% tổng số tiền đƣợc nhận hàng tháng. Tuy nhiên, các bên đƣơng sự vẫn có thể thỏa thuận mức trừ cao hơn 30%.

Đối với thu nhập hợp pháp khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của ngƣời phải THA nhƣng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu

của ngƣời đó và những ngƣời phụ thuộc theo quy định của pháp luật. Nhƣ

vậy, đối với những khoản thu nhập khác thì mức khấu trừ không bắt buộc

phải thấp hơn hoặc bằng 30% tổng số tiền thu nhập đƣợc nhận hàng tháng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)