NộI DUNG THỎA THUẬN GIỮA NGƢỜI ĐƢỢC THI HÀNH,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 63 - 70)

thi hành và ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

2.3.2.1. Thỏa thuận khi tài sản thi hành án thuộc sở hữu chung với người khác

LTHADS khẳng định việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế THA có thể thực hiện đối với tài sản thuộc sở hữu chung của ngƣời phải THA với ngƣời khác. Trƣớc đây, Điều 74 LTHADS năm 2008 quy định chấp hành viên có

58

quyền cƣỡng chế đối với tài sản chung của ngƣời phải THA với ngƣời khác. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện u cầu Tồ án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Nếu hết thời hạn pháp luật quy dịnh mà chủ sở hữu chung khơng khởi kiện thì thì ngƣời đƣợc THA hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của ngƣời phải THA trong khối tài sản chung để bảo đảm THA. Tuy nhiên, để việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế đối với tài sản chung đƣợc thực hiện trên thực tế, tránh tình trạng các đƣơng sự khiếu nại quyết định cƣỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của ngƣời phải THA với ngƣời khác thì LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã tôn trọng quyền thỏa thuận của các đƣơng sự trong việc phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, trƣờng hợp chƣa xác định đƣợc phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của ngƣời phải THA trong khối tài sản chung để THA thì Chấp hành

viên phải thông báo cho ngƣời phải THA và những ngƣời có quyền sở hữu

chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài

sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết

thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc thơng báo mà các bên khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không đƣợc và khơng u cầu Tịa án giải quyết thì Chấp hành viên

thông báo cho ngƣời đƣợc THA có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần

quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của ngƣời phải THA trong khối

tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày

nhận đƣợc thông báo mà ngƣời đƣợc THA khơng u cầu Tịa án giải quyết

thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần

quyền sử dụng đất của ngƣời phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục

tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án. Nhƣ vậy, quy định mới về thỏa thuận cƣỡng chế tài sản thuộc sở hữu

59

trong thực tiễn khi thi hành vụ việc THA một số bản án, quyết định của tịa án

có hiệu lực pháp luật có tài sản chung, quyền sử dụng đất chung giữa ngƣời

phải THA và những ngƣời có quyền sở hữu chung đối với tài sản phải THA

hầu nhƣ không thể thi hành đƣợc. Mặc dù, Chấp hành viên giải quyết vụ việc

THA đã làm đầy đủ các bƣớc theo quy định tại khoản 1 Điều 74 LTHADS

sửa đổi bổ sung năm 2014. Nếu ngƣời THA và những ngƣời có quyền sở hữu chung đối với tài sản họ không chịu tự thỏa thuận phân chia tài sản, lúc này tòa án sẽ giải quyết việc phân chia tài sản cần có lời khai của đƣơng sự về cơng sức đóng góp trong khối tài sản chung đó làm căn cứ để tịa án giải

quyết việc phân chia tài sản. Khi ngƣời phải THA và những ngƣời có quyền

sở hữu chung đối với tài sản họ khơng phối hợp thì tịa án khơng thể phân chia tài sản chung đƣợc, nên việc THA trong trƣờng hợp này không thể thực

hiện đƣợc [40]. Điều này là do LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 không

quy định chế tài khi ngƣời phải THA và những ngƣời có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất cố tình khơng thỏa thuận phân chia tài sản chung, quyền sử dụng đất chung phải THA hoặc u cầu Tịa án giải quyết, vì vậy khi họ không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì cũng khơng có biện pháp chế tài nào cả. Mặc khác việc Chấp hành viên đang tổ chức thi hành án đã có văn bản yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất để THA nhƣng Tịa án cũng khơng thực hiện đƣợc đƣợc vì vƣớng thủ tục tố tụng dân sự trong vụ kiện do khơng có ngƣời khởi kiện, ngƣời bị kiện …[41]. Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần có hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này.

2.3.2.2. Thỏa thuận khi tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác

Pháp luật THADS chỉ ghi nhận sự thỏa thuận của các bên đối với tài

sản gắn liền với đất đã kê biên có trƣớc khi ngƣời phải THA nhận đƣợc quyết định THA. Trong trƣờng hợp này, “Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản

60

tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải THA. Trường hợp người tài sản khơng tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người tài sản người phải THA thoả thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ khơng thoả thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải THA và người có tài sản gắn liền với đất” (điểm a khoản 1 Điều 113 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Nhƣ vậy để bảo đảm tối đa quyền lợi cho ngƣời có tài sản gắn liền với

đất bị kê biên cũng nhƣ để tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết THA ở giai

đoạn sau, pháp luật THADS cho phép ngƣời có tài sản và ngƣời phải THA

thỏa thuận về phƣơng thức giải quyết tài sản nhằm hài hòa đƣợc lợi ích của cả hai bên.

2.3.2.3. Thỏa thuận về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án

Trong hầu hết các giai đoạn THADS, đƣơng sự ln mong muốn tự mình thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ THA bởi nó ảnh hƣởng và liên quan trực

tiếp đến quyền lợi của họ. Tự thực hiện sẽ giúp họ thể hiện một cách đầy đủ

nhất ý chí của chính mình. Tuy nhiên trong những trƣờng hợp nhất định thì họ

có thể chuyển giao sang chủ thể thứ ba. Pháp luật THADS quy định chuyển

giao quyền và nghĩa vụ THA theo thỏa thuận tại khoản 2 và khoản 4 Điều 54 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 15 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, trong trƣờng hợp ngƣời phải THA chết thì quyền, nghĩa vụ THA đƣợc chuyển giao cho ngƣời khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Ngƣời phải thi hành nghĩa vụ về thanh tốn tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan, tổ chức THADS có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đƣợc thông báo hợp lệ, để ngƣời thừa kế hoặc ngƣời quản

61

lý di sản của ngƣời phải THA thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ THA của ngƣời phải THA để lại. Hết thời hạn này, nếu ngƣời thừa kế hoặc ngƣời quản lý di

sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc việc thực hiện nghĩa vụ

của ngƣời phải THA thì cơ quan, tổ chức THADS áp dụng biện pháp bảo

đảm, biện pháp cƣỡng chế đối với tài sản để lại của ngƣời phải THA để đảm bảo thi hành.

Thứ hai, trong trƣờng hợp đƣơng sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ về THA cho ngƣời thứ ba thì ngƣời thứ ba có quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự.

Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ THA đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về chuyển giao quyền, nghĩa vụ; khơng đƣợc ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của của tổ chức, cá nhân khác và phải đƣợc lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của ngƣời chuyển giao, ngƣời nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ THA.

Việc chuyển giao quyền về THA khơng cần có sự đồng ý của ngƣời phải THA, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Ngƣời phải THA chuyển giao nghĩa vụ THA cho ngƣời thứ ba thì phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đƣợc THA.

2.3.2.4. Thỏa thuận về việc hồn trả tài sản khi có quyết định đình chỉ thi hành án do bản án, quyết định dân sự bị hủy một phần hoặc toàn bộ

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Thủ trƣởng cơ quan THADS ban hành quyết định đình chỉ THA khi: “bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy

định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này”. Để bảo vệ quyền của ngƣời mua tài

sản bán đấu giá thì “trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp

đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài

62

sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác” (khoản 2 Điều 103 LTHADS

sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Bán đấu giá là giai đoạn quan trọng trong quá trình xử lý tài sản của ngƣời phải THA để bảo đảm việc THA. Về nguyên tắc, ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá có quyền nhận tài sản sau khi thanh toán xong tiền mua tài

sản. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trƣờng hợp ngƣời mua đƣợc tài sản bán

đấu giá chƣa đƣợc bảo đảm quyền lợi, đặc biệt là không hoặc chƣa nhận đƣợc tài sản. Điều này ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời mua đƣợc tài sản bán

đấu giá và ảnh hƣởng đến hiệu quả THADS, tạo tâm lý không tốt đối với

ngƣời dân khi có ý định mua tài sản bán đấu giá. Do đó, LTHADS quy định cụ thể Điều 103 khẳng định ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá đƣợc bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó.

Tuy nhiên nếu các đƣơng sự “có thỏa thuận khác” thì tài sản bán đấu

giá có thể đƣợc hồn trả trong trƣờng hợp bản án, quyết định dân sự bị hủy

một phần hoặc tồn bộ. Đó là một quy định “mở”, thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đƣơng sự trên cơ sở hài hịa lợi ích giữa các bên.

2.3.2.5. Thỏa thuận về quyền mua tài sản đấu giá

Pháp luật THADS quy định thỏa thuận về quyền mua tài sản đấu giá cụ thể tại khoản 3 Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 và khoản 1 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP

Chủ sở hữu chung đƣợc quyền ƣu tiên mua phần tài sản của ngƣời phải THA trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Trƣớc khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của ngƣời phải THA theo giá đã định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày đƣợc thông báo hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ƣu

63

tiên mà chủ sở hữu chung không mua tài sản thì tài sản đƣợc bán theo quy định tại Điều 101 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Trƣớc khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có

nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của ngƣời phải THA theo

giá đã định thì Chấp hành viên thơng báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận ngƣời đƣợc quyền mua. Nếu khơng thỏa thuận đƣợc thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra ngƣời đƣợc mua tài sản bán đấu giá.

Khi bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu chung, các đồng sở hữu với ngƣời phải THA thƣờng gặp phải rất nhiều thiệt thịi và khó khăn, chính vì vậy pháp luật THADS ƣu tiên quyền mua tài sản bán đấu giá đối với các đồng sở hữu đó và trao cho họ quyền thỏa thuận với nhau để mua tài sản nếu có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua. Quy định này thể hiện tính nhân đạo, tơn trọng và bảo vệ quyền lợi cho các đƣơng sự của pháp luật nƣớc ta.

2.3.2.6. Thỏa thuận hủy kết quả bán đấu giá tài sản

Trƣớc đây, Điều 102 LTHADS năm 2008 quy định việc hủy kết quả bán đấu giá chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên, LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định rõ hơn về việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy trong trƣờng hợp có thỏa thuận giữa ngƣời có tài sản bán đấu giá, ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu

giá tài sản, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác; đối với tài sản THA,

thì cịn phải có thỏa thuận của ngƣời phải THA (điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP).

Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì

“trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được

tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền u cầu hủy bỏ hợp đồng”. Nhƣ vậy, hết thời hạn 30 ngày, trƣờng hợp khó khăn, phức tạp thì khơng q 60 ngày, kể từ ngày ngƣời mua đƣợc tài sản nộp đủ

64

tiền mà Cơ quan THADS chƣa giao tài sản bán đấu giá thì ngƣời mua đƣợc

tài sản bán đấu giá có thể thỏa thuận việc hủy kết quả bán đấu giá theo quy

định của pháp luật về bán đấu giá hoặc có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án

hủy kết quả bán đấu giá.

Quy định sửa đổi, bổ sung của LTHADS về thỏa thuận hủy kết quả bán đấu giá tài sản nói trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời mua

đƣợc tài sản bán đấu giá và của ngƣời đƣợc THA. Đặc biệt, trong quá trình

bán đấu giá tài sản, ngƣời mua đƣợc tài sản thƣờng là đối tƣợng gặp nhiều rủi

ro nhất. Thực tế, có những trƣờng hợp bán đấu giá thành nhiều năm nhƣng

ngƣời mua chƣa đƣợc giao tài sản bởi việc bàn giao tài sản bán đấu giá không đơn thuần nhƣ các giao dịch dân sự khác. Bản án, quyết định có thể bị kháng nghị, tạm hỗn thi hành nên chƣa thể tiến hành việc giao tài sản. Điều này đã gây nên sự bức xúc cho ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá, từ đó làm nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành (Trang 63 - 70)