Nguyên nhân về thể chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 105)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.7.3.Nguyên nhân về thể chế

- Tập trung trách nhiệm và quyền lực quản lý đầu tư xây dựng vào Ban quản lý dự án dẫn đến quá trình đưa ra quyết định quá tập trung là nguyên nhân của tệ quan liêu. Các thủ tục quan liêu làm chậm quá trình ra quyết định phê duyệt. Đối với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng đều do Ban quản lý dự an trực tiếp quản lý.

- Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật yếu. Nhiều dự án không tuân thủ các quy định như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư, tổ chức này cũng chưa hoàn toàn tuân thủ các quy trình, quy phạm và tính khách quan khi đưa ra quyết định.

- Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia dự án do thiếu các quy định pháp lý có hiệu lực cao cũng như các cơ chế hòa nhập hiệu quả để quản lý các công trình xây dựng thủy lợi

- Thiếu cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng công trình thuy lợi một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án. Các quy định chưa cụ thể quy trách nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám

sát đầu tư chất lượng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó. Chỉ nêu ra các hiện tượng mà thiếu phân tích nguyên nhân.

Kết luận chương 2

Thời gian qua, các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ngày càng được trú trọng tăng về số lượng và quy mô, các dự án chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ cho nhân dân các khu vực vùng sâu vùng xa, đảm bảo tăng gia, sản xuất giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt, KT-XH phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi góp phần thúc đẩy KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, tỉnh Thái Nguyên cần tập trung giải quyết, khắc phục những hạn chế và điểm yếu, phát huy thế mạnh trong công tác quản lý các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư cho thuỷ lợi và đê điều.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY

LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Chiến lược đầu tư xây dựng công trình thủy lợi của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm phát triển

- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia và tỉnh Thái Nguyên;

- Bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong hợp tác đầu tư;

- Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội;

- Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với công tác quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội;

- Kết hợp giữa việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại song song với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Phát triển KT-XH nhanh, bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành, nghề có lợi thế và công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như sau:

a. Mục tiêu về kinh tế

- GDP/người tính theo USD giá hàng hóa đạt trên 800 USD vào năm 2010, gần đạt mức bình quân của cả nước (850 USD) và khoảng 2.200 đến 2.300 USD vào năm 2020, cao hơn mức bình quân của cả nước (khoảng 2.000 USD theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển).

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 12-13% /năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 11 - 12% trong giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó nông - lâm - thủy sản tăng trưởng khoảng 5 - 5,5%, công nghiệp -

xây dựng khoảng 13,5 - 14,5%, dịch vụ khoảng 12 - 13% trong cả giai đoạn 2006 - 2020.

- Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2020. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 44 - 45%, dịch vụ 38 - 39% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 16 - 17%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 47 - 48%, 42 - 43% và 9 - 10%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 65 - 66 triệu USD, năm 2020 khoảng 240 - 250 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 14 - 16% trong cả thời kỳ 2006 - 2020.

- Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 18% trong cả thời kỳ 2006 - 2020, năm 2010 đạt 1.350 - 1.400 tỷ đồng theo giá hiện hành và đến năm 2020 đạt 7.200 - 7.500 tỷ đồng.

b. Mục tiêu về xã hội

- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,98% trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,9% và tăng cơ học là 0,08%

- Hàng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 15.000 lao động trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 12.000 - 13.000 lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% năm 2010 và tăng lên 68 - 70% năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xống dưới 15% vào năm 2010 và còn khoảng 2,5% năm 2000. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Nâng chỉ số chung về phát triển nguồn nhân lực (HDI) lên trên 0,7 vào năm 2010 và 0,8 vào năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố và thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, còn lại tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% học sinh ở các vùng, xã khó khăn. Kiên cố hóa toàn bộ trường và lớp học. Đảm bảo mỗi huyện có ít nhất ba trường THPT.

- Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ cở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.

- Cải thiện một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lưới điện, cấp nước sạch. Đảm bảo trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch, 100% số hộ có điện sử dụng vào năm 2010.

- Tăng tỷ lệ đô thị hóa lên 31 - 32% vào năm 2010 và 44 - 45% vào năm 2020.

3.1.3. Phát triển các dự án kết cấu hạ tầng

Phát triển các dự án kết cấu hạ tầng làm cơ sở cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Phát triển kết cấu hạ tầng với tầm nhìn xa, đồng bộ trên cơ sở các bước đi hợp lý, đáp ứng được mục tiêu phát triển trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội.

1. Hệ thống giao thông

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lưới đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá - Kép, đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng. Thành phố Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm

thành phố với các huyện và thị trấn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Thái Nguyên. Đó chính là những lợi thế để Thành phố Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước.

2. Đối với xây dựng đô thị

- Năm 2015 tổng số đô thị của tỉnh là 15 đô thị, trong đó đô thị loại I là 01 đô thị (Thành phố Thái Nguyên). Đô thị loại III là 01 đô thị (thị xã Sông Công). Đô thị loại IV là 05 đô thị (thị trấn Chùa Hang, thị trấn Ba Hàng, thị trấn Đại Từ, thị trấn Đu, thị trấn Hương Sơn). Đô thị loại V là 08 đô thị (thị trấn Chợ Chu, thị trấn Đình Cả, thị trấn Giang Tiên, thị trấn Trại Cau, thị trấn Sông Cầu, thị trấn Quân Chu, thị trấn Bắc Sơn, thị trấn Bãi Bông).

- Năm 2025 tỉnh Thái Nguyên có 18 đô thị trong đó đô thị loại I là 01 đô thị (thành phố Thái Nguyên). Đô thị loại III là 02 đô thị (thị xã Sông Công, thị xã Yên Bình). Đô thị loại IV là 09 đô thị (thị trấn Chùa Hang, thị trấn Đu, thị trấn Đại Từ, thị trấn Ba Hàng, thị trấn Hương Sơn, thị trấn Chợ Chu, thị trấn Đình Cả, thị trấn Trại Cau, thị trấn Núi Cốc). Đô thị loại V là 06 đô thị (thị trấn Giang Tiên, thị trấn Sông Cầu, thị trấn Quân Chu, thị trấn Bắc Sơn, thị trấn Bãi Bông).

3. Phát triển hệ thống thuỷ lợi

Tới nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được khá nhiều các công trình thuỷ lợi phục vụ cấp, thoát nước cho Nông nghiệp, Công nghiệp, Dân sinh và chống lũ như: Hồ Núi Cốc, đập Thác Huống, hồ Bảo Linh, hồ Gò Miếu, hệ thống đê sông Cầu... Với tổng số công trình thuỷ lợi hiện có trong tỉnh có 1.214 công trình lớn nhỏ, có 47,4 km đê gồm 7 kè lát mái và 5 kè mỏ hàn.

Hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên tổng diện tích được tưới bằng công trình thủy lợi cho lúa vụ đông xuân đạt 26.305 ha, lúa vụ mùa 33.526 ha, tưới ẩm cho màu và cây lâu lăm 12.891 ha.

Về tiêu úng, đã xây dựng lại trạm bơm Cống Táo (Thuận Thành - Phổ Yên), có nhiệm vụ tiêu úng cho 1.555 ha của vùng Nam Phổ Yên, ngoài ra ở các tuyến đê ngăn lũ đã xây dựng được 23 cống tiêu dưới đê, có nhiệm vụ tiêu thoát nước toàn bộ diện tích do các tuyến đê bảo vệ.

Mặc dù số lượng công trình thuỷ lợi được xây dựng để phục vụ sản xuất và đời sống xã hội khá nhiều. Song trong tỉnh vẫn còn những tồn tại lớn về mặt cấp nước, tiêu úng, chống lũ và bảo vệ môi trường chất lượng nước, đặc biệt là Thành phố Thái Nguyên và các vùng trọng yếu trong tỉnh.

Từ những tồn tại thực tế và những vấn đề mới nảy sinh nêu trên, để có các biện pháp khai thác nguồn nước hợp lý, bền vững, giảm nhẹ được các thiệt hại do nguồn nước gây ra, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân việc Rà soát, bổ sung Quy hoạch thủy lợi

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến 2020” nhằm mục đích giải quyết những tồn tại úng, hạn, lũ lụt, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá cây trồng, từng bước ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII, góp phần ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo, củng cố an ninh chính trị xã hội.

Hướng giải quyết trong quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh Thái Nguyên như sau:

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Đề xuất các giải pháp công trình cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo các giai đoạn phát triển đến năm 2020.

2. Xem xét đánh giá tác động về các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước. Từ đó có những dự báo vấn đề môi trường và chất lượng nước trong tương lai nhất là các khu vực trọng điểm.

3. Trên cơ sở quy hoạch đề ra, xây dựng trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình cho giai đoạn trước mắt và định hướng đến 2020.

Nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn nước của tỉnh được đặt ra cụ thể đối với từng ngành như sau:

a. Về cấp nước.

- Đảm bảo tưới chủ động cho 31.200 ha lúa vụ đông xuân và 35.800 ha lúa vụ mùa. Kết hợp tưới và tạo nguồn nước tưới cho màu và cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Đề xuất xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho 309.917 người, đặc biệt ở các vùng cao, vùng sâu thiếu nước để đáp ứng ngày nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.

Bảng 3.1 Nhiệm vụ cấp nước tưới cho các loại cây trồng đến năm 2020

Đơn vị: ha TT Vùng thủy lợi Lúa đông xuân Màu đông xuân Lúa Mùa Màu mùa Màu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đông lâu năm Cây Tổng cộng 31.200 19.800 35.800 15.200 22.000 37.000

1 Lưu vực sông Công 13.096 6.455 15.185 4.528 11.976 12.902

- Thượng Núi Cốc 4.949 1.146 5.133 1.104 2.969 7.203 - Hạ Núi Cốc 8.147 5.309 10.052 3.424 9.008 5.699

2 Lưu vực sông Cầu 16.930 11.176 19.335 8.717 9.855 23.010

- Thượng Thác Huống 12.859 8.712 14.621 6.895 6.182 20.650 - Hạ Thác Huống 4.071 2.464 4.714 1.821 3.674 2.360

3 Lưu vực sông Rong 1.174 2.169 1.280 1.956 169 1.087

b. Về tiêu úng.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiêu úng cho khu vực Thành phố Thái Nguyên và Nam Phổ Yên.

c. Về phòng chống lũ.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ sông Cầu và sông Công cho khu vực Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ và huyện Phổ Yên.

- Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ quét.

Bảng 3.2. Thống kê nhiệm vụ tưới thiết kế công trình thủy lợi sau quy hoạch toàn tỉnh Thái Nguyên

Vùng thuỷ lợi

Tổng số công trình

Diện tích tưới thiết kế (ha)

Lúa đông xuân

0B

Lúa vụ mùa Màu, cây lâu năm

TỔNG TOÀN TỈNH 1.475 31.200 35.800 19.882

Công trình hiện trạng đã kiên cố 802 20.974 23.179 11.384

Công trình nâng cấp, tu sửa 412 6.173 7.843 2.964

Công trình xây dựng mới 261 4.053 4.778 5.534

1. Vùng Thượng Núi Cốc 321 4.949 5.133 5.274

Công trình hiện trạng đã kiên cố 100 2.700 2.678 1.101

Công trình nâng cấp, tu sửa 93 1.583 1.759 501

Công trình xây dựng mới 128 666 696 3.672

2. Vùng Hạ Núi Cốc 178 8.147 10.052 5.134

Công trình hiện trạng đã kiên cố 106 7.326 8.537 4.325

Công trình nâng cấp, tu sửa 33 260 347 420

Công trình xây dựng mới 39 561 1.168 389 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Vùng Thượng Thác Huống 766 12.859 14.621 5.934

Công trình hiện trạng đã kiên cố 477 7.005 7.504 3.511

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 105)