Những tồn tại trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 67)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.6.2.Những tồn tại trong giai đoạn thực hiện đầu tư

1. Những tồn tại trong công tác khảo sát có ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình thủy lợi

Trong lĩnh vực thuỷ lợi của tỉnh Thái Nguyên, để tăng mức độ an toàn cho công trình cần lưu ý đến 5 vấn đề: Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khảo sát; độ sâu khảo sát nên đạt đến giá trị lượng mất nước đơn vị nhỏ hơn 0,01 l/ph.m khi thí nghiệm ép nước trong khi khoan; phạm vi đo vẽ địa chất công trình nên mở rộng hơn quy định; chú ý đến động đất kích thích do xây dựng hồ chứa; ổn định mái hố móng do giảm ứng suất; ổn định thấm do cột nước cao và vấn đề từ biến của đá, đặc biệt là của vật chất gắn kết trong kẽ nứt của đá.

* Những vấn đề trong khảo sát.

• Khi tiến hành khảo sát sơ bộ ở từng khoảng dự kiến trong khu vực đang xem xét về điều kiện thiên nhiên , thủy văn…để chọn vị trí xây dựng và bố trí các công trình thủy lợi ưu tiên ưu tiên của tỉnh. Song không phải hầu hết các quyết định trong khảo sát sơ bộ lựa chọn vị trí xây dựng đều xác đáng và chính xác. Trong xây dựng thuỷ lợi, đặc biệt là các hồ chứa, công tác khảo sát địa chất cực kỳ quan trọng, nó không những tác động đến giá thành, hiệu quả của dự án mà còn tác động đến sự an toàn của công trình. Song kinh phí dành cho khảo sát là ít và nhất là trong giai đoạn lập dự án nên rất hạn chế cho việc lựa chọn các vật liệu đất tốt nhất , tuyến đập tốt nhất. Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức tạp của đất đắp, thủy văn hay động đất vv. Nhiều đơn vị khảo sát tính chuyên nghiệp kém, thiếu các cán

bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót trong đánh giá bản chất của đất , thu thập số liệu trong giai đoạn đầu.

Ví dụ: Công trình đập Pác Tác ở xã Phương Giao huyện Võ Nhai do Công ty tư vấn Miền Bắc khảo sát đã đo sai cao trình dẫn đến khối lượng đào đắp sai, tình toán thiếu nhiều.

Công trình đập Múc Thói xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình do Công ty tư vấn Miền Bắc thiết kế đã đánh giá sai địa chất dẫn đến phải điều chỉnh lại cao độ.

- Tư vấn thiết kế đã chủ quan trong khi khoan, đào thăm dò và thí nghiệm hiện trường dẫn đến sụt lún trong khi thi công.

- Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như mang cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy đủ.

- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn, thường chỉ đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.

- Khảo sát vật liệu không đúng với thực tế, thí nghiệm sai các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu đất.

- Nứt dọc đập do: Đất đắp đập khối thượng lưu có tính lún ướt và tan rã nhanh nhưng khảo sát không phát hiện ra hoặc thiết kế không có biện pháp đề phòng.

- Khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu cho người thiết kế để có biện pháp xử lý.

- Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ rò.

- Thi công không đảm bảo chất lượng, đầm đất không đạt dung trọng nên khi hồ bắt đầu chứa nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tan rã.

* Phạm vi đo vẽ địa chất công trình

Cho đến nay, cũng chưa có cơ sở nào để có thể thay đổi các mức định lượng phạm vi đo vẽ nêu trên nhưng đối với đập lớn, với quan điểm tăng mức độ an toàn để giảm nguy cơ tai biến nên mở rộng phạm vi đo vẽ vì rằng ngoài mục đích là để phát hiện sớm các khối trượt, nguy cơ lũ quét nó còn giúp đánh giá khả năng mất nước qua các lũng sông bên cạnh vì khi cao trình mực nước dâng lên cao tức là rút ngắn quảng đường thấm sang lũng sông bên cạnh.

* Vấn đề ổn định mái hố móng.

Đập lớn trong nhiều trường hợp là đập cao và đặt trên nền đá. Vì vậy, hố móng thường phải sâu và thời gian phải thi công các công việc trong hố móng cũng lâu hơn. Khi ta bóc đi một khối lượng đất lớn tạo nên một hố lớn, sẽ xảy ra tình trạng giảm ứng suất của đất đá ở hai bên bờ. Kỹ sư thiết kế chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu cơ lý của đất đá khi khảo sát tức là ở trạng thái độ chặt tự nhiên để thiết kế mái hố móng bảo đảm ổn định nhưng thực tế do quá trình giảm ứng suất, các chỉ tiêu γ, ϕ, C đều giảm và mái hố móng có thể bị trượt. Đối với các hố móng sâu, mái hố móng càng dễ mất ổn định khi được cấu tạo bởi đá trầm tích có thế nằm bất lợi (đổ ra ngoài) và có xen kẹp các lớp sét kết mỏng.

2. Những tồn tại trong công tác đấu thầu có ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình

Muốn có công trình xây dựng đạt chất lượng cao, ngoài các vấn đề như khảo sát thiết kế phải tuân thủ các quy chuẩn quy phạm xây dựng thì việc lựa chọn nhà thầu xây dựng có đủ năng lực về lao động, máy móc thiết bị, khả năng tài chính cũng như biện pháp thi công hợp lý là hết sức quan trọng.

Để lựa chọn các nhà thầu có đủ những tiêu chuẩn cần thiết nêu trên cần phải nhận xét, đánh giá đúng tình hình thực tế về công tác đấu thầu. Từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục những yếu điểm tồn tại.

* Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện Luật đấu thầu số 61 và nghị định số 85 của Chính phủ.

Về Nghị định số 85/NĐ-CP: Tại điều 23 mục 2 khoản b có ghi: “Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalog của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa của một nước nào đó để tham khảo minh hoạ cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hoá thì phải ghi kèm theo cụm từ “tương đương” sau nhãn hiệu, catalog hoặc xuất xứ nêu ra”.

Điều này gây tranh cãi nhiều cho các chủ đầu tư khi lập hồ sơ mời thầu, đặc biệt là các gói thầu liên quan đến các thiết bị của nước ngoài. Vì hiểu được khái niệm thế nào là tương đương rất khó, hơn nữa khi các nhà thầu trúng thầu tổ chức thi công công trình việc giám sát các loại vật liệu, thiết bị đưa vào công trình so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu cũng rất khó khăn.

* Những tồn tại trong công tác đấu thầu. - Hồ sơ mời thầu

Hiện tại chưa có những quy định chung cho việc lập hồ sơ mời thầu của từng loại hình công trình theo quy mô, tính chất phức tạp tương ứng. Có một số hồ sơ mời thầu còn lập sai so với Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn đấu thầu (Đặc biệt hay rơi vào các điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu), nhưng vẫn phát hành hồ sơ mời thầu và tổ chức mở thầu. Điều này gây trở ngại cho công tác xét thầu, mất nhiều thời gian xử lý tình huống trong đấu thầu. Một số chủ đầu tư lập hồ sơ mời thầu còn đưa tính chủ quan, áp đặt vào trong hồ sơ mời thầu do không bám sát Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu. Về thang điểm kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu còn chung chung, sắp đặt lộn xộn, phân bổ điểm các tiêu chí còn mang tính chất ước lệ, không bám sát yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu, thậm chí có một số gói thầu khi nhìn vào thang điểm tổ chuyên gia không thể chấm điểm kỹ thuật được.

Ví dụ:Tiêu chí mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng vật tư thiết bị so với hồ sơ mời thầu chỉ nêu 3 mức khá, trung bình, yếu thì có

điểm tương ứng. Nhưng để hiểu thế nào là khá, thế nào là trung bình, thế nào là yếu thì lại không nêu cụ thể. Tương tự các tiêu chí khác như tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, sơ đồ tổng tiến độ, sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân sự; Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công cũng vẫn nêu 3 mức điểm là khá, trung bình, yếu mà không kèm theo giải thích cụ thể. Đặc biệt là biện pháp đảm bảo chất lượng công trình, tiêu chí này hết sức quan trọng vì nó quyết định chất lượng công trình xây dựng, nhưng nhiều hồ sơ mời thầu nêu rất sơ sài, không cụ thể, không có giải thích cũng vẫn nêu 3 mức khá, trung bình, yếu. Hơn nữa tiêu chí này thường chiếm 10% tổng số điểm kỹ thuật, do mức điểm thấp như vậy mà nhiều nhà thầu còn coi nhẹ tiêu chí này nên đã nêu trong hồ sơ dự thầu rất sơ sài nhưng vẫn trúng thầu vì số điểm kỹ thuật ≥70% tổng số điểm kỹ thuật.

Một vấn đề đáng quan tâm trong đấu thầu là khi đã tổ chức đóng thầu mặc dù hồ sơ mời thầu có sai sót, thang điểm chung chung không cụ thể thì việc xét thầu vẫn phải theo hồ sơ mời thầu. Điều này gây khó khăn cho việc xét thầu và khó xác định chính xác nhà thầu trúng thầu.

Như vậy hồ sơ mời thầu nêu càng chặt chẽ, các tiêu chí về kỹ thuật càng đầy đủ chi tiết và đúng luật thì mới ràng buộc được nhà thầu làm bài thầu tốt, phản ánh được năng lực thực sự của nhà thầu. Từ đó mới lựa chọn được nhà thầu thi công công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về lập giá gói thầu

Thời gian lập giá gói thầu đến khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu thường bị kéo dài từ 3-6 tháng. Do đó một số dự án khi mở thầu thì giá vật liệu đã thay đổi nhiều hoặc chi phí tiền lương, máy móc thiết bị thay đổi nhưng giá gói thầu lại không được điều chỉnh. Từ đây một số nhà thầu buộc phải đưa những loại vật liệu chất lượng kém, giá rẻ vào hồ sơ dự thầu để phù hợp với giá gói thầu đã được phê duyệt. Hoặc khi dự thầu cam kết đưa những loại vật liệu xây dựng tốt vào hồ sơ dự thầu để được trúng thầu nhưng khi thi công thì lại đưa

vật liệu xây dựng kém chất lượng vào công trình để giảm giá thành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng.

- Hồ sơ dự thầu

Trừ một số nhà thầu là các công ty lớn, các tổng công ty đã có bề dày nhiều năm làm bài thầu, còn lại đa số các công ty chưa có tính chuyên nghiệp trong đấu thầu. Bài thầu chưa bám sát hồ sơ mời thầu. Những nội dung quan trọng nhất của hồ sơ dự thầu thường được làm đơn giản. Nổi bật nhất là biện pháp đảm bảo chất lượng công trình, đa số các nhà thầu nêu rất chung chung. Bố trí bộ máy quản lý chất lượng từ công ty đến công trường đều rất sơ sài. Thiết bị kiểm tra chất lượng còn quá ít. Thậm chí nhiều nhà thầu không thể hiện bất kỳ thiết bị kiểm tra chất lượng nào trong hồ sơ dự thầu.

a. Về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

 Số lượng, trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu tương đối đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu song một số nhà thầu là các công ty TNHH phần này còn yếu.

 Máy móc thiết bị phục vụ gói thầu phần lớn kê khai trong hồ sơ dự thầu tương đối đầy đủ. Nhưng thực tế khi thi công công trình thì không đầy đủ như hồ sơ dự thầu đã kê khai.

 Năng lực tài chính: Chủ yếu là số liệu nhà thầu kê khai, đa số không có xác nhận của cơ quan tài chính hoặc cơ quan thuế nên độ tin cậy thấp.

b. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật:

 Các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công: Đa số các nhà thầu đã nêu trong hồ sơ dự thầu nhưng chưa chặt chẽ, còn thiếu căn cứ và các bản vẽ minh hoạ.

 Mức độ đáp ứng thiết bị thi công: Nhiều nhà thầu nêu được nhiều loại máy móc thiết bị thi công nhưng những loại phục vụ được cho gói thầu thì còn thiếu và không nêu được chất lượng của máy móc thiết bị thi công.

 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình trừ các nhà thầu có tên tuổi và năng lực khá, còn lại phần lớn các nhà thầu thể hiện kém chỉ nói chung chung, không cụ thể và không có thiết bị kiểm tra.

 Tiến độ thi công: Biểu đồ tiến độ thi công một số nhà thầu đưa ra chỉ với mục đích đảm bảo bằng hoặc nhỏ hơn tiến độ yêu cầu trong hồ sơ mời thầu mà chưa dựa vào các định mức kinh tế kỹ thuật để lập biểu đồ tiến độ.

c. Về giá dự thầu:

Hiện tượng nhà thầu bỏ giá dự thầu thấp ít xảy ra song một số nhà thầu bỏ giá thầu thấp dưới giá thành để được chọn trúng thầu nhưng khi thi công công trình nhà thầu tìm mọi cách thu hồi lại số tiền đã giảm trong đó phổ biến nhất là đưa vào công trình những loại vật liệu xây dựng kém chất lượng, giá rẻ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.

3. Những tồn tại trong công tác thiết kế

Phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu sống còn của mỗi quốc gia, nhất là khi sản phẩm đó lại là công trình xây dựng. Hiện nay chất lượng công trình có khá hơn, kể cả vẻ đẹp bên ngoài cũng được coi trọng, hiện tượng công trình bị sụp đổ hầu như không có, nhưng các sự cố như rò rỉ nước, lệch tim cột, thấm dột, lún nứt lại rất phổ biến. Đến nay Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy để quản lý chất lượng công trình xây dựng thủy lợi, song vấn đề quản lý chất lượng công trình thủy lợi hiện nay càng trở nên cấp bách vì:

- Quy mô công trình thủy lợi ngày càng lớn, công nghệ xây dựng ngày càng phức tạp với nguồn vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng.

- Trình độ kỹ năng của lực lượng xây dựng và quản lý công trình thủy lợi còn thấp nhiều so với yêu cầu nhất là khi phải hội nhập quốc tế cả về tiêu chuẩn và cơ chế quản lý.

Sản phẩm xây dựng có vốn đầu tư lớn không cho phép có phế phẩm, lại là sản phẩm đơn chiếc được sản xuất theo đơn đặt hàng, cho nên chất lượng

của nó không chỉ là kết quả lao động của người sản xuất ra nó mà còn là kết quả giám sát và nghiệm thu của bên đặt hàng trong suốt quá trình sản xuất kể từ khi khảo sát - thiết kế cho đến lúc bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Bản thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư phần lớn làm chiếu lệ để xong thủ tục, đến khi có quyết định phê duyệt dự án lại bị sức ép của thời gian mà vẽ vội vàng, cẩu thả.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

 Thiết kế không đúng theo các quy chuẩn, quy phạm, hồ sơ thiết kế không đầy đủ, các chi tiết bị thiếu, các số liệu lại không khớp nhau. Bên cạnh đó còn có hiện tượng copy, sao chép nhưng lại không sửa chữa cho phù hợp với công trình của mình thiết kế gây nên khó

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 67)