Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 89)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3.Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án

1. Hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án

Xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hóa những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình công trình, từng cấp công trình.

Những vấn đề về khối lượng phát sinh do lỗi của những tổ chức, đơn vị vì không tính toán kỹ lưỡng trong quá trình lập , thẩm định phải được quy trách nhiệm và có những hình thức kỷ luật rất cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân , đơn vị tham gia . Đặc biệt đối với những đơn vị tư vấn do tính toán không đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài sử phạt bằng tiền.

Tăng cường công tác thẩm định thiết kế , kết cấu công trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu ch uẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại , từng cấp công trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khâu thiết kế.

Từ đó, công tác thẩm định dự án phải đánh giá đầy đủ theo nội dung sau: - Xem xét nội dung của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.

- Xem xét sự phù hợp giữa về quy mô, công suất, thời gian thực hiện ở giai đoạn thiết kế sau so với giai đoạn trước như: Sự phù hợp giữa thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở, phù hợp giữa thiết kế bản vẽ thi công với thiết kế kỹ thuật.

- Đánh giá sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật so với yêu cầu của dự án; thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc được được lựa chọn; xem xét giải pháp thiết kế trong thiết kế cơ sở.

- Đánh giá điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.

2. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gắn với cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn

Thẩm quyền quyết định đầu tư phải quy định đầy đủ, rõ ràng; quy định rõ việc phân công, phân cấp cho UBDN cấp huyện, xã phê duyệt các dự án

đầu tư thuộc ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án, trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư.

- Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy mô của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà soát lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả.

- Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công hoàn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài.

- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi để tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần.

- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án trong việc bảo đảm thẩm quyền trên cơ sở tính đồng bộ các hạng mục công trình trong dự án đầu tư, tránh hiện tượng xé lẻ hạng mục ra để phê duyệt.

Công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai: Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi trước hết các cấp, các ngành phải có danh sách những dự án sẽ được đầu tư trong tương lai, trong đó những dự án này phải nằm trong quy hoạch được duyệt và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan công sở, như vậy sẽ chống được việc chạy vốn của các chủ đầu tư, tránh được tình trạng mạnh ai người ấy làm.

Cơ quan chuyên môn, cán bộ thẩm định phải đủ quy định rõ, phải có đủ năng lực về các chuyên ngành, tránh được những hiện tượng lấy mức vốn tối

đa để khống chế các chỉ tiêu cơ bản của dự án nhằm tránh vấn nạn tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư.

Vấn đề về thời gian thẩm định dự án: Để các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giấy giao nhận hồ sơ thẩm định, việc giải trình làm rõ hồ sơ cần phải có biên bản qua đó tránh được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, cơ quan thẩm định, qua đó sẽ phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 89)