Đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách trên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 105)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách trên

sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác quyết toán dự án hoàn thành góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư.

Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên; Theo đó, Sở Tài chính có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế; phí; lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực quản lý đầu tư phát triển, Sở Tài chính có nhiệm vụ: - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.

- Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án do tỉnh quản lý.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.

- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương theo quy định.

- Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương.

Ngoài chức năng nhiệm vụ cụ thể đã quy định là thẩm tra quyết toán các dự án thuộc phạm vi quản lý. Sở Tài chính cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệm vụ cho Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố; các Ban Tài chính thuộc UBND các xã, phường thị, trấn trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt công tác quyết toán đối với các dự án đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã.

Kết luận chương 3

Nâng cao công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư và xây dựng thủy lợi là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm không chỉ ở tỉnh Thái Nguyên mà trong cả nước. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động là việc làm ý nghĩa, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở phân tích những thế mạnh và những tồn tại trong việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian qua và

để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, Tỉnh Thái Nguyên cần đề ra phương hướng, chiến lược đầu tư phát triển, và một số giải pháp chủ yếu có tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Trước mắt cần tập trung điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đổi mới trong việc đưa ra chủ trương đầu tư, công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, đặc biệt chú trọng đến khâu lập và thẩm định dự án đầu tư, thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu, đẩy nhanh tốc độ giải ngân và quyết toán dự án; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa cán bộ quản lý dự án; thực hiện tốt việc quản lý và vận hành công trình trong quá trình sử dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả dự án.

Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn ngân sách từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi là một trong những hoạt động quan trọng quyết định sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia . Vốn đầu tư cho các dự án đầu t ư xây dựng cơ bản thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm. Sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có đặc thù riêng như thời gian xây dựng dài, có nhiều tổ chức cá nhân cùng tham gia quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng . Việc quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp thiết.

Với mong muốn được đóng góp những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoạt động thực tiễn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản , tác giả đã lựa chọn và đã rất cố gắng trong việc hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp , với tên: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Dù còn có những khiếm khuyết nhất định, nhưng luận văn đã giải quyết được đầy đủ mục tiêu đặt ra, và đã có những đóng góp mới sau đây:

Đã khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Nội dung, trình tự và các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng . Nghiên cứu cũng đã làm rõ những chỉ tiêu phản ảnh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng;

Bằng những số liệu thu thập từ thực tế, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, những kết quả đạt được và nhữn g vấn đề còn tồn tại cần giải quyết để nâng

cao hiệu quả các dự án đầu tư ở địa phương;

Dựa trên những luận cứ khoa học và những đúc rút thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm góp phần tiến trình xây dựng nền kinh tế địa phương phát triển vững mạnh toàn diện.

2. Kiến nghị

Công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp , còn rất nhiều khía cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn . Do điều kiện thời gian hạn hẹp và mức độ đầy đủ của nguồn số liệu thu thập được , nên những kết quả nghiên cứu củ a luận văn chỉ là những kết quả bước đầu , những đóng góp là khiêm tốn so với kỳ vọng của tác giả. Những giải pháp được đưa ra là những gợi ý tham khảo cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật xây dựng 16/2003/QH11, NXB xây dựng Hà Nội.

2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, NXB xây dựng Hà Nội

3. Chính Phủ (2009). Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

4. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

5. Chính Phủ (2009). Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu

thầu và lựa chọn nhà thầu.

6. Bộ Tài chính (2007). Thông tư số 27/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngày 03 tháng 4 năm 2007.

7. Bộ Tài chính (2007). Thông tư số 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết

toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, ngày 09 tháng 04 năm 2007.

8. Bộ Tài chính (2007). Thông tư số 98/2007/TT-BTC sửa đổi bổ xung một số điểm của Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

9. Bộ Tài chính (2007). Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 11

03 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

[2]. Sách giáo trình

10. Nguyễn Văn Chọn (2001). Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản thống kê,

Hà Nội

11. Trương Mỹ Dung, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.Hồ Chí Minh

12. Nguyễn Kim Định (1996). Quản lý chất lượng và ISO 9000, TP.Hồ Chí Minh

13. Jonh S. Oakland (1994). Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống

kê, Hà Nội

14. Nhóm biên soạn Trung tâm thông tin và tư vấn doanh nghiệp (2007).

Tổ chức và điều hành dự án, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội

15. Nguyễn Xuân Phú (2007). Bài giảng kinh tế xây dựng, trường Đại

học Thủy lợi, Hà Nội.

16. Trịnh Quốc Thắng (2009). Quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB Hà Nội 17. Dương Văn Tiển (2005). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội

18. Nguyễn Bá Uân (2010). Tập bài giảng quản lý dự án, trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)