Thực trạng đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.1. Thực trạng đầu tư xây dựng

Theo tài liệu điều tra, cho đến 2011, toàn tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng được 1.143 công trình các loại, trong đó có 395 hồ chứa, 300 đập dâng, 210 trạm bơm tưới và 238 công trình bán kiên cố và công trình tạm, với hệ thống kênh mương dài khoảng 1.620 km trọng đó có 1.000 km đã được kiên cố. Tổng năng lực tưới lúa xuân là 23.500 ha; lúa mùa 34.565 ha; 11.500 ha cây màu; trên 2.500 ha cây chè và cây ăn quả.

Trong đó đáng chú ý là hệ thống công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc với dung tích 175 triệu m3 tổng chiều dài kênh mương 504 km, tưới cho 12.000 ha lúa 2 vụ cho 4 huyện thành phía Nam của tỉnh; cấp nước tưới lúa vụ chiêm khoảng 4.000 ha cho tỉnh Bắc Giang.

a. Công trình phòng chống lũ * Đê điều

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 9,595 km đê được phân ra làm 2 tuyến (tuyến đê đã phân cấp và tuyến chưa phân cấp), 5 cống và 1 công trình kè bảo vệ bờ.

- Tuyến đê đã phân cấp:

Tuyến đê Hữu sông Cầu (Đê cấp III): Toàn tuyến chưa hoàn chỉnh, mới đắp được một đoạn dài 1,295 km thuộc thành phố Thái Nguyên. Mặt cắt đê: B = 5m, m1= 3, m2=2. Cao trình đê là K0 – K0-800 là 31,08 m. Đê hữu sông Cầu thành phố Thái Nguyên không trồng được che chắn sóng vì dân cư ở đông, không bị ảnh hưởng của sóng.

- Tuyến đê chưa phân cấp:

Tuyến đê Khu Gang thép: Để bảo vệ Khu Gang thép. Toàn tuyến dài 8,3 km, thuộc thành phố Thái Nguyên, cao trình đê tại K0 là 29,3m, đến K8 là 28,3m. Chất

lượng đê tốt, mặt cắt đê toàn tuyến đảm bảo chống lũ tại Gia Bảy là 28,11m và thượng lưu đập Thác Huống là 27,5m.

- Các hồ chứa tham gia chống lũ

Trong công tác phòng chống lũ thì hồ chứa là một trong những biện pháp phòng chống lũ có hiệu quả. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có các hồ chứa sau tham gia trực tiếp cắt lũ cho Thành phố Thái Nguyên:

- Hồ Núi Cốc: Ở huyện Đại Từ trên sông Công, dung tích chống lũ 50,98.106m3ứng với mực nước lũ 48,25 m. FLV = 535 km2

.

- Hồ Bảo Linh: Ở huyện Định Hóa xây dựng trên nhánh suối Bảo Linh thuộc sông Cầu, FLV = 26 km2

.Wchống lũ = 2,6.106m3ứng với mực nước lũ: 160 m.

- Hồ Gò Miếu: Huyện Đại Từ, được xây dựng trên suối Ký Phú thuộc sông Công, FLV = 17 km2.Wchống lũ = 1,7.106 m3tương ứng với mực nước lũ 113,27 m.

Hình 2.2. Công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên

Ngoài các hồ trên còn nhiều các hồ vừa và nhỏ khác như: Hồ Đoàn Ủy, hồ Phú Xuyên, hồ Khôi Kỳ (ở huyện Đại Từ), hồ Ghềnh Chè ở thị xã sông Công, hồ Đồng Xiềng ở huyện Phú Lương,... Hiện tại các hồ trên tham gia chống lũ cho sông Công và sông Cầu. Ngoài ra còn có tác dụng cấp nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu vực xung quanh hồ.

b. Hệ thống công trình thủy lợi Núi Cốc

Hình 2.3: Kênh chính Hồ Núi Cốc

Hệ thống thủy lợi Núi Cốc thuộc loại hình công trình hồ chứa lớn được xây dựng năm 1972 và đưa vào khai thác phục vụ sản xuất năm 1978. Hồ có dung tích hữu ích là 168 triệu m3. Công trình đầu mối: Một đập chính dài 500m, cao 27m. Bảy đập phụ có chiều dài từ 40 – 400m, chiều cao từ 5 – 10m. Tràn xả lũ số 1với 3 cửa, lưu lượng tràn được thiết kế từ 760 – 830 m3/s. Tràn xả lũ số 2 với 2 cửa, lưu lượng tràn được thiết kế từ 510 – 560 m3/s. Nhiệm vụ thiết kế của Hồ: (1) cấp nước cho khu công nghiệp Thái Nguyên; (2) Phục vụ tưới cho 12.000 ha đất canh tác ; (3) Tiếp nước cho hệ thống thủy nông sông Cầu từ 8 – 30 triệu m3/năm; (4) Nuôi cá và phục vụ du lịch; (5) Cung cấp nước thô cho Nhà Máy nước tích lương từ 8 – 12 triệu m3/năm; (6) Kết hợp phát điện với công suất khoảng 8 – 10 triệu kwh/năm

Mặc dù số lượng công trình thuỷ lợi được xây dựng để phục vụ sản xuất và đời sống xã hội khá nhiều. Song trong tỉnh vẫn còn những tồn tại lớn về mặt cấp nước, tiêu úng, chống lũ và bảo vệ môi trường chất lượng nước, đặc biệt là Thành phố Thái Nguyên và các vùng trọng yếu trong tỉnh.

Trong những năm qua thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh Thái Nguyên đã kiên cố được

hàng nghìn cây số kênh mương các loại. Góp phần nâng cao rõ rệt năng lực tưới của các công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên phần kênh mương được kiên cố hoá mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, trong thời gian tới Thái Nguyên cần tiếp tục đầu tư hơn nữa, thì mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)