Những tồn tại trong giai đoạn kết thúc xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 70)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.6.3. Những tồn tại trong giai đoạn kết thúc xây dựng

Chưa có hoặc chưa thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành, điều tiết và quản lý, kế hoạch phân phối nước khoa học, hợp lý trên hệ thống hồ chứa, đập dâng, mà còn ước lượng, thậm trí còn tùy tiện nên hiệu quả phân phối nước thấp, đã làm nẩy sinh mâu thuẫn, xung đột giữa các đối tượng dùng nước.

Nhận thức về bảo vệ, sử dụng, quản lý công trình thủy lợi còn yếu, chưa đầy đủ: Nhiều người có quan niệm muốn chỉ tận sử dụng khai thác công trình thủy lợi mà ít chú ý trách nhiệm bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, phòng chống thiên tai cho công trình.

Lực lượng Cán bộ quản lý và công nhân vận hành còn thiếu rất nhiều, lại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, lại không được đào tạo, cập nhất các kiến

thức mới, nhất là ở cấp xã, huyện, dẫn đến hiệu quả quản lý vận hành công trình còn yếu kém,...

Tình trạng vi phạm pháp lệnh quản lý khai thác công trình thủy lợi còn khá phổ biến. Ví dụ điển hình ở Kè Soi Quýt xã Tiên Phong huyện Phổ Yên các hộ dân lấn chiếu hành lang bảo vệ công trình, làm nhà trên cả kênh mương. Nhiều đoạn kênh miền núi, người dân đã tự động phá bờ kênh để lấy nước, tự ngăn đầu nước kênh mương để làm máy phát điện gia đình.Tình trạng đô thị hoá, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, nhiều trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ khác ngày càng gia tăng, đã xả nước thải chảy vào nguồn nước là các sông, suối hoặc xả trực tiếp vào hệ thống kênh mương thủy lợi, những đoạn kênh qua các chợ hoặc khu dân cư luôn luôn bị vứt bừa bãi rác thải xuống kênh mương làm ngăn chặn, làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trên HTTL...

Việc khai thác rừng đầu nguồn bừa bãi, rừng bị tàn phá nên mùa mưa nước lũ xuất hiện nhanh với lưu lượng lớn gây xói mòn, cuốn trôi nhiều bùn cát đã gây bồi lấp lòng hồ chứa, kênh mương, làm hư hỏng, thậm chí cuốn trôi công trình. Tình trạng lấn chiếm lòng hồ do dân tự ý canh tác và định cư xây nhà cửa, để trâu bò đi lại gây hư hại mái đập, khai thác cát trong lòng hồ chứa đã gây tổn hại nghiêm trọng đến an toàn, năng lực phục vụ của hồ chứa. Trên cùng một hồ chứa (ví dụ như như Hồ Núi Cốc) nhưng lại có nhiều ngành cùng tham gia khai thác, hưởng lợi, nhiều khi đã xảy ra cạnh tranh, mẫu thuẫn giữa các ngành dùng nước. Trong khi đó các qui định, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, hoặc còn thiếu, đã gây khó khăn cho quản lý, làm giảm hiệu quả các CTTL.

Hiện nay, công tác QLKTCT thuỷ lợi được thực hiện theo hướng phân công phân cấp trách nhiệm quản lý công trình cho địa phương, giao những công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ, kỹ thuật vận hành đơn giản cho địa phương cơ sở quản lý là phù hợp. Song trong thực tế hiện nay xuất hiện những tồn tại sau:

Một là, các công trình thuỷ lợi ở ngoài trời chịu tác động rất nhiều của các yếu tố tự nhiên và con người: tác động của nắng, mưa, bão lụt, tác động của các yếu tố chủ quan thông qua quản lý khai thác và sử dụng. Việc quản lý khai thác, vận hành công trình cần tuân theo một quy trình nhất định mà nếu không quan tâm hoặc sử dụng không đúng sẽ dẫn tới công trình xuống cấp, vận hành không an toàn, không phát huy hiệu quả.

Hai là, việc giao trách nhiệm quản lý công trình thuỷ lợi cho cơ sở, người hưởng lợi trực tiếp quản lý đòi hỏi cơ sở phải có năng lực và hiểu biết nhất định về quản lý công trình. Trong thực tế, đã có những thời gian dài mặc dù đã được phân cấp song trong thực tế công trình lại không có chủ cụ thể quản lý, phó mặc thiên nhiên mà kết quả là không phát huy công suất thiết kế, hiệu quả phục vụ kém, công trình xuống cấp.

Hiện nay, việc quản lý khai thác sử dụng công trình thuỷ lợi ở cơ sở chính là các HTX dịch vụ nông nghiệp thuỷ lợi, đội, tổ thuỷ nông. Theo thống kê hiện nay, trên phạm vi toàn tỉnh mới chỉ có 268 tổ chức quản lý ở cơ sở, bao gồm Thành phổ Thái Nguyên (39 tổ thuỷ nông, HTX), huyện Phổ Yên (29 HTX và tổ thuỷ nông), huyện Định Hoá (39 đội, tổ), huyện Đồng Hỷ (70 HTX, tổ thuỷ nông), huyện Phú Lương (57 tổ thuỷ nông, HTX) huyện Đại Từ (13 tổ thuỷ nông, HTX). Với lực lượng tổ thuỷ nông và HTX dịch vụ nông nghiệp thuỷ lợi hiện có cùng với số thuỷ lợi phí thực thu thấp so với kế hoạch thu nên hoạt động của các đơn vị này rất hạn chế, có rất nhiều công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức trong việc quản lý khai thác sử dụng. Hơn nữa, số tổ đội thuỷ nông và HTX dùng nước hoạt động tốt cũng không có nhiều chủ yếu chỉ xuất hiện ở những công trình có diện tích tập trung lớn.

Ba là, theo Quyết định của UBND tỉnh giao quản lý khai thác và sử dụng công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các địa phương cấp xã quản lý sử dụng và khai thác các công trình thuỷ lợi nằm gọn trong phạm vi địa giới hành chính xã. Thực tế hiện nay cho thấy trách nhiệm quản lý những

công trình này vẫn chưa đựơc các địa phương coi trọng trong việc huy động nhân lực và kinh phí cho duy tu sửa chữa, thường xảy ra sự cố trong khi dẫn nước vì thế mà gánh nặng chi phí tu bổ, sửa chữa vẫn dồn cho ngân sách tỉnh.

Bốn là, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ lợi là yếu tố quyết định trong

việc quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi thì ở cấp xã không có, còn ở cấp huyện thì rất ít nên trong thực tế công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở địa phương chủ yếu là các cụm, trạm thuỷ nông thuộc Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi của tỉnh đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)