Thực trạng quản lý chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 26 - 30)

5 .Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.2.2Thực trạng quản lý chất thải rắn thông thường

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2Thực trạng quản lý chất thải rắn thông thường

1.2 Tình hình chất thải rắn thông thường; thực trạng quản lý chất thả

1.2.2Thực trạng quản lý chất thải rắn thông thường

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường trong năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất thải rắn thu gom được (% so với tổng lượng phát sinh) tại các đô thị chiếm 71%; Các vùng nông thôn chiếm < 20; Các vùng đô thị nghèo chiếm khoảng 10-20%.

Tại Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005, phần tổng quan, lượng CTRTT thu gom mới chỉ đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị. Tại nhiều đô thị, khu công nghiệp, chất thải nguy hại không được phân loại riêng, cịn chơn lấp chung với chất thải sinh hoạt. Phần lớn các khu đô thị, khu công nghiệp chưa có bãi chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.Việc lựa chọn điểm chôn lấp hoặc khu xử lý chất thải rắn tại các đơ thị cịn gặp nhiều khó khăn do khơng được sự cộng tác của người dân địa phương, cụ thể tình hình là:

-Về phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị: Hầu hết rác thải chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn, sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt, phân loại các chất phế thải có thể tái chế hoàn toàn do những người nghèo sinh sống

bằng nghề bới rác thực hiện 24.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tuy có tăng lên hàng năm, song vẫn đạt ở mức thấp: 55% năm 2002 đến 65% năm 2003 và đến 70% năm 2004. Do mạng lưới thu gom chưa phủ kín được địa bàn quản lý và ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường đơ thị còn chưa cao nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn đang phổ biến. Rác thải sinh hoạt đổ xuống mương rãnh hở gây ô nhiễm nguồn nước và úng ngập khi mưạ Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp, do xa xôi và các dịch vụ thu gom khơng đến được nên chỉ có khoảng 20% nhóm các hộ gia đình có thu nhập cao nhất ở vùng nông thôn được thu gom rác. Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư, các

24

TS. Nguyễn Danh Sơn (2005), sử dụng chất thải trong quá tình phát triển kinh tế ở Việt Nam, Hội nghị mơi trường tịan quốc 2005.

khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố, nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhập thấp 25.

Cho đến nay, ngay tại Hà Nội, tỷ lệ thu gom rác cũng chưa được nâng lên. "Lượng rác thải sinh hoạt trên toàn TP Hà Nội lên đến trên 2.000

tấn/ngày, nhưng tỷ lệ thu gom chỉ đạt 70% và tỷ lệ tái chế đạt 20%” 26.

Về thu gom, vận chuyển CTRTT, rác sinh hoạt, cả kể rác thải y tế thông thường chủ yếu do công ty Môi trường đô thị được tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện; Cịn thiếu nhiều phương tiện chuyên dùng nên không đảm bảo u cầu vệ sinh chung, tình trạng ơ nhiễm, phát tán mùi

hôi thốị.. chưa được khắc phục triệt để 27.

- Về xử lý và tiêu hủy CTRTT: Từ trước đến nay, phần lớn rác thải khơng được tiêu hủy một cách an tồn. Hình thức tiêu hủy phổ biến vẫn là đổ ở các bãi rác lộ thiên hoặc đem chôn lấp; trong khi đó, các bãi chơn lấp ở nhiều nơi lâm vào tình trạng quá tải, thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ, mùi hơi thối từ rác và nước rỉ rác là nguồn gây ô nhiễm cho mơi trường đất, nước và khơng khí, do chất thải rắn chỉ được chôn lấp sơ sàị Nhiều bãi rác đang là mối hiểm họa về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý; ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm mùi, ruồi muỗi, chuột bọ và bụi, tiếng ồn...Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 82 bãi chôn lấp chất thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh. Ở các bãi còn lại, chất thải rắn mới chỉ được chôn lấp sơ sài28.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, xử lý chất thải ở các đô thị đang là vấn đề rất bức xúc. Hiện tất cả các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình là 01 bãi chơn lấp/đơ thị, trong đó

25

Bộ Tài nguyên và môi trường, tlđd 13.

26 http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=bt630732321.

27

Bộ Tài nguyên và mơi trường, tlđd 13.

28

có tới 90% khơng bảo đảm vệ sinh, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác 29.

Tại Hà Nội, 90% chất thải rắn hiện đang phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong khi tất cả các bãi rác theo quy họach đã trong tình trạng quá tảị Nhiều khu vực ven nội thị đang hình thành những bãi rác tự phát ngay cạnh các khu dân cư, môi trường sống của người dân xung quanh các bãi rác ngày một xấu đị Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực có bãi rác chơn lấp rác

đang bị ô nhiễm nặng… 30. Mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội thải ra

hơn 2.000 tấn rác thảị Khối lượng rác thải khổng lồ này đều được chở lên bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) để chơn lấp. Từ nhiều năm nay, bãi rác này đã vận hành hết công suất và đứng trước nguy cơ quá tảị Tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn khi địa giới Hà Nội được mở rộng, đồng nghĩa với khối lượng rác thải hằng ngày cần xử lý sẽ tăng lên. Các chuyên gia môi trường cảnh báo: Nếu không khẩn trương xây dựng các nhà máy xử lý rác thải thì chẳng bao lâu nữa sẽ phải xây dựng một bãi rác thay thế bãi rác Nam Sơn. Việc tất cả lượng rác thải khổng lồ của Thành phố đều chuyển về một điểm khơng những gây khó khăn cho vận chuyển mà cịn có nguy cơ làm phát tán vi khuẩn, dịch bệnh, chất độc hại31.

Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 4 cơng trình xử lý rác thải là Phước Hiệp, Đa Phước, Đơng Thạnh và Gị Cát, thế nhưng chỉ có bãi rác Phước Hiệp là duy trì khả năng tiếp nhận, xử lý rác; cơng trình cịn lại, cái thì đã

đóng, cái thì vẫn chưa thể tiếp nhận xử lý rác32.

Ở các vùng khơng có dịch vụ thu gom và tiêu hủy chất thải, tự tiêu hủy là hình thức khá phổ biến. Các hộ gia đình khơng được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu hủy chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu hủy của riêng gia đình mình. Thường là đem đổ bỏ ở các sơng, hồ hoặc là vứt bừa bãi ở nơi nào đó gần nhà họ. Một số phương pháp tự tiêu hủy khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương pháp này đều có thể hủy hoại mơi trường một

cách nghiêm trọng và có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người33.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

Phan Võ Thu Hương, biến rác thải thành tiền, http://svren.org/bai-viet/2008040665.

30

Quỳnh Anh, tlđd 18.

31

http://svren.org/bai-viet/2008040665.

32 Ngọc Hậu, xử lý rác ở TPHCM hồi hộp từng ngày, http://www.thanhnien.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=206116.

33

Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn cũng là phương thức xử lý khá phổ biến được áp dụng ở Việt Nam, song mới chỉ mang tính tự phát. Các hộ gia đình thường có thói quen chọn các loại chất có khả năng tái chế được như kim loại, nhựa và giấy để bán cho những người thu mua đồng nát hoặc bán cho các cơ sở thu mua trong vùng. Các chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế còn được những người làm nghề thu nhặt rác phân loại và sau đó đem bán cho các cơ sở tái chế. Thị trường tái chế ở Việt Nam khá sôi động mà phần lớn là do khu vực phi chính phủ kiểm sốt. Ở Hà Nội, thị trường này cho phép thực hiện tái chế với khoảng 20-22% lượng chất thải phát sinh. Trong Công nghiệp một số ngành có khả năng thực hiện tái chế được đến 80% lượng chất thải của ngành34.

Thị trường chất thải tái chế được rất có tiềm năng, có khoảng 32% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị (tương đương với 2,1 triệu tấn/năm) có khả năng tái chế như giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh… hiện đang được đem tiêu hủy ở các địa điểm tiêu hủy chất thải tại các đô thị. Nếu tiến hành tái chế lượng chất thải này thì có khả năng giảm một cách đáng kể chi phí tiêu hủy chất thải và tạo cơ hội cho khu vực phi chính thức và rất nhiều người nghèo có thêm nguồn thu từ việc bán các vật liệu tái chế. Chỉ tính riêng ở TPHCM, ước tính doanh số thu được từ hoạt động tái chế mỗi năm có thể lên đến 135 tỷ đồng. Tuy tiềm năng tái chế rất lớn song, các hoạt động này mới chỉ góp

phần làm giảm 10-12% khối lượng rác thải35.

Tại Bà Rịa-Vũng Tàu: Rác từ các đường phố và các chợ không được

phân loại, sau khi được thu gom thì lực lượng cơng nhân của Công ty Môi trường đô thị vận chuyển bằng xe tải đến các bãi trung chuyển trong thành phố. Rác từ bãi trung chuyển được vận chuyển đến nơi xử lý bằng xe chuyên dùng của Công ty Môi trường đô thị, trước khi vận chuyển rác từ bãi trung chuyển, phần lớn rác được ép bằng máy ép và đổ trực tiếp vào các thùng chứa được bố trí trên xe chun dùng.

Cơ bản cơng tác thu gom và vận chuyển rác tại Tỉnh do Công ty Môi trường đô thị thực hiện. Xã hội hóa quản lý chất thải hiện nay chỉ được thực hiện ở công đoạn thu gom rác từ các hộ dân đến bãi trung chuyển. Mặt khác

34

Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd 9.

35

lực lượng lao động và các trang thiết bị thu gom chưa đáp ứng được các nhiệm vụ, do đó cịn xảy ra tình trạng ứ đọng rác trong đô thị, gây ô nhiễm môi trường khơng khí.

Về xử lý rác, trước đây thành phố Vũng Tàu có bãi chứa rác Phước Cơ, diện tích khoảng 11 hecta và toàn bộ rác thải của thành phố Vũng Tàu được vận chuyển đến bãi rác này để xử lý, nhưng do bãi rác không được đầu tư theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh nên trong quá trình hoạt động, bãi rác đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đã bị đóng cửa từ năm 2004. Sau khi bãi rác Phước Cơ bị đóng cửa, rác thải của Thành phố một phần được xử lý tại nhà máy xử lý phế thải Tân Thành với khối lượng khoảng 62,4tấn/ngàỵ Phần rác thải không được xử lý tại nhà máy này được đem chôn lấp tại bãi rác Đá Bạc thuộc huyện Châu Đức có diện tích khoảng 1 ha, nhưng bãi chứa rác này đến cuối năm 2004 đã đầy, do đó phần rác cịn lại (khơng được xử lý tại nhà máy rác Tân Thành) của thành phố Vũng Tàu hiện được chơn lấp tại bãi rác có diện tích khoảng 2 ha nằm trong khu quy hoạch xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh của Tỉnh có diện tích khoảng 100 hecta tại xã Tóc tiên, huyện Tân Thành36.

Qua việc xem xét thực trạng CTRTT và quản lý CTRTT ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, chúng ta thấy được CTRTT ở nước ta hiện nay đang là vấn đề mang tính nóng bỏng, đe doạ mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn, điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường quản lý CTRTT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 26 - 30)