Các quy định về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 53)

5 .Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.1.3Các quy định về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3Các quy định về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan

2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

2.1.3Các quy định về kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan

quản lý chất thải rắn thông thường

Hoạt động kiểm tra, thanh tra là những biện pháp hữu hiệu nhằm theo dõi việc thực hiện những quy định của pháp luật về quản lý CTRTT một cách có hiệu quả. Trên cơ sở hoạt động thanh tra, kiểm tra, có thể kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm cũng như nhanh chóng khắc phục bất cập mà hệ thống pháp luật về quản lý CTRTT cịn vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát CTRTT.

Theo quy định của pháp luật, thanh tra trong lĩnh vực quản lý CTRTT là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. Điều 38, khoản 1 NĐ 59/2007 “Thanh tra môi trường các cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý chất thải rắn”. Nghị định số 65/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường qu y định, Thanh tra hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm: Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nội dung thanh tra hoạt động quản lý CTRTT là thanh tra việc chấp

hành các quy định của pháp luật về quản lý CTRTT của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến CTRTT.

Theo Điều 31, 32 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thanh tra thì, trong quá trình tiến hành thanh tra các vụ việc có liên quan đến CTRTT các cơ quan thanh tra có quyền: Tiến hành trưng cầu giám định, kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường về các tiêu chuẩn môi trường của các mẫu vật liên quan đến CTRTT nhằm đảm bảo tính chính xác khách quan; Có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho cơng tác liên quan đến CTRTT; Quyết định tạm đình chỉ trong những trường hợp các hoạt động quản lý CTRTT được tiến hành thanh tra có nguy cơ gây sự cố môi trường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó; Tiến hành xử lý các vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của mình hoặc kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề liên quan đến chất thải rắn thông thường.

Ngoài việc quy định thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý

CTRTT của các cơ quan có thẩm quyền, pháp luật cịn quy định: các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn hoặc thơng báo kịp thời cho chính quyền địa phương những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý chất thải rắn (Điều 38, khoản 2 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP).

Như vậy, các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động thanh tra,

kiểm tra trong quản lý CTRTT nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định

ngăn chặn, những hành vi vi phạm các quy định về quản lý CTRTT và có biện pháp xử lý phù hợp.

2.1.4. Các quy định về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm pháp luật quản lý chất thải

Điều 127 Luật BVMT 2005, Người vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và vi phạm pháp luật về quản lý CTRTT nói riêng thì tuỳ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi cố ý vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng về mơi trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm pháp luật về quản lý CTRTT thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm cũng như hậu đã xảy ra mà cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng những nhiệm pháp lý sau:

- Trách nhiệm hành chính

Đây là trách nhiệm pháp lý được áp dụng cho các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý CTRTT gây hậu qủa lớn nhưng chưa đến mức phải áp dụng trách nhiệm hình sự.

Theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường thì: có 2 hình thức xử phạt là cảnh cáo và phạt tiền, trong đó mức phạt tối đa là 70 triệu đồng, tùy theo tính chất, mức độ, nhân thân và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của hành vi vi phạm để quyết định mức xử phạt thích hợp. Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp bổ sung khác như: Tước giấy phép môi trường; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường.

Trách nhiệm dân sự được hiểu là việc bồi thường các thiệt hại về tài sản, sức khỏe của con người, về môi trường do hành vi vi phạm gây rạ

Theo Luật BVMT 2005, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây thiệt hại thì ngồi các biện pháp hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cịn phải bồi thường tiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Điều 624 BLDS năm 2005 quy định: Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm mơi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ơ nhiễm mơi trường khơng có lỗị

Như vậy, trong trường hợp vi phạm pháp luật về mơi trường, có thiệt hại xảy ra các tổ chức cá nhân vi phạm có thể phải gánh chịu cả trách nhiệm dân sự với trách nhiệm hành chính hoặc cả trách nhiệm dân sự với trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây hậu quả nghiêm trọng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng cho những hành vi vi phạm pháp luật mơi trường nói chung và quản CTRTT nói riêng. Hiện nay chưa có quy định riêng về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý CTRTT, song có thể áp dụng một số điều quy định tại chương 17 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội về môi trường.

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

2.2.1. Những kết quả đạt được

Cơ bản đến nay, hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ mơi trường đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, nhiều văn bản, nhiều quy định cụ thể về quản lý CTRTT được ban hành đã xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như

chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Các văn bản này đã trở thành một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải trên phạm vi cả nước.

Trước hết, việc Quốc hội khố IX thơng qua Luật BVMT 1993, lần đầu tiên các khái niệm cơ bản về bảo vệ môi trường đã được định nghĩa chuẩn tắc, nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm về bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân được phân định, ràng buộc bằng các quy định pháp luật được ban hành ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới trong Luật BVMT 1993 là bước đột phá quan trọng đánh dấu sự nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề môi trường trước những tác động không tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Luật BVMT 1993, ở những góc độ khác nhau, vấn đề quản lý, xử lý và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chất thải và xử lý chất thải còn được quy định trong nhiều văn bản quan trọng như Bộ luật hàng hải năm 1994, Bộ luật Dân sự, Luật Khoáng sản 1996, Luật Tài nguyên nước 1998, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Ngay sau khi Luật BVMT 1993 có hiệu lực, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành được xây dựng và hồn thiện, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật BVMT 1993 vào cuộc sống. Trong đó cần nói đến Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành luật; và các văn bản quản lý CTRTT như : Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp; Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường ngày 12/5/2004, Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, xu hướng tất yếu của thời đại, Quốc hội thấy rõ, một trong những biện pháp đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới là cần có một bộ máy phù hợp, hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, ngày 5/8/2002, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ngày 11/11/2002 Chính phủ có Nghị định số 91/2002/NĐ- CP quy định cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài ngun và Mơi trường, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường là Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực mơi trường ở nước tạ Ngồi ra cịn có 5 bộ khác là Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng tham gia trực tiếp quản lý mơi trường nói chung và CTRTT nói riêng. Một số bộ khác nữa cũng có vai trị trong việc giải quyết các nghiệp vụ cụ thể liên quan đến chất thảị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 2002, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương đang từng bước được xây dựng ở cả 4 cấp theo hướng gắn quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa, những khoảng trống trước đây về quản lý chất thải đang dần dần được khỏa lấp. Đồng thời với việc thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường, các Phịng Tài ngun và Mơi trường ở cấp huyện và cán bộ địa chính kiêm quản lý môi trường hoặc cán bộ chuyên trách ở cấp xã cũng được xây dựng.

Để phát huy tính chủ động, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý CTRTT nói riêng, ngày 23 tháng 5 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2007/NĐ-CP “Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước". Theo nghị định này thì:

Tại Trung ương: Thành lập Vụ Môi trường tại các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thuỷ sản để giúp Bộ trưởng các Bộ nêu trên trong việc tham mưu, trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.

Tại cấp tỉnh: Tổ chức lại Phịng Bảo vệ mơi trường hoặc bộ phận làm công tác bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để nâng cấp thành Chi cục Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Chi cục) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tại Ban Quản lý khu kinh tế: Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế bố trí 02 - 03 cán bộ thuộc Phòng (Ban) Quản lý quy hoạch, Xây dựng và Môi trường để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Ban Quản lý khu kinh tế.

Tại các doanh nghiệp nhà nước: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải phân công cán bộ lãnh đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh phụ trách và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường; có bộ phận chun mơn tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc trong việc xử lý các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và của các đơn vị thành viên (nếu có); thành lập lực lượng chuyên trách hoặc bán chuyên trách ứng phó sự cố môi trường và định kỳ kiểm tra hoạt động của lực lượng này theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh viêc xây dựng và củng cố bộ máy theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về mơi trường nói chung và quản lý CTRTT nói riêng ngày càng được chú trọng. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mớị Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để Nghị quyết 41/NQ-TW đi vào thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị. Chương trình hành động đã đề cập đến những mục tiêu, những nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý môi trường và quản lý chất thảị... Một trong những nhiệm vụ đó là sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Trên kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật BVMT 1993, có tham khảo luật và bộ luật của các nước về môi trường, Bộ Tài nguyên và Mơi trường chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ mơi trường (sửa đổi). Ngày 29 tháng 11

năm 2005 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã được Quốc hội nước ta thơng qua, và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006 thay thế Luật BVMT 1993. Sự ra đời của Luật BVMT 2005 thể hiện quyết tâm của Nhà nước ta đối với hoạt động bảo vệ mơi trường nói chung và cơng tác quản lý CTRTT nói riêng.

Tại Luật BVMT 2005, những quy định về quản lý chất thải, về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải; những quy định khung về ưu đãi, khuyến khích cho hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Đặc biệt, chế định quản lý CTRTT được quy định một mục riêng (mục 3 chương VIII), với đầy đủ các

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 53)