Nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 30 - 33)

5 .Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.2.3Nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3Nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường

1.2 Tình hình chất thải rắn thông thường; thực trạng quản lý chất thả

1.2.3Nhu cầu tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường

Trong điều kiện hiện nay, khi trái đất, mái nhà chung của nhân loại đang bị đe dọa bởi những thảm họa mơi trường có thể xảy ra bất kỳ nơi nào, thì bảo vệ mơi trường để phát triển bền vững là vấn đề có tính sống cịn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giớị Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của bất cứ quốc gia nào, thuộc bất cứ chính thể nào, vấn đề bảo vệ môi trường đều được coi là một trong những ưu tiên hàng đầụ Chính vì vậy, dù ở các nước phát triển hay đang phát triển, nước giàu hay nước nghèo thì việc ban hành và tổ chức thực thi các chính sách, các quy định pháp luật

36

xác đáng, phù hợp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRTT nói riêng đều là những nhiệm vụ quan trọng, những mục tiêu cấp bách.

Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước với nhịp độ tăng trưởng cao; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ và đơ thị hố. Nhiều năm qua, nhịp độ tăng trưởng trung bình của cơng nghiệp và dịch vụ đều ở mức trên 10%/năm, GDP tăng trung bình khoảng trên 8%/năm. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song cùng với đà tăng trưởng ấy là sự gia tăng mạnh mẽ dân cư ở các khu vực đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu .v.v.. Nhưng chính sự phát triển với nhịp độ cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác từ tự nhiên để chế biến và một khối lượng chất thải, trong đó có lượng lớn chất thải rắn thông thường từ sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng, chúng được thải vào tự nhiên gây sức ép với môi trường sinh tháị Các Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hàng năm đều lên tiếng cảnh báo về sự ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi các loại chất thải ở nhiều nơi, tạo nên áp lực ngày càng tăng đối với năng lực tải của môi trường ở các thành phần môi trường, xu thế chung biến đổi chất trong các thành phần môi trường dưới tác động của xu thế gia tăng chất thải ở Việt Nam. Có thể nhận định bức tranh chung về ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn, nước thải và CTR ở đô thị và khu công nghiệp vẫn sẽ tiếp tục xấu đi một cách đáng lo ngại , bởi vì:

- Các đơ thị và khu công nghiệp hiện tại và trong tương lai có lượng vốn đầu tư xây dựng và tốc độ tăng trưởng caọ Do vậy, tốc độ gia tăng chất thải nói chung và CTRTT nói riêng ngày càng lớn, gây ơ nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

- Trong nền kinh tế thị trường, với chủ trương của Nhà nước là thu hút đầu tư, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển với nhiều biện pháp khác nhaụ Tuy nhiên, một trong những mặt trái của vấn đề này cũng bắt đầu bộc lộ khi Nhà nước đề ra những biện pháp khuyến khích đầu tư trên nhiều lĩnh vực mà chưa kịp xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường hồn thiện. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, địa

phương, các đơ thị và khu cơng nghiệp cịn chưa hoặc ít tính đến yếu tố mơi trường. Thậm chí nhiều dự án đầu tư đã đang chuẩn bị khởi công xây dựng cịn thiếu tính tốn, cân nhắc cần thiết về mơi trường, trong đó có vấn đề chất thải; Thực trạng này sẽ còn để lại nhiều hậu quả xấu cho chất lượng môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp nhiều năm saụ

- Tỷ lệ tăng dân số hiện nay ở Việt Nam là 1,3% mỗi năm, như vậy với

tổng số dân tính đến 27/12/2007 khoảng 86 triệu người 37. Đến năm 2010 dân

số sẽ lên đến 89 triệu ngườị Mức tăng dân số sẽ góp phần làm tăng nhanh lượng phát sinh chất thải ra môi trường.

- Năng lực quản lý chất thải nói chung và CTRTT nói riêng của các thành phố và các cơ sở công nghiệp không theo kịp với nhịp độ tăng của sản xuất cũng như sinh hoạt. Hiện nay tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các đô thị nghèo được khoảng 20% (ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn cao hơn, khoảng 75-85%) nên cần phải có sự hỗ trợ về quản lý và đầu tư mới nâng cao được năng lực thu gom và xử lý chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp.

Thực trạng trên đặt ra nhu cầu cần tăng cường quản lý CTRTT ở Việt Nam, nhất là khi xét trong mối tương quan giữa năng lực hiện có và tốc độ tăng trưởng của các đô thị và phát triển công nghiệp. Nếu khơng có các biện pháp hồn thiện hệ thống quản lý CTRTT hiệu quả, thì việc tăng lượng phát sinh chất thải có thể gây ra những tác động xấu đến sức khoẻ công đồng và gây suy thối mơi trường. Ngoài ra, nếu quản lý tốt CTRTT như tăng khả năng tái chế, tái sử dụng, sẽ đem lại những lợi ích cả về kinh tế, cả về xã hội và môi trường. Điều đó địi hỏi phải xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ trên mọi lĩnh vực có liên quan đến CTRTT, đưa yêu cầu bảo vệ môi trường vào mọi dự án đầu tư. Mặt khác cần học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc quản lý chất thải bằng pháp luật. Chỉ khi có được một hệ thống những quy phạm pháp luật về mơi trường nói chung và về quản lý CTRTT nói riêng một cách chặt chẽ và đầy đủ chúng ta mới có thể giải quyết được tình trạng ơ nhiễm mơi trường và những tác động xấu do chất thải

37

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 30 - 33)