Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải và về quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 33)

5 .Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.3Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải và về quản lý chất thải rắn

6. Kết cấu của luận văn

1.3Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải và về quản lý chất thải rắn

như thế nào, đó là nội dung cần phải được xác định.

1.3. Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải và về quản lý chất thải rắn thông thường thông thường

1.3.1. Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải

Nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, bên cạnh sự nỗ lực phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng, quan tâm xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở để tiến hành các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, nhiều văn bản trong lĩnh

vực môi trường được ban hành, trước hết là Luật BVMT 1993 và hệ thống

văn bản hướng dẫn thi hành. Luật BVMT 1993 đã đưa ra các quy định mang

tính ngun tắc về kiểm sốt, xử lý chất thải, trong đó có CTRTT. Tuy khái

niệm quản lý chất thải nói chung và quản lý CTRTT nói riêng chưa được đề cập trong Luật BVMT 1993 và Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Nhưng bằng các quy định cụ thể, những văn bản này đã liệt kê các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý chất thải, như áp dụng công nghệ sạch, không được gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép, kiểm sốt q trình sản sinh chất thải, thiết bị xử lý chất thải, tận dụng chất thải, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng năng lượng tái sinh, phải thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thảị

Khái niệm về quản lý chất thải được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư số 1590/1997/TTLT- BKHCN&MT ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg

ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chí nh phủ về các biện pháp cấp

bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu cơng nghiệp. Theo Thơng tư này thì Quản lý chất thải là các hoạt động nhằm kiểm sốt tồn bộ q trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý (tái sử dụng, tái chế), tiêu hủy (thiêu đốt, chôn lấp…) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải38.

38

Tại Điều 3 khoản 12 Luật BVMT 2005 định nghĩa: Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thảị

Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP quy định: Hoạt động

quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý đầu tư xây

dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với mơi trường và sức khoẻ con ngườị

Qua những văn bản về quản lý chất thải hiện hành cho thấy các biện pháp chủ yếu để quản lý chất thải là phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thảị Đồng thời trong quá trình quản lý chất thải cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải, đó là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất thảị

Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm Pháp luật về quản lý

chất thải như sau:

Pháp luật về quản lý chất thải là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan đến chất thải với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, giảm thiểu và xử lý chất thải nhằm bảo vệ và cải thiên môi trường.

1.3.2. Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

Cùng với việc quan tâm bảo vệ môi trường, vấn đề quản lý CTRTT được nhà nước rất chú trọng. Ngay sau khi Luật BVMT 1993 được ban hành, Chính phủ ra Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993, trong đó có những quy định về quản lý CTR, mà chủ yếu là CTRTT; Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định rõ: Từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đơ thị và khu cơng nghiệp nhằm kiểm sốt ơ nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cơng tác quản lý Chất thải rắn

tại các đô thị và khu công nghiệp yêu cầu: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải coi việc tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm; Mục 3, chương VIII Luật BVMT 2005 quy định về Quản lý chất thải rắn thông thường; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn…. song chưa có văn bản nào đề cập khái niệm quản lý CTRTT và khái niệm pháp luật về quản lý CTRTT. Nhưng từ khái niệm về quản lý chất thải

nói chung ta có thể định nghĩa: Quản lý chất thải rắn thông thường là hoạt

động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, giảm thiểu và xử lý chất thải rắn thông thường.

Từ khái niệm pháp luật về quản lý chất thải và khái niệm quản lý chất

thải rắn thông thường, có thể suy ra khái niệm Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh

mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan đến chất thải rắn thơng thường với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, giảm thiểu và xử lý chất thải rắn thông thường nhằm bảo vệ và cải thiên môi trường.

1.3.3. Mơ hình pháp luật về quản lý chất thải rắn thơng thường

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu đặt cho mọi quốc gia, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện nhiệm vụ nàỵ Với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người, pháp luật không thể thiếu trong việc quản lý CTRTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như trên đã đề cập, CTRTT phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất, sinh hoạt… nên cho thấy, mọi tổ chức, cá nhân ít nhất cũng là chủ thể phát sinh CTRTT. Vì vậy chủ thể trong quan hệ liên quan đến CTRTT có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nàọ Những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể này có và cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Trong lĩnh vực này, pháp luật xác định địa vị pháp lý của chủ thể có liên quan đến CTRTT; tạo nên hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý CTRTT có hiệu quả. Pháp luật còn là cơ sở pháp lý để các cá nhân, tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong việc quản lý CTRTT. Mặt khác, pháp luật về quản lý chất thải nói chung và CTRTT nói

riêng cịn là phương tiện để nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới vì vấn đề bảo vệ mơi trường khơng cịn là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn thể nhân loạị

Để quản lý chất thải, các nước khác nhau có cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu chung có ba cách tiếp cận cơ bản, đó là:

Cách thứ nhất: Quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất. Trong quản lý môi trường gọi là cách tiếp cận cuối đường ống sản xuất. Cách tiếp cận này áp dụng với các cơ sở sản xuất khơng có khả năng đổi mới tồn bộ q trình sản xuất và cơng nghệ.

Cách thứ hai: Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất. Trong quản lý mơi trường gọi là cách tiếp cận theo đường ống sản xuất, cách quản lý này rất tốn kém.

Cách thứ ba: Nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Triết lý này là tập trung vào nâng cao nhận thức người tiêu dùng để họ lựa chọn và đòi hỏi, tạo sức ép đối với sản phẩm được sản xuất phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiện với môi trường.

Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì nhiều lý do trong đó có lý do kinh tế vẫn cịn đang áp dụng cách tiếp cận cuối đường ống. Tuy vậy, do sức ép về bảo vệ mơi trường, vì sự phát triển bền vững, vì sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá phải đáp ứng cao tiêu chuẩn môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế; vì phản ứng của cộng đồng dân cư cũng như sự quản lý của Nhà nước về môi trường được tăng cường, cùng với việc nhận thức về môi trường được tăng lên mà tất cả các nước đang chuyển dần sang cách tiếp cận dọc theo đường ống, nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng trong quản lý chất thảị Cách tiếp cận này nhằm ngăn ngừa ô nhiễm gắn chặt với quá

trình sản xuất và các yếu tố đầu vào và đầu ra39.

Để quản lý chất thải một cách có hiệu quả cần phải xây dựng chính sách tổng thể về quản lý chất thải từ nơi phát sinh cho đến địa điểm đổ bỏ cuối cùng. Vì vậy, pháp luật về quản lý CTRTT cần phải quy định những vấn đề sau:

39 TS. Nguyễn Danh Sơn (2005), tlđd 23.

Thứ nhất, quy định về hoạt động kiểm sốt q trình sản sinh chất thải

rắn thơng thường:

Đây là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản sinh chất thảị Hoạt động này có mục đích giảm đến mức tối đa lượng chất thải được sản sinh ra, vì vậy giảm thải được ưu tiên hàng đầu trong quản lý chất thảị Từ đây, tổ chức, cá nhân có sản sinh chất thải phải áp dụng những biện pháp giảm thiểu sự phát sinh chất thải ngay tại nguồn.

Một trong những biện pháp thể hiện trách nhiệm giảm thiểu chất thải của chủ cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được thực hiện thông qua việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Trong Báo cáo ĐTM, chủ các dự án đầu tư, các cơ sở đang hoạt động phải đề xuất những biện pháp quản lý chất thảị Các biện pháp quản lý chất thải trong Báo cáo ĐTM đã phê duyệt được bảo đảm thực hiện sẽ hạn chế hoặc loại trừ những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Phụ thuộc đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, các biện pháp được áp dụng có thể là:

- Thay đổi việc sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng nhằm giảm lượng chất thải; nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng.

- Áp dụng công nghệ sạch (hoặc từng bước áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn) đó là việc sử dụng các công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải bao gồm cả việc tính tốn giữa chi phí và lợi ích (trong đó bao gồm chi phí cho việc thải bỏ chất thải như thu gom, xử lý…) nếu cho thấy lợi ích kinh tế lớn hơn các doanh nghiệp sẽ quyết định thay đổi cơng nghệ.

Tuy nhiên nếu khơng có quy định chặt chẽ và giám sát nghiêm việc thi hành pháp luật về quản lý chất thải thì doanh nghiệp khơng quyết định thay đổi công nghệ, vẫn tiếp tục sản xuất với công nghệ cũ thải ra nhiều chất thảị Hệ quả tất yếu là xã hội phải bỏ ra chi phí (thơng qua cơng ty môi trường chẳng hạn) để thu gom, xử lý chất thải mà lẽ ra doanh nghiệp phải bỏ rạ Vì vậy, việc ban hành các văn bản pháp luật cần phải chặt chẽ, rõ ràng và xác định các nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản sinh chất thải có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chất thảị Nhưng nếu chúng ta áp dụng một cách máy móc về xử lý chất thải là các

doanh nghiệp phải đầu tư vào cơng nghệ xử lý thì tất yếu các doanh nghiệp sẽ khó khăn về vốn và q trình hoạt động vì chi phí sẽ chuyển vào giá thành sản phẩm, do đó sự cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp trong nước và hàng hố nước ngồi là khó và sức mua của thị trường giảm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Thứ hai, quy định về hoạt động thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường:

Thu gom là hoạt động tập trung, lưu giữ tạm thời chất thảị Đây là hoạt động nhằm mục đích quản lý chất thải đã vượt ra ngồi tầm kiểm soát của con người làm ảnh hưởng tới môi trường và phục vụ những hoạt động tiếp theo của hoạt động quản lý chất thảị

Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTRTT hoặc chủ sở hữu có trách nhiệm thu gom như tổ chức hoạt động tập trung chất thải, xây dựng nơi chứa chất thải (ví dụ đặt thùng chứa rác), vận chuyển chất thải đến nơi lưu giữ tạm thời đã được xác định.

Phân loại CTRTT là việc tách và cách li các loại chất thải có tính chất khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả quá trình xử lý. Hoạt động phân loại phụ thuộc vào quá trình đánh giá CTRTT với các tiêu chí như dạng tồn tại, khả năng xử lý. Phù hợp với mục đích, tổ chức, cá nhân có sản sinh chất thải phân loại chất thải thành các loại chất thải còn khả năng tái chế, tái sử dụng (thu hồi năng lượng, nguyên vật liệu cho chu trình sản xuất, chuyển giao để tiếp tục sử dụng lại .v.v.) và chất thải phải tiêu hủỵ Phân loại chất thải có thể được thực hiện ngay từ nguồn hoặc tại nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thảị Thực tế cho thấy, hoạt động phân loại sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi việc phân loại được tiến hành cùng với hoạt động thu gom ngay tại nguồn phát thảị

Thứ ba, quy định về hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường

Hoạt động xử lý CTRTT nhằm mục đích giảm về mặt khối lượng và độ độc hại của chất thải đồng thời kết hợp với việc xây dựng nền kinh tế sạch. Ta có thể thấy một khâu rất quan trọng để xử lý chất thải hiệu quả là q trình sử dụng cơng nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật làm thay đổi các tính chất của chất thải nhằm tạo lại giá trị chất thải thơng qua các hình thức: tạo ra năng lượng

mới, thu hồi các vật liệu chứa trong chất thải hoặc tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất thảị

+ Tạo ra năng lượng mới: Sau quá trình phân loại và thu gom theo từng chủng loại, có thể áp dụng như cơng nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật để tạo ra các dạng năng lượng từ chất thải như điện, Biogas .v.v..

+ Thu hồi các vật liệu chứa trong chất thải: Các chất thải sau khi phân loại có thể được sử dụng làm nguyên liệu hoặc vật liệu cho chính chu trình sản xuất của mình hoặc cho quy trình sản xuất khác như giấy báo cũ, túi nhựa, chai nhựa được sử dụng dưới dạng nguyên liệu tái sinh.

Khi làm mất hoặc giảm ảnh hưởng của chất thải tới môi trường, con người tạo lại giá trị sử dụng của chất thải góp phần làm giảm ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và con ngườị

Hoạt động tiêu hủy chất thải: Quy định cách thức tiêu hủy có thể bằng cách chôn lấp, đốt…. để chất thải không làm ảnh hưởng đến môi trường và con người trong hiện tại và tương laị

Từ quan niệm về chu trình quản lý CTRTT chúng ta có thể đưa đến quan điểm, pháp luật về quản lý chất thải không chỉ cần điều chỉnh tổng thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 33)