Những thiếu sót, hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 66 - 92)

5 .Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.2.2Những thiếu sót, hạn chế và bất cập

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2Những thiếu sót, hạn chế và bất cập

2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

2.2.2Những thiếu sót, hạn chế và bất cập

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, công tác quản lý CTRTT hiện nay vẫn bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế và bất cập

Thứ nhất: Luật BVMT 2005 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đã có những quy định làm cơ sở cho cơng tác quản lý CTRTT nhưng hệ thống pháp luật về quản lý CTRTT vẫn nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, khơng đầy đủ và tính khả thi chưa caọ Cụ thể :

Một trong những trách nhiệm của chủ nguồn thải là phải phân loại CTRTT ngay tại nguồn. Nhưng giữa Luật BVMT 2005 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP khơng có sự thống nhất trong cách phân loại CTRTT. Điều 79 khoản 1 Luật BVMT 2005 thì CTRTT được phân thành: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.

Song tại Điều 20 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì CTRTT được phân thành 2 nhóm:

- Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế;

- Nhóm các chất thải cần xử lý, chơn lấp (là những CTRTT khơng cịn giá trị sử dụng, thậm chí cịn có hại cho mơi trường sống của con người nếu không qua xử lý, chôn lấp, là các chất thải hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...)

Theo quy định này thì nhóm các chất thải cần xử lý, chơn lấp là những CTRTT khơng cịn giá trị sử dụng, thậm chí cón có hạị.. đây là quy định không phù hợp với Luật BVMT 2005; thiếu tính chuẩn xác cả về ngữ nghĩa

và thực tế. Bởi lẽ, Điều 3 khoản 9 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP quy định: “Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn”. Như vậy trong xử lý CTR bao gồm nhiều biện pháp: làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ… các thành phần có hại hoặc khơng có ích và cả việc tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích của chất thải rắn. Hơn thế, trên thực tế, "với khoảng 80% chất thải hữu cơ, rác sinh hoạt thực sự là nguồn nguyên liệu quý, rẻ cho các nhà máy điện, sản xuất phân compost". Vì thế, việc quy định phân loại CTRTT theo Điều 20 khoản NĐ 59/2007 là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, ngay một số thuật ngữ, khái niệm về CTRTT và một số chất liên quan đến CTRTT như phế liệu, phế thải, rác, rác thải, chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ…cũng chưa được xác định chuẩn xác và hệ thống. Điều đó dẫn đến việc chủ nguồn thải, nhất là các hộ gia đình, chủ thể phát thải chủ yếu của CTRTT không biết cách phân loạị Mặt khác, các văn bản quản lý CTRTT chưa có quy định cụ thể về biện pháp, cách thức giảm thiểu chất thải, cũng như hậu quả pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu nếu không giảm phát sinh chất thải như luật định. Hơn nữa trên thực tế, việc phân loại chất thải sinh hoạt mới chỉ được thí điểm thực hiện ở một số thành phố, nhưng dụng cụ để phân loại (chưa được chuẩn hố) lại chính là các túi nilon, vật dụng cần hạn chế sử dụng vì bao nylon là chất thải có hại cho mơi trường mà hiện nay nhiều nước trên thế giới như ở Canada, Trung Quốc…..đã cấm sử dụng, một số nước "dẫn đầu là các nước châu Âu: Đức, Hà Lan, Pháp..., đang thực hiện việc thay thế túi ni lông thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy"52.

Lập và thẩm định Báo cáo ĐTM là hoạt động quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, nên Nhà nước quy định Lập Báo cáo ĐTM là điều kiện để phê duyệt dự án. Đặc biệt, mọi dự án tái chế, xử lý CTR các loại; các dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt quy mô từ 500 hộ dân trở lên hoặc quy mơ cấp huyện thì đều phải lập báo cáo ĐTM. Và trong suốt quá trình hoạt động, định kỳ 6 tháng một lần, chủ xử lý CTR phải tiến hành quan trắc môi trường. Tuy nhiên lại không quy định biện pháp xử lý khi chủ xử lý CTR

52

không thực hiện đúng quy định nàỵ Mặt khác thủ tục, kinh phí cho việc lập và phê duyệt ĐTM cịn có những bất cập gây phiền phức cho doanh nghiệp.

Những chế tài xử phạt cho những vi phạm trong quản lý chất thải chưa đủ sức răn đe, "khung phạt hành chính cao nhất hiện nay là 70 triệu đồng, trong khi lãi ròng của các doanh nghiệp này lên tới hàng chục tỷ đồng. Do vậy, số tiền phạt này không thấm vào đâu và doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt. Thậm chí cịn có hiện tượng Lãnh đạo một số cấp ủy, bộ, ngành địa phương trong chỉ đạo điều hành còn "nặng" về các mục tiêu kinh tế, coi "nhẹ" các yêu cầu bảo vệ môi trường53. Về trách nhiệm dân sự, chỉ được áp dụng khi xác định được thiệt hại xảy ra, Điều 131 Luật BVMT 2005 quy định cách xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, nhưng chưa cụ thể nên rất khó áp dụng. Riêng xử lý Hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, Bộ luật Hình sự năm 1999 mới chỉ đề cập đến một số tội điển hình. So với yêu cầu đảm bảo thực hiện Luật BVMT 2005 thì Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa bao quát hết hành vi cần xử lý.

Ở nước ta, phương pháp xử lý CTRTT chủ yếu dùng phương pháp chơn lấp, nhưng chưa có tiêu chuẩn cho bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Qua phân tích trên cho thấy hiện nay chúng ta vẫn thiếu những quy định những văn bản quan trọng cho hoạt động quản lý CTRTT gây khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan đến CTRTT.

Thứ hai: Công tác tổ chức thực hiện phân loại CTRTT chưa được quan tâm đúng mức, ở các thành phố lớn đã có các cuộc vận động thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt, nhưng việc phân loại rác chưa phổ biến, chưa thường xuyên mà chỉ mang tính phong trào, phần lớn rác thải vẫn không được phân loại tại nguồn làm khó khăn và tốn kém cho việc xử lý.

Bên cạnh đó, cơng tác thu gom, vận chuyển rác thải cịn thiếu triệt để. Tại các đơ thị tuy đã tổ chức được mạng lưới xe vận chuyển và nhân công đi thu gom rác theo đúng giờ quy định nhưng lại chưa tổ chức tốt việc giáo dục và hướng dẫn người dân ý thức trách nhiệm phải đổ rác vào thùng rác và vào

53

xe chở rác. Bởi vậy việc xả rác cịn bừa bãi, tình trạng rác đổ đầy ra đường, cống rãnh hay tập trung bên cạnh chợ, kênh mương… còn phổ biến gây mất vệ sinh đường phố và làm ô nhiễm cảnh quan môi trường. Tại các khu dân cư ven đô và các khu dân cư nơng thơn, việc thu gom cịn nhiều bất cập và hạn chế. Tuy một số nơi đã tiến hành thu gom rác vào các khu vực riêng nhưng lại khơng có các phương tiện chuyên chở tới các bãi chôn lấp. Phương tiện và trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển rác không đồng bộ. Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước còn thiếu các phương tiện chuyên dùng cho việc vận chuyển rác thảị Các thiết bị cũ kỹ chủ yếu là thiết bị xe máy cơ giới đã qua sử dụng, lại không được bảo dưỡng đúng cách nên năng lực vận chuyển thấp (chỉ đạt được khoảng 70% năng suất) thời gian thu gom bị kéo dàị Trong quá trình vận chuyển nhiều xe vận tải hở, gây rơi vãi và rò rỉ nước rác dọc đường. Ngoài ra, xe chun chở cịn có nhiều chủng loại, nhãn hiệu xe bao gồm nhiều nước khác nhau nên gây khó khăn trong việc sửa chữa và bảo dưỡng.

Việc xử lý CTRTT còn nhiều hạn chế, phần lớn chất thải sinh hoạt khơng được tiêu hủy an tồn. Hình thức xử lý phổ biến hiện nay vẫn là đổ ở các bãi rác lộ thiên hoặc chôn lấp sơ sàị Hiện ở nước ta chỉ có khoảng 9% các đơ thị (từ thị xã trở lên) có nhà máy chế biến phân hữu cơ từ chất thải rắn sinh

hoạt54. Công nghệ chôn lấp tuy giá thành rẻ nhưng tốn diện tích đất trong khi

quỹ đất hiện nay rất hạn chế, khơng có khả năng thu hồi, tái chế, tái sử dụng nguồn tài nguyên rác. Mặt khác, các bãi chôn lấp đã được sử dụng nhưng do trình độ kỹ thuật cịn kém, việc vận hành khơng đúng kỹ thuật đã gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Mùi hôi thối và nước rỉ rác làm ô nhiễm mơi trường khơng khí và mơi trường nước cịn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là những nơi gần bãi rác.

Thông tin từ Hội thảo chuyên đề bàn về quản lý chất thải đô thị và công nghiệp do Hội Môi trường đô thị Việt Nam tổ chức ngày 28.5.2008 tại Hà nội cho biết, mỗi năm cả nước có hơn 15 triệu tấn rác. Hầu hết số rác này được chơn lấp trong 82 bãi rác, trong đó chỉ có 8 bãi được coi là chơn lấp hợp vệ

sinh55; Tại một số đô thị, các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt được quy hoạch

đặt nằm trong thành phố (bãi rác Tràng Cát - TP Hải Phòng, bãi rác của TP

54

Đặng Văn Lợi, Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị tại Việt Nam, tạp chí Bảo vệ mơi trường tháng 3/2007.

55

Thái Hà, Tìm hướng xử lý chất thải rắn đơ thị và công nghiệp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vinh- Nghệ An...) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân sống chung quanh. Phần lớn các bãi chôn lấp chất thải đều không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng cũng như q trình vận hành bãi chơn lấp chất thải theo đúng quy trình kỹ thuật chôn lấp hợp vệ sinh. Trong khi vấn đề chôn lấp rác bức xúc hằng ngày, không thể chờ đợi, dẫn đến hầu hết các đơ thị sử dụng hình thức chơn lấp mở do chi phí đầu tư và vận hành thấp. Hậu quả là đã gây ô nhiễm

mơi trường khơng khí, nước ngầm, nước mặt và gây mất mỹ quan đô thị56.

Việc tái chế CTRTT chủ yếu thả nổi cho tư nhân, khơng có sự quản lý kiểm tra của nhà nước. Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề, thu hút hơn 10 triệu lao động, trong đó số làng nghề tái chế chất thải và phế thải chiếm khoảng 6,2%...Hoạt động của các làng nghề tái chế đã góp phần tích cực cho việc tận dụng chất thải để tạo ra những sản phẩm có ích. Loại hình làng nghề tái chế khơng chỉ mang lại những lợi ích về xã hội và mơi trường mà nó đã và đang góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển kinh

tế của đất nước, đặc biệt là khu vực nông thôn57. Song do không được quản

lý, nên môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Việc chế biến CTR hữu cơ thành phân bón vi sinh (compost) chỉ mới thực hiện ở một số thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Việt Trì…Tuy nhiên do rác chưa được phân loại ngay từ nguồn nên ảnh hưởng đến chất

lượng phân và quá trình vận hành của các nhà máy58. Nhiều nhà máy xử lý rác

với cơng nghệ thiết bị do nước ngồi cung cấp, mặc dù các nhà máy này có dây chuyền thiết bị hiện đại và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu xử lý rác, song tính hiệu quả khơng cao do cơng nghệ khơng hồn tồn phù hợp với tính chất rác thải hỗn hợp không được phân loại từ nguồn của Việt Nam, vì vậy tỷ lệ phần chất thải được xử lý tái chế thấp, phần phải chơn lấp cao, địi hỏi phải đầu tư thêm khu vực chôn lấp hợp vệ sinh nên chi phí đầu tư vận hành nhà máy đều caọ Thậm chí cịn có tình trạng thiếu kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng dẫn đến việc xử lý chất thải không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

56

Đức Thắng, Ngọc Thắng và Nhật Quang, Một số kiến nghị về Quy hoạch hệ thống nhà máy xử lý rác, http://203.162.12.202/thongtinmt/noidung/nd_18_03_07.htm.

57

Đặng Kim Chi (2005), Tái chế chất thải và ô nhiễm tại các làng nghề, Nxb Khoa học kỹ thuật năm 2005.

58

Thứ ba: Vốn, cơng nghệ và trình độ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài chính cho xử lý CTRTT cịn hạn chế trong khi nhu cầu quản lý địi hỏi phải phải có đầu tư lớn và tập trung. Theo TS Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường: "Việc dành 1% ngân sách cho hoạt động quản lý môi trường đã thể hiện sự nỗ lực, quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề mơi trường. Tuy nhiên, số kinh phí này chỉ đủ để lo khâu tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác, hiện nay chúng ta có rất nhiều khoản đầu tư liên quan đến môi trường như nước sạch, xử lý rác thảị.. những chi phí này rất khó tính đủ"59.

Theo World Bank, chi phí xử lý ơ nhiễm mơi trường của Việt Nam dự tính khoảng 2,5 tỷ USD/năm trong khi phân bổ ngân sách của Chính phủ theo quy định khoảng 1% GDP, theo số liệu năm 2004 là khoảng 450 triệu UDS đạt 1/5 so với mức độ yêu cầụ Trong khi, kinh phí mà Chính phủ VN chi 1% tổng ngân sách cho các hoạt động quản lý mơi trường vẫn cịn thiếu các cơ sở thực tiễn khi phân bổ ngân sách cho việc kiểm sốt và giảm thiểu ơ nhiễm. Cụ thể, theo Nghị quyết 41, 10% của tổng kinh phí thuộc nguồn 1% tổng chi ngân sách nhà nước này được phân bổ cho Quỹ bảo vệ mơi trường. Do đó, khơng phải tồn bộ mà chỉ một phần vốn hoạt động của Quỹ dành cho sự

nghiệp bảo vệ mơi trường60. Kinh phí cho xử lý CTRTT hiện quá thấp, "Cái

giá mà Nhà nước trả để xử lý rác là khoảng 5 USD/tấn, vô cùng thấp so với các nước khác"61.

Do vốn đầu tư cho lĩnh vực mơi trường cịn ít và chưa được khoanh định thành một nguồn vốn riêng cho quản lý CTRTT nên rất khó trong đầu tư và quản lý sử dụng làm cho tác dụng và hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế, phân bổ vốn còn dàn trải, quản lý và phân cấp quản lý vốn chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế khuyến khích và huy động vốn từ các thành phần kinh tế và trong nhân dân. Số dự án viện trợ về quản lý chất thải trực tiếp cho các địa phương có tỷ lệ thấp, phần lớn tập trung ở các cơ quan trung ương và một số tỉnh, thành phố lớn62.

59

Thế Dũng, ra quân xử lý ô nhiễm sông Thị Vải

http://www.nhadattphcm.gov.vn/dknd/forum/topic.asp?TOPIC_ID=5016 .

60

Ngọc Huyền, thiếu ngân sách xử lý các vấn đề môi trường http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/06/790830/ 61 Hương Cát, Xử lý rác 5 USD/tấn làm sao áp dụng công nghệ mới, http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/01/765805/

Về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với CTRTT được Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về thu phí bảo vệ mơi trường đối với CTR và Thông tư số 39/2008/ BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP đã quy định đối tượng và mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với CTR, nhưng mức lệ phí thu gom, vận chuyển CTRTT đang ở mức thấp "Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn" là khơng đảm bảo chính sách

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 66 - 92)