Các quy định về đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thả

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 52 - 53)

5 .Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.1.2Các quy định về đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thả

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2Các quy định về đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thả

2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường

2.1.2Các quy định về đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thả

thông thường

Để đảm bảo hài hòa sự phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường, là bảo đảm sự phát triển bền vững, chúng ta phải kiểm soát được sự ảnh hưởng của các dự án đến môi trường sống của con ngườị Vì vậy, ĐTM là một trong những hoạt động quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. ĐTM là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định dự án đầu tư phát triển, vì ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến mơi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. (Điều 3 khoản 20 Luật BVMT 2005).

ĐTM có ý nghĩa rất lớn, giúp chúng ta xem xét nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giám sát mơi trường. ĐTM cịn có thể đưa ra nhiều phương án thực hiện dự án, so sánh lợi hại và tác động của từng phương án, trên cơ sở đó lựa chọn phương án phù hợp cả yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường; ĐTM cịn góp phần ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ các dự án, các cơ sở. Một trong những nội dung quan trọng của q trình ĐTM đó là hoạt động giám sát sau dự án. Hoạt động này giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét hoạt động của các cơ sở có vi phạm những gì mà họ đã cam kết trong báo cáo

ĐTM đã được xét duyệt hay không43.

Theo quy định của Luật BVMT 2005, thì chủ các dự án phải lập báo cáo ĐTM gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện. Việc thẩm định báo cáo ĐTM là trách nhiệm

43

của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xem xét, thẩm tra về mặt pháp lý cũng như những nội dung khoa học của các báo cáọ Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan có trách nhiệm thẩm định đưa ra các nhận xét về sự phù hợp pháp luật của báo cáo, đồng thời đánh giá tính chính xác, khách quan, mặt khoa học của các đề xuất trong báo cáọ Kết luận thẩm định này cùng với các kết luận khác trong luận chứng kinh tế kỹ thuật là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện dự án.

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM, trong đó xác định, tất cả các dự án tái chế, xử lý chất thải rắn các loại; các dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt quy mô từ 500 hộ dân trở lên hoặc quy mơ cấp huyện thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Việc thẩm định Báo cáo ĐTM được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội động thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM sau khi đã được thẩm định. Báo cáo ĐTM sau khi được thẩm định và phê duyệt thì Chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong ĐTM; Cơ quan phê duyệt Báo cáo ĐTM có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM. Khi kiểm tra đặc biệt lưu ý một số nội dung, trong đó phải lưu ý đến các biện pháp quản lý CTRTT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường ở việt nam (Trang 52 - 53)