f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án FDI
Đối với tỉnh có lợi thế về nguồn lao động dồi dào với 458,410 lao động, tuy nhiên phần đa là lao động phổ thông chưa được đào tạo một cách hợp lý nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, tỉnh đang có một lực lượng các tri thức trẻ đã tốt nghiệp ở các trường đại học, nhưng phần lớn trong số này đang làm việc tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước, do vậy tỉnh cần có chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ này trở về làm việc phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hơn nữa, tỉnh cũng cần phải chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản vừa đào tạo chuyên sâu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Làm việc tại môi trường có người nước ngoài đời hỏi người lao động phải có trình độ cao trong khi kiến thức của chúng ta chưa nhiều. Từ thực tế này trong những năm qua đã chỉ rõ sự yếu kém của đội ngụ cán bộ và công nhân kỹ thuật vì vậy tỉnh cần có kế hoạch đào tạo thường xuyên, liên tục, trước hết là đội ngũ đang làm công tác đối ngoại và các cán bộ trực tiếp tham gia công tác trong các liên doanh tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các cán bộ làm công tác quản lý cần phải được trang bị những kiến thức kinh tế đối ngoại, am hiểu luật đầu tư và các luật lệ khác có liên quan, thông thạo ngoại ngữ, thông qua các hình thức đào tạo phù hợp như các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp đào tạo sau đại học.. Ngoài ra tỉnh cần có kế hoạch, biện pháp quản lý, giúp đỡ bồi dưỡng thông qua các hoạt động sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo để giúp đội ngũ này ngày càng nâng cao trình độ.
Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật tỉnh cần phát triển các trung tâm dạy nghề, liên kết với các doanh nghiệp FDI, các trung tâm đào tạo nghề khác để đào tạo nghề cho người lao động địa phương, ngoài ra cần đa dạng hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học giúp cho quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế, đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp nhằm giải quyết nhanh chóng về lao động cho các doanh nghiệp đồng thời người học cũng yên tâm sau khi đào tạo đã có các doanh nghiệp tiếp nhận để làm việc ổn định
Với lợi thế là tỉnh tiếp giáp với các tỉnh có điều kiện phát triển về kinh tế và một số tỉnh của Trung Quốc nên cần tranh thủ đẩy mạnh công tác hợp tác học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển quy hoạch nguồn nhân lực và công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ
Trước hết phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch, định hướng phát triển, tạo dựng và đề cao hình ảnh của tỉnh Lạng Sơn với các nước trên thế giới. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư, bảo đảm nhanh gọn, chính xác, thuận lợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, xây dựng cổng thông tin điện tử về thu hút vốn đầu tư FDI. Cổng thông tin sẽ cung cấp những tiềm năng, chính sách thu hút vốn, những lĩnh vực được kêu gọi đầu tư; đồng thời cổng thông tin cũng là nơi tiếp nhận những thông tin ban đầu của nhà đầu tư...
Thành lập những văn phòng đại diện tại trung tâm một số tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam để quảng bá, giới thiệu, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc.
Định kỳ 1 năm 1 lần tổ chức các buổi xúc tiến đầu tư. Lạng Sơn có thể phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các trường Đại học để tổ chức các hội thảo về đầu tư nước ngoài tại Lạng Sơn. Hội thảo sẽ mời các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp từ nước ngoài. Đây sẽ là kênh quảng bá hiệu quả cho chính sách thu hút đầu tư FDI của tỉnh. Tỉnh nên lập và công bố cong khai danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư có trọng điểm, cụ thể với 3 mức độ: đặc biệt khuyến khích, khuyến khích có điều kiện hoặc có địa bàn, không khuyến khích đầu tư.
Đổi mới, đa dạng hóa phương thức tổ chức công tác xúc tiến đầu tư theo hướng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, từng dự án và đối tác cụ thể và hướng vào các mục tiêu đã đề ra, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hợp tác đầu tư
- Nâng cao hiệu quả đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. Tỉnh nên thường xuyên có sơ kết, tổng kết, hội thảo gặp gỡ với các doanh nghiệp FDI trên cơ sở đó tìm hiểu, nắm bawtsthoong tin kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện
- Các dự án đầu tư hiện được triển khai chủ yếu do các bộ, ngành giới thiệu, thông qua đại sự quán, văn phòng đại diện các nước hoặc theo các tập đoàn thông qua các dự án đã hoạt động. Do đó, tỉnh cần có quan hệ tốt, tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành, chủ doanh nghiệp lớn, bên cạnh đó phải giữ mối liên hệ thường xuyên với văn phòng đại diện, các công ty tư vấn đàu tư, các cơ quan ngoại giao để cung cấp thông tin, cơ hội đầu tư vào tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Kể từ khi những dòng FDI đầu tiên chảy vào Việt Nam, đã góp phần quan trong trọng viêc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, còn nghèo, rất cần vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, việc thu hút vốn FDI là một vấn đề cấp bách đối với tỉnh. So với các tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển. Công tác FDI trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án FDI đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh bước đầu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ tương đối hiện đại và những kinh nghiệm quản lý tiên tiến thúc đẩy cạnh tranh giữa doanh nghiệp tạo ra động lực phát triển đi lên. Tuy nhiên so với thế mạnh và các tiềm năng của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI của Lạng Sơn còn nhiều hạn chế. Sau hơn 20 năm thực hiện FDI , mới chỉ có 30 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký đạt 160,25 triệu USD, trong đó vốn thực hiện mới đạt 32,13 triệu USD. So với tình hình chung của cả nước những con số nêu trên là quá thấp cả về số dự án, bình quân vốn đầu tư trên 1 dự án và tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác FDI ở Lạng Sơn trước hết là do nhận thức trong công tác này chưa được quán triệt sâu sắc trong đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp của tỉnh, công tác quản lý Nhà nước về hợp tác đầu tư còn nhiều bất cập, yếu kém; công tác thông tin, quảng cáo giới thiệu về tiềm năng và các cơ hội đầu tư của tỉnh còn chưa được chú trọng đúng mức; các thành phần kinh tế tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
liên doanh với các đối tác nước ngoài còn ít; tỉnh chưa quan tâm thích đáng đến khâu vận động đầu tư.
Theo đánh giá của các nhà phân tích kinh tế, trong giai đoạn tiếp theo Lạng Sơn là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những mặt hạn chế đã góp phần tạo ra rào cản đối với việc thu hút FDI vào Lạng Sơn trong thời gian qua. Môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và cụ thể là về các thủ tục hành chính, về sự yếu kém tồn tại trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã và đang là những băn khoăn trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đổ vốn vào địa phương này. Và nếu như trong giai đoạn tiếp theo, những hạn chế này không được nỗ lực khắc phục thì vị trí của Lạng Sơn trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư sẽ còn tiếp tuc suy giảm.
Để có thể tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, có tính cạnh tranh so với các tỉnh khác nhằm mục đích thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI vào tỉnh, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến Lạng Sơn làm ăn. Nguồn vốn FDI vào tỉnh trong những năm tới đây chắc chắn sẽ tăng lên. FDI chắc chắn sẽ có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn. Cho nên khi quyết định nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp về các giải pháp để nâng cao khả năng thu hút vốn FDI vào Lạng Sơn trong giai đoạn tiếp theo sao cho tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. GS.TS. Tô Xuân Dân (1995), Giáo trình Kinh tế Quốc tế
3. Vũ Chí Lộc (1992), Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục
4. TS. Nguyễn Thị Hường (2000), Giáo trình Quản trị Dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Trường ĐHKTQD
5. PGS - PTS. Nguyễn Ngọc Mai, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Trường ĐHKTQD
6. PTS. Vũ Trường Sơn, Đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê
7. PGS - TS. Võ Thanh Thu, Ths. Ngô Thị Ngọc Huyền, Hướng dẫn FDI tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, 1998
8. Global Economic Prospects 2001 and The Developing Countries (tài liệu World Bank library)
9. Nghị quyết 09/2001/NQ-chi phí về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu qủa FDI thời kỳ 2001 - 2005.
10. Tài liệu bộ KH & ĐT các năm 2006, 2007, 2008, 2009, Báo về tình hình FDI tại Việt Nam
11. Niên giám thống kê- tỉnh Lạng Sơn, năm 2008
12. UBND tỉnh Lạng Sơn (2006, 2007, 2008, 2009), Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm 2006, 2007, 2008, 2009
13. UBND tỉnh Lạng Sơn (2006, 2007, 2008, 2009), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm 2006, 2007, 2008, 2009
14. UBND tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn tiềm năng phát triển kinh tế và hội nhập
15. UBND tỉnh Lạng Sơn (2008), Lạng Sơn tiềm năng và cơ hội đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TT Tên dự án/ lĩnh vực Địa điểm thực
hiện Quy mô
Dự kiến vốn đầu tư
(nghìn USD)
Hình thức đầu tư
LĨNH VỰC NÔNG- LÂM NGHIỆP
1 Nhà máy chế biến nhựa thông h. Lộc Bình
h. Đình Lập 5.000 tấn/năm 1.500
Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước 2 Dự án nhà máy sản xuất gỗ công
nghiệp
h. Lộc Bình
h. Đình Lập 1.000.000 m3/năm 5.000
Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước 3 Dự án nhà máy sản xuất bột gỗ h. Lộc Bình
h. Đình Lập 1.000.000 tấn/ năm 2.000
Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước
4 Dự án xây dựng hế thống kho bảo quản hàng hoá nông sản
Khu trung chuyển hàng hoá xã Phú Thuỵ Hùng H Cao Lộc
100.000 tấn
nguyên liệu 6.000
Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6 Nhà máy chế biến thực phẩm KCN Đồng Bành 35.000 tấn/ năm 10.000
ngoài, vốn đầu tư trong nước 7 Dự án bảo quản chế biến hoa quả KCN Đồng Bành 1.500 tấn SP/ năm 5.000 Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước
ngoài, vốn đầu tư trong nước 8 Dự án trồng hoa công nghệ cao Mẫu Sơn, h.Lộc
Bình 50ha 4.000
Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước
9 Dự án chế biến gừng xuất khẩu NM tại KCN Đồng Bành h.Chi Lăng
2.500-3.000 tấn gừng nguyên
liệu/năm
4.000 Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
1 Nhà máy thuỷ điện Đinh Đèn h.Lộc Bình 1,0MW 3.500 Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước, BOT
2 Dự án Nhà máy thuỷ điện sông
Kỳ Cùng 2 h.Đình Lập 1,0MW 3.500
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước, BOT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5 Dự án thuỷ lợi-thuỷ điện Kỳ
Cùng 4 (Bản Lải) h.Lộc Bình
Thuỷ lợi: cấp nước cho 2.045 ha lúa và
hoa màu Thuỷ điện: 3,2MW
40.625 Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước, BOT
6 Đầu tư xây dụng phong điện Mẫu
Sơn h.Lộc Bình 10MW 10.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước, BOT
7 Nhà máy nhiệt điện Na Dưong
(giai đoạn 2) h.Lộc Bình 100MW 120.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước, BOT
8 Nhà máy xi măng lò quay Đồng
Bành (giai đoạn 2) h.Chi Lăng 91 vạn tấn/năm 125.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước, BOT
9 Dự án khai thác đá xây dựng h.Chi Lăng 500.000 m3/năm 7.000 Liên doanh, 100% vốn FDI
10 Dự án sản xuất tấm lợp kim loại,
kết cấu thép, khung nhà tiền chế KCN Đồng Bành 1 triệu m2/năm 5.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13 Dự án thu gom và chế biến rác
thải trong khu KTCK h.Cao Lộc 15ha 7.500
Liên doanh, vốn đầu tư trong nước, BOT
14 Dự án xản xuất thiết bị điện dân dụng và vật tư ngành điện
Khu gia công Khơ
Đa- Ma Mèo 20 triệu SP/năm 8.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước
15 Dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện máy tính
Khu gia công Khơ
Đa- Ma Mèo 10 triệu SP/năm 10.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước
16 Dự án sản xuất thiết bị máy móc
nông nghiệp KCN Đồng bành 15.000 SP/năm 5.000
Liên doanh, 100% vốn FDI, vốn đầu tư trong nước
17 Dự án sản xuất, lắp ráp phụ tùng
ô tô KCN Hồng Phong 2 triệu SP/năm 25.000 Liên doanh, 100% vốn FDI 18 Dự án sản xuất lắp ráp xe máy KCN Đồng Bành 5 triệu SP/năm 10.000 Liên doanh, 100% vốn FDI