Thực tế thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế so với những ngành nghề khác. Cụ thể, giai đoạn từ năm 1998 đến 2008 khu vực nông nghiệp có 966 dự án, với vốn đầu tư khoảng 4.682 triệu USD, chiếm 10,7% trong tổng số dự án FDI toàn quốc và vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này khoảng 5,24% vốn đầu tư trong cả nước. Tính đến ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31/12/2008, có 929 dự án còn hiệu lực, với vốn đầu tư là 4.458 triệu USD, vốn điều lệ 2.115 triệu USD và 2.021 triệu USD đầu tư thực hiện. Trong đó có 800 dự án nông-lâm nghiệp, vốn đầu tư là 4.008 triệu USD, vốn điều lệ là 1.867 triệu USD và 1.852 triệu USD đầu tư thực hiện, 129 dự án thuỷ sản, vốn đầu tư là 450 triệu USD, vốn điều lệ là 248 triệu USD và 169 triệu USD đầu tư thực hiện.
Sự mất cân bằng về địa điểm đầu tư FDI trong nông nghiệp cũng được thể hiện rõ. Phần lớn các dự án này tập trung tại các tỉnh phía nam như: Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Ðồng, chiếm đến hơn 70% số dự án. Tuy nhiên các dự án này đều có quy mô nhỏ, gắn với nguồn nguyên liệu địa phương, trừ một số dự án sản xuất mía đường, thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô hàng chục triệu USD.
Nguyên nhân dẫn tới việc thu hút FDI trong nông nghiệp còn thấp do:
Một là, Việt nam chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách rõ ràng, như hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp kém hiệu quả và chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Hai là, cơ sở hạ tầng yếu kém và tay nghề của lao động ở khu vực nông thôn rất thấp đang là những trở ngại cho thu hút đầu tư nước ngoài. Theo thống kê cho thấy, hiện tổng số lao động ngành nông nghiệp cả nước là 46,7 triệu người, chiếm 74,6% tổng lực lượng lao động toàn xã hội. Nhưng có tới 83% trong số 46,7 triệu người này chưa hề qua bất kỳ một lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật nông nghiệp nào.
Ba là, chính sách về đất đai chưa thuận lợi; quỹ đất dành cho nhà đầu tư tại các địa phương manh mún, nhỏ lẻ thiếu quy hoạch đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bốn là, tính rủi ro cao khi đầu tư vào nông nghiệp như phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, lại thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai, dịch bệnh và những biến động gần như liên tục về giá cả trên thị trường trong nước và thế giới.