Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 121)

f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Tỉnh Lạng Sơn có những tiềm năng và thế mạnh gì trong việc thu hút FDI trong phát triển nông nghiệp, nông thôn?

Câu hỏi 2: Thực trạng thu hút FDI của tỉnh Lạng Sơn hiện nay như thế nào?

Câu hỏi 3: Những giải pháp cơ bản nào nhằm góp phần thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn?

1.2.2. Cơ sở phương pháp luận

Đầu tư luôn là vấn đề được quan tâm ở mọi thời đại, nó không chỉ dừng lại ở các nước đang phát triển mà ngược lại đầu tư ở các nước phát triển luôn được quan tâm nhưng dưới góc độ khác nhau. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cần phải nhạy bén nhìn nhận những vấn đề tồn tại và điểu chỉnh, thay đổi nhằm đảm bảo cho sự phát triển chung của xã hội. Việc nhìn nhận và đánh giá lại những vấn đề sau một thời gian là không thể thiếu, từ việc nhìn nhận lại vấn đề ta có thể rút ra những bài học để phát triển tốt hơn trong tương lai. Với vần đề nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Thông qua kết quả của việc nghiên cứu đề tài giúp cho các nhà đầu tư có được bức tranh tổng thể về tình hình đầu tư tại Lạng Sơn, các nhà hoạch định chính sách nắm rõ được những vấn đề tồn tại và những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những tồn tại khó khăn giúp tỉnh phát triển ổn định và bền vững trong những năm tới, đặc biệt là sau khi ra nhập AFTA và WTO.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

1.2.3.1 Phƣơng pháp SWOT

Phương pháp này được áp dụng trong đề tài để thấy được các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay tỉnh đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Cụ thể cần xem xét các vấn đề liên quan đến điệu kiện của tỉnh trong phân tích như:

Điểm mạnh:

 Tỉnh Lạng Sơn có những lợi thế gì?

 Tỉnh có thể làm gì tốt hơn những tỉnh khác?

 Tỉnh có gì đặc biệt để có khả năng trong việc thúc đẩy thu hút FDI?

Điểm yếu:

 Tỉnh cần phải cải tiến những gì?

 Cần phải tránh những gì khi thực hiện chính sách thu hút FDI?

 Những gì mà tỉnh hiện nay đang khó khăn trong thu hút FDI?

Cơ hội:

 Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại hiệu quả trong việc thu hút FDI đối với tỉnh?

 Đâu là xu thế tốt mà tỉnh đang mong đợi?

 Những cơ hội được xem là có hiệu quả nhất trong việc thu hút FDI đối với tỉnh

Nguy cơ:

 Tỉnh Lạng Sơn đang gặp phải những trở ngại gì trong thu hút FDI?

 Các doanh nghiệp FDI hiện nay đang gặp những khó khăn gì?

 Liệu có điểm yếu nào của tỉnh đe dọa nghiêm trọng đến việc thu hút FDI của tỉnh không?

 Những vấn đê liên quan đến các chính sách có ảnh hưởng như thế nào đến thu hút FDI của tỉnh?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.3.2 Phƣơng pháp thu tập thông tin a. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương, các phòng Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh liên quan, Tổng Cục thống kê, website của các Bộ, Ngành.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

Được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những thay đổi trong cơ cấu đầu tư, sự sụt giảm về quy mô và chất lượng các dự án FDI.

1.2.3.3 Phƣơng pháp xử lý thông tin

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu, đồ thị.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Trên cơ sở những thông tin thu thập được sẽ tiến hành tổng phân loại, đánh giá thông tin để đưa vào sử dụng

1.2.3.4 Phƣơng pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như đối tác đầu tư, khu vực đầu tư, lĩnh vực đầu tư... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với tình hình đầu tư của tỉnh Lạng Sơn.

b. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh kết quả đầu tư giữa các hình thức đầu tư khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

c. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị trong hầu hết các bảng số liệu thông tin. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

d. Phƣơng pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo.

1.2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất. - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

- Chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập nội tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiềm năng của tỉnh

- Chỉ tiêu phản ánh về tiềm năng vị trí địa lý của tỉnh - Chỉ tiêu phản ánh về tiềm năng đất đai

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn tài nguyên thiên nhiên - Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng về du lịch- dịch vụ - Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng * Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư FDI

- Số dự án: chỉ tiêu này phản ánh số lượng dự án đầu tư vào tỉnh qua các năm và cả giai đoạn

- Vốn đăng ký: là số vốn các nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào tỉnh - Vốn thực hiện: là số vốn thực tế các nhà đầu tư thực hiện đầu tư - Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực: là cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo 2 khu vực thành thị và nông thôn

- Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư: là cơ cấu vốn đầu tư thực hiện chia theo từng lĩnh vực đầu tư

- Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư: là cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo từng đối tác đầu tư.

* Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân: để phán ánh tốc độ phát triển bình quân qua các năm của các chỉ tiêu nghiên cứu, còn gọi là chỉ số phát triển, là chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ/ thời điểm khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Tốc độ phát triển được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức độ được chọn làm gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ phát triển sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốc độ phát triển liên hoàn (hay tốc độ phát triển từng kỳ) dùng để phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua từng thời gian ngắn liền nhau, được tính bằng cách so sánh một mức độ nào đó trong dãy số ở kỳ nghiên cứu với mức độ liền trước đó. Công thức tính:

1   i i i y y t

Trong đó: ti - tốc độ phát triển liên hoàn;

yi - mức độ chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu;

yi-1- mức độ chỉ tiêu ở kỳ liền kề trước kỳ nghiên cứu.

Tốc độ phát triển định gốc dùngđể phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua một thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức độ ở kỳ nghiên cứu trong dãy số với mức độ ở kỳ được chọn làm gốc không thay đổi (thường là mức độ ở kỳ đầu tiên trong dãy số). Công thức tính:

) 1 ( 1   i i i y y T Trong đó: Ti - tốc độ phát triển định gốc;

yi - mức độ của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu;

y1 - mức độ của chỉ tiêu ở kỳ được chọn làm gốc so sánh;

Đề tài nghiên cứu sự biến động của tỉnh hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Lạng Sơn qua 3 năm, do đó phương pháp tốc độ phát triển bình quân sẽ cho phép tác giả tính toán được xu hướng biến động qua các năm của hiện tượng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc với diện tích đất tự nhiên là 8.331,24 km2, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Quảng Tây- Trung Quốc với đường biên giới đất liền dài trên 250 km, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn. Tuy là một tỉnh miền núi nhưng Lạng Sơn chỉ cách thủ đô Hà Nội 154km, lại nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh. Hệ thống giao thông Lạng Sơn rất thuận lợi, là đầu mối tuyến quốc lộ 1A nối Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng với các cửa khẩu sang Trung Quốc; bên cạnh đó Lạng Sơn cũng là nơi bắt nguồn của con đường 4B ra Trà Cổ, vịnh Hạ Long- Quảng Ninh, đường 4A lên Pắc Bó- Cao Bằng, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Na Rì- Bắc Kạn đồng thời có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam- Trung Quốc vươn ra các nước Đông Âu. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khấu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buốn bán, xuất khẩu hàng hoá và phát triển dịch vụ. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là nguồn vốn từ Trung Quốc.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuộc núi Mẫu Sơn 1.541m. Địa hình được chia thành 3 tiều vùng: vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp tạo nên miền mái núi có độ dốc trên 35 độ); vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có nhiều hang động, sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao trên 550m ); vùng đồi núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10- 25 độ,... Với đặc điểm địa hình như vậy, Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp trồng cây công nghiệp, du lịch và khai khoáng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Lạng Sơn mang đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ không quá cao, trung bình tổng nhiệt độ từ 76.000- 78.000. Mùa đông kéo dài 5 tháng, khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn nên độ ẩm cao (82%). Lượng mưa và cường độ mưa trung bình hành năm từ 1.400-1.500mm, với số ngày mưa trung bình là 135 ngày/ năm. Nền địa hình cao trung bình là 251m so với mặt nước biển. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ... Bên cạnh đó, khí hậu Lạng Sơn đã tạo ra những khu du lịch nghỉ dưỡng có điều kiện tốt như đỉnh Mẫu Sơn... Đây chính là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào phát triển các khu du lịch của tỉnh.

2.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

Đất là một trong nhưng tài nguyên thiên nhiên quan trong cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 832.378,32 ha có 3 loại đất chính, đất feralít của các miền đồi và núi thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(dưới 700m) chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralít mùn trên núi cao (700-1.500) đất phù sa (9.530ha), đất than bùn đất nông nghiệp... các loại đất trên thích ứng với nhiều loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, cây công nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 521.015,16 ha chiếm 62,59% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa nước là 41.256,31 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 413.956,72 ha chiếm 79,45% diện tích đất nông nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 317.128,19 ha, đất rừng phòng hộ 88.797,13 ha, đất rừng đặc dụng 8.031,40 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp là 39.466,95 ha chiếm 4,74% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 271.896,21 ha, chiếm 32,66% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất bằng chưa sử 203.172,52 ha chiếm 74,72% diện tích đất chưa sử dụng. Như vậy tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển lâm nghiệp trong những năm tới

Bảng 2.1: Tài nguyên đất đai của Lạng Sơn năm 2008

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất 832.378,32 100,00

1 Đất Nông nghiệp 521.015,16 62,59

2 Đất phi nông nghiệp 39.466,95 4,75

3 Đất chưa sử dụng 271.896,21 32,66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của Lạng Sơn năm 2008

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Nhìn vào đồ thị sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn cho thấy diện tích đất

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)