Đặc điểm hệ thống giao thông vận tải

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 55)

f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương

2.1.3.1.Đặc điểm hệ thống giao thông vận tải

Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng số chiều dài 3.189,5 km và 281 chiếc cầu với chiều dài 4.738 m, mật độ đạt 0,39 km/km2 và bình quân 4,56 km/1000 dân.

Đường quốc lộ:

Tuyến quốc lộ 1A nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội và các tỉnh tận cùng phía nam.

Tuyến quốc lộ 1B nối từ Đồng Đăng - Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn đi Thái Nguyên.

Tuyến quốc lộ 4A nối Đồng Đăng - Thất Khê đi Pắc Bó- Cao Bằng. Tuyến quốc lộ 4B nối Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình Lập đến Trà Cổ- (tỉnh Quảng Ninh).

Tuyến quốc lộ 3B sang Na Rì- Bắc Kạn.

Quốc lộ 31 Đình Lập - Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)

Tuyến Quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ qua An Châu (tỉnh Bắc Giang) đến với tỉnh Quảng Ninh.

Mạng lưới các đường Quốc lộ đã tạo ra một hành lang lưu thông liên kiết giữa tỉnh Lạng Sơn với các tỉnh phía Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh phụ cận Hà Nội, đặc biệt là vùng kinh tế du lịch trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và Trung Quốc.

Bên canh các tuyến đường bộ quan trọng Lạng Sơn còn có tuyến đường sắt chạy qua. Nằm trong hệ thống đường sắt quốc gia, nối Lạng Sơn với Hà nội và các tỉnh khác của Việt Nam với Trung Quốc và các nước Trung Á, Nga...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.2: Số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm, giai đoạn 2006 - 2008

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2008)

Ngoài ra, hệ thống đường liên xã, liên huyện của tỉnh Lạng Sơn cũng tương đối phát triển so với một tỉnh miền núi biên giới. Hiện nay 100 số xã đã có đường ô tô đi được đến trung tâm xã. Trong đó tính đến năm 2008 đã có 84,07% số xã có đường ô tô đi đến được trung tâm xã trong cả 4 mùa. Đây là một điểm mạnh của Lạng Sơn, đó cũng là tiền đề để phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi có điều kiện khó khăn trong cơ sở hạ tầng.

Tóm lại, là một tỉnh miền núi biên giới, có điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn, chia cắt, song tỉnh Lạng Sơn là một trong những địa phương có điều kiện hạ tầng tương đối phát triển, đặc biệt là giao thông. Tỉnh là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh nội địa với cửa khẩu quốc tế, quốc gia nối với Trung Quốc. Với điều kiện giao thông như vậy đã tạo cho Lạng Sơn một thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 55)