Kết quả phát triển xã hội giai đoạn 2006 2008

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 66)

f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương

2.1.4.2.Kết quả phát triển xã hội giai đoạn 2006 2008

Kết quả phát triển xã hội của tỉnh được đánh giá bởi một số chỉ tiêu cơ bản sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2008. Cụ thể, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người mới đạt 6,8 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 8,118 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 đã đạt mức 10,356 triệu đồng. Đây là sự phát triển nhảy vọt, chính tỏ đời sống của người dân tỉnh Lạng Sơn không ngừng tăng lên qua các năm. Tốc độ phát triển bình quân của thu nhập bình quân đạt mức 123,35% năm. Với đà tăng trưởng này, nếu kết hợp với việc thu hút vốn FDI, đời sống của người dân tỉnh Lạng Sơn sẽ không ngừng được cải thiện và tăng lên. Bên cạnh đó, mức tăng thu nhập lương thực bình quân/đầu người cũng có sự cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chỉ tiêu này đạt 102,34% năm. Tuy nhiên, mức thu nhập lương thực bình quân vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước. Tính đến năm 2008 mới đạt 362,9 kg/người, thấp hơn nhiều so với mức điều kiện cần để thực hiện thành công công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Do đó, tỉnh cần chú trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân, từ đó tạo tiền đề thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội giai đoạn 2006 – 2008

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ PTBQ (%) 2006 2007 2008 1 GDP thực tế BQ/đầu người 1000đ 6.806 8.118 10.356 123,35

2 Lương thực BQ/đầu người Kg 346,5 383,1 362,9 102,34

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 25,16 21,82 19,32 87,63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xóa đói giảm nghèo cũng là một thành công của tỉnh Lạng Sơn. Theo tiêu chí mới, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 25,16%; năm 2007 giảm xuống còn 21,82% và đến năm 2008 chỉ còn 19,32%. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có những điều kiện khó khăn trong phát triển kinh tế. Do đó, thu hút FDI sẽ là chìa khóa để phát triển khu vực này cũng như để thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 66)