Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 52)

f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương

2.1.1.4.Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

Đất là một trong nhưng tài nguyên thiên nhiên quan trong cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 832.378,32 ha có 3 loại đất chính, đất feralít của các miền đồi và núi thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(dưới 700m) chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralít mùn trên núi cao (700-1.500) đất phù sa (9.530ha), đất than bùn đất nông nghiệp... các loại đất trên thích ứng với nhiều loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, cây công nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 521.015,16 ha chiếm 62,59% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa nước là 41.256,31 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 413.956,72 ha chiếm 79,45% diện tích đất nông nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 317.128,19 ha, đất rừng phòng hộ 88.797,13 ha, đất rừng đặc dụng 8.031,40 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp là 39.466,95 ha chiếm 4,74% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 271.896,21 ha, chiếm 32,66% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất bằng chưa sử 203.172,52 ha chiếm 74,72% diện tích đất chưa sử dụng. Như vậy tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển lâm nghiệp trong những năm tới

Bảng 2.1: Tài nguyên đất đai của Lạng Sơn năm 2008

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất 832.378,32 100,00

1 Đất Nông nghiệp 521.015,16 62,59

2 Đất phi nông nghiệp 39.466,95 4,75

3 Đất chưa sử dụng 271.896,21 32,66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của Lạng Sơn năm 2008

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Nhìn vào đồ thị sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ (4,75%), trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lớn (62,59%), đất chưa sử dụng chiếm 32,66%. Đây là điều kiện tốt cho Lạng Sơn có thể thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất chưa sử dụng sang các lĩnh vực khác như khai khoáng, phát triển du lịch... để phát triển nông thôn của tỉnh. Đây là một lợi thế lớn, đồng thời cũng là thách thức đối với việc phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

Về tài nguyên khoáng sản, theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình) than bùn ở Bình Gia; phốt pho ở Hữu Lũng, bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định) đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình) quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc... chưa được điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đánh giá trữ lượng. Tuy trữ lượng các loại khoáng sản không lớn, nhưng chủng loại nhiều, điều này phù hợp với việc kêu gọi các dự án quy mô nhỏ do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 52)