f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương
2.2.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ
Tỉnh Lạng Sơn là tỉnh biên giới có nhiều cửa khẩu, là vùng đất có nền văn minh cổ xưa, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như văn hoá Bắc Sơn, Mai Pha, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như động Nhất, Nhị Tam Thanh, thành Nhà Mạc, Giếng Tiên, các di tích lịch sử như Chi Lăng, đường 4… Với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những lợi thế trên Lạng Sơn đặc biệt có tiềm năng trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ.
Lạng Sơn là nơi có khả năng đón khách du lịch quốc tế, lưu chuyển qua biên giới Việt- Trung, thăm quan các danh lam thắng cảnh và văn hoá Lạng Sơn. Trên thực tế, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh hàng năm đạt mức tăng trưởng trung bình trên 20%, các loại dịch vụ phát triển mạnh như: viễn thông, tài chính, tín dụng, ngân hàng. Trên địa bàn hệ thống chợ và mạng lưới bán lẻ tương đối phát triển gồm các chợ đầu mối và các chợ cửa khẩu; hiện có một số dự án Trung tâm thương mại đang triển khai như: Trung tâm phân phối bán sỉ và kho vận tại thành phố Lạng Sơn với quy mô trên 11 ha; 02 khách sạn 5 sao và 1 khu saan golf 18 lỗ…hiện nay hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khá sôi động, các tour du lịch như Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và ngược lại; Hà Nội- Lạng Sơn- Bằng Tường, Côn Minh, Bắc Hải, Quảng Châu đã đi vào hoạt động ổn định. Mấy năm gần đây trung bình Lạng Sơn đón trên 1,0 triệu lượt khách và đạt tốc độ tăng trưởng trên 18%. Trong thời gian tới tỉnh sẽ đặc biệt ưu tiên phát triển các lĩnh vực dịch vụ, đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn; sẽ chú trọng thu hút vốn đầu tư và hình thành các khu, trung tâm trung chuyển hàng hoá lớn (gắn với khu phi thuế quan) làm cầu nối giữa Trung Quốc- Việt Nam và các nước ASEAN. Tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và hệ thống khách sạn cao cấp, các khu nghỉ mát, sinh thái.