Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 121)

f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương

3.1.1.Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam

3.1.1.1. Mục tiêu

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Việt Nam đã đưa ra tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.

Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư rất lớn, trong đó không thể thiếu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Một số mục tiêu cụ thể về thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2010 cụ thể như sau:

Thứ nhất, vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24- 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001- 2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Thư hai, vốn đăng ký: Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006- 2010 đạt khoảng 38- 40 tỷ USD (tăng khoảng hơn 80% so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với giai đoạn 2001- 2005), trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 28 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt khoảng 10- 12 tỷ USD.

Thứ ba, về doanh thu từ các dự án FDI: khoảng 216 tỷ USD

Thứ tư, về xuất- nhập khẩu của khu vực FDI: xuất khẩu đạt khoảng 106,5 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.

Thứ năm, nộp ngân sách nhà nước của khu vực FDI: khoảng 8,7 tỷ USD.

Thứ sáu, về cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư- Bộ KH và Đầu tư

3.1.1.2. Định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam a. Định hƣớng ngành

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đến năm 2010 và định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút nguồn vốn FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

Một số định hướng cụ thể:

(i) Ngành Công nghiệp-Xây dựng:

- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên- phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

(ii) Ngành Dịch vụ:

- Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính- viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:

- Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục- đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá.

- Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(iii) Ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp:

- Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.

- Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...

b. Định hƣớng vùng

Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với FDI tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng).

3.1.2. Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI của tỉnh Lạng Sơn

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 cụ thể như sau: Phấn đấu đạt tôc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huy động cao độ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tập trung mọi nỗ lực để xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn từng bước trở thành khu kinh tế động lực, là hạt nhân thu hút đầu tư. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hanh. Đảm bảo quốc phòng, an ninh. Chuẩn bị tốt các tiền đề cho bước phát triển toàn diện và vững chắc trong giai đoạn 2011 – 2015.

[UBND tỉnh Lạng Sơn, số 248/BC-UBND- Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010]

Trong mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới đã chú trọng tới việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, mà ở đây nhấn mạnh đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Để việc thu hút FDI vào Lạng Sơn vừa đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững, công tác thu hút FDI phải dựa trên những quan điểm phương hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, phải tập trung cho mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 12- 12,5% năm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề, đòi hỏi phải có sự phấn đấu cao độ, nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Thứ hai, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đây là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Tiếp tục tạo bước chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xóa đói giản nghèo, đảm bảo an ninh xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, tiếp tục củng cố quốc phòng an ninh; giữ vững ổn định chính trị; đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, đồng thời tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ tư, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển, tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, các lĩnh vực mũi nhọn để làm động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội, đồng thời quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Tập trung chỉ đạo, thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

[UBND tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn tiềm năng phát triển kinh tế và hội nhập, NXB Hồng Đức, 2008. Tr16-17]

3.1.2.2. Định hướng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

a. Định hƣớng chung

* Đối với ngành nông- lâm nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cho các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như phát triển các vùng cây ăn quả đặc sản, phát triển vùng trồng hoa, vùng trồng cây cảnh, vùng trồng chè. Tiếp tục phát triển lâm nghiệp nhất là các dự án trồng rừng sản xuất. Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào 3 loại vật nuôi chính là bò thịt, bò sữa; lợn; gia cầm nhằm khai thác tiềm năng lương thực, rau quả trên địa bàn tỉnh, tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu và phát triển cở chế biến sản phẩm từ nông nghiệp.

* Đối với phát triển công nghiệp: hình thành các khu gia công chế biến hàng xuất khẩu, nhập khẩu quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh– Lạng Sơn– Hà Nội– Hải Phòng– Quảng Ninh. Các ngành công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ưu tiên và khuyến khích đầu tư: gia công, tái chế hàng xuất nhập khẩu, công nghiệp cơ khí, điện tử, khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, nhiệt điện.

* Đối với phát triển dịch vụ: đặc biệt ưu tiên phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Chú trọng thu hút đầu tư và hình thành các khu, trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn (gắn với khu phi thuế quan), làm cầu nối giữa Trung Quốc– Việt Nam. Tiếp tục khuyến khích các đầu tư đầu tư các trung tâm thương mại, trung tâm hội trợ triển lãm quốc tế và hệ thống khách sạn cao cấp, các khu nghỉ mát sinh thái.

[UBND tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn tiềm năng và cơ hội đầu tư. 2008]

b. Mục tiêu cụ thể thu hút FDI đến năm 2015

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng mục tiêu cụ thể về thu hút vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực: nông– lâm nghiệp; công nghiệp; thương mại– dịch vụ – du lịch; xây dựng, hạ tầng đô thị; y tế – giáo dục.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 nhƣ sau:

Tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài: 72 dự án

Tổng vốn FDI thu hút được: 1,5 tỷ USD

Trong đó:

- Lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp: 9 dự án

- Công nghiệp: 23 dự án

- Thương mại, dịch vụ, du lịch: 8 dự án

- Xây dựng, hạ tầng đô thị: 15 dự án

- Y tế - giáo dục: 7 dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

3.2.1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Đối với bất kì một nhà đầu tư nước ngoài nào khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, điều làm họ băn khoăn lo ngại nhất có lẽ là vấn đề thủ tục hành chính. Phải thừa nhận rằng chính những thủ tục rườm rà đó là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù luật đầu tư 2005, về mặt nguyên tắc được đánh giá là không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhưng trên thực tế, trong khâu triến khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài cân khắc phục. Sau đây chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp FDI:

- Thứ nhất, đổi mới quan điểm về thủ tục hành chính.

Các cơ quan nhà nước cần có tư duy sát thực hơn về hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng trước hết đây vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm của họ. Cơ quan quản lý nhà nước phải nhận thức, quán triệt quan điểm phục vụ trong chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trung tâm theo hướng nhận khó khăn về phía mình để tìm cách đơn giản hoá thủ tục hành chính tới mức cao nhất, đem lại thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, mọi thủ tục hành chính cần hướng vào việc tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được thiết kế theo hướng để khi doanh nghiệp thực hiện với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất. Từ điều này sẽ tìm ra nhiều cách sáng tạo thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thứ hai, tiếp tục đơn giản hoá các thủ thục hành chính trong việc thẩm định và cấp phép.

Cải tiến mạnh mẽ thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính thực sự theo nguyên tắc liên thông "một cửa", "một đầu mối". Tỉnh nên uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư là cơ quan đầu mối phụ trách

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 121)