Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 2008

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 64)

f. Bài học kinh nghiêm trong thu hút FDI của một số địa phương

2.1.4. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 2008

2.1.4.1. Kết quả phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006- 2008

Giai đoạn 2006- 2008 là thời kỳ đầu của kế hoạch phát triển 5 năm (2006- 2010) của tỉnh Lạng Sơn, trong đó năm 2008 là năm bản lề để thực hiện thành công mục tiêu phát triển của giai đoạn này. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006- 2008 là rất khả quan, thể hiện ở tổng giá trị nội tỉnh đã tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2006 giá trị nội tỉnh đạt 5.077.698 triệu đồng; năm 2007 đạt 6.105.505 triệu đồng và đến năm 2008 đã là 7.860.095 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này đạt 124,42% năm. Đây là một thành quả thể hiện sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Trong số các ngành kinh tế của tỉnh, khu vực nông- lâm nghiệp- thủy sản có tốc độ phát triển bình quân đạt 124,33%; khu vực công nghiệp- xây dựng đạt 121,91% và khu vực dịch vụ- thương mại đạt mức cao nhất là 125,94%. Kết quả phát triển kinh tế còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đơn cử năm 2008 tốc độ tăng trưởng đạt 11,31% (mục tiêu kế hoạch đặt ra đạt trong khoảng 12- 12,5%) [Báo cáo số 263/BC-UBND]. Mặc dù không đạt so với chỉ tiêu đặt ra, song đây cũng là mức cao so với trung bình của cả nước. Các kết quả cụ thể về phát triển kinh tế được thể hiện qua bảng 2.1.6 về tổng sản phẩm nội tỉnh giai đoạn 2006- 2008 theo giá thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Tổng sản phẩm nội tỉnh giai đoạn 2006- 2008 theo giá

thực tế ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ PTBQ (%) 2006 2007 2008 I Tổng giá trị nội tỉnh 5.077.698 6.105.505 7.860.095 124,42 1 N-L-TS 2.000.108 2.366.788 3.091.991 124,33 2 Công nghiệp-Xây dựng 1.131.530 1.313.509 1.681.555 121,91 3 Thương mại – Dịch vụ 1.946.060 2.425.208 3.086.549 125,94

II Cơ cấu giá trị nội tỉnh theo nhóm ngành

100 100 100

1 N-L-TS 39,39 38,76 39,34 -

2 Công nghiệp-Xây dựng 22,28 21,51 21,39 -

3 Thương mại – Dịch vụ 38,33 39,72 39,27 -

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2008)

Biểu đồ 2.4: Tổng sản phẩm nội tỉnh phân theo ngành của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ2.5: Cơ cấu kinh tế Lạng Sơn năm 2008

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2008)

Bên cạnh những thành công trong phát triển kinh tế của tỉnh, một vấn đề tồn tại đối với Lạng Sơn đó là cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy, trong cơ cấu kinh tế của Lạng Sơn, khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2006 nông nghiệp chiếm 39,39%; năm 2007 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 38,76% nhưng đến năm 2008 lại tăng lên mức 39,34%. Năm 2008, công nghiệp- xây dựng chiếm 21,39%, thương mại- dịch vụ chiếm 39,27%. Có thể nói cơ cấu kinh tế chưa phản ánh hết được những lợi thế của tỉnh Lạng Sơn về cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên... Do đó, trong thời gian tới Lạng Sơn cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ cho tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, Lạng Sơn cũng cần phải thu hút và đầu tư mạnh vào khu vực nông nghiệp nông thôn cho tương xứng với mức độ quan trọng của khu vực này trong nền kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)