Mối quan hệ giữa chính trị và tơn giáo

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 28)

Sẽ là thiếu sót nếu nghiên cứu về tơn giáo mà không đề cập mối quan hệ tơn giáo và chính trị (nhà nước). Mối quan hệ giữa tơn giáo với chính trị là mối quan hệ giữa hai hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc. Do vậy, mối quan hệ này được qui định trước hết và chủ yếu là do hạ tầng cơ sở; ngồi ra, nó bị chi phối bởi qui luật riêng của mỗi hiện tượng xã hội này. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, mối quan hệ này ln được giới chính trị, nhất là lực lượng chính trị cầm quyền quan tâm đặc biệt. Chính trị ở đây trước hết và chủ yếu được hiểu là thể chế nhà nước và pháp luật - những yếu tố được qui định bởi nhân sinh quan và thế giới quan của chính trị. Mối quan hệ giữa tơn giáo và chính trị được tập trung biểu hiện: chính – giáo hợp nhất, chính – giáo phân ly và chính – giáo hịa hợp.

Thứ nhất, chính – giáo hợp nhất, tức là nhà nước và giáo hội /nhà thờ hợp

làm một). Luận điểm được Ăng ghen đề cập trong tác phẩm “Phriđrich Vinhem IV,

vua nước Phổ”: “Trong nhà nước Tin lành, vua là giáo chủ tối cao (Summus episcopus) và kết hợp trong con người của mình quyền lực tối cao của nhà thờ và

của nhà nước; mục đích cuối cùng của hình thức nhà nước này là sự hợp nhất giữa nhà nước và nhà thờ, như Hê ghen nói”35.

Hình thức chính - giáo hợp nhất có hai đặc trưng cơ bản: Một là, thần học tôn giáo là chuẩn tắc tối cao của hình thái ý thức nhà nước, kẻ thống trị bị thần thánh hóa trở thành hóa thân hoặc đại diện của thần thánh; Hai là, nhân viên chức sắc tôn giáo trực tiếp tham gia vào quản lý hoặc không chế bộ máy nhà nước. Trong lịch sử thế giới, có ba loại mơ thức chính - giáo hợp nhất điển hình: 1) Chính trị tăng lữ (Hierocracy), loại chính thể này, lãnh tụ tôn giáo cũng là nguyên thủ quốc gia, kẻ chấp chính lấy giáo sĩ làm chủ đạo, giáo pháp và thần học tơn giáo chính là pháp luật và hình thái ý thức của quốc gia. Tiêu biểu là giáo triều Roma của Vatican, chính quyền Tây Tạng cũ ở Trung quốc, chính quyền người Do Thái của Moses

35

Nguyễn Đức Sự (Chủ biên), C. Mác- Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1999, tr. 139.

25

trong Cựu ước. 2) Chính trị thần quyền (Theocracy), hình thái ý thức nhà nước chính là thần học tơn giáo; chính quyền nhà nước vận hành vận hành dưới sự chỉ đạo và giám sát của quyền uy tôn giáo, giáo sĩ trực tiếp đảm nhận chức vụ lãnh đạo bộ phận cơ cấu hành chính. Đại diện tiêu biểu là chính quyền Calvin Anh thời kỳ thống trị của Oliver Cromwell giữa thế kỷ XVII, hay chính quyền Iran thời Khômêini ở thập niên 80 thế kỷ trước. 3) Thể chế quân chủ - giáo chủ, nghĩa là nguyên thủ quốc gia cũng là lãnh tụ tối cao của tôn giáo. Quyền lực tối cao của chính quyền và giáo quyền nằm trong tay một người. Trên thực tế, vương quyền khơng chế giáo quyền; chính quyền cao hơn giáo quyền, đem giáo quyền đặt dưới sự khống chế và phục vụ sự thống trị của mình.

Thứ hai, chính - giáo phân ly. Đây là hình thức ngược lại với chính giáo hợp

nhất. Dưới hình thức chính giáo phân ly, nhà thờ/giáo hội tách khỏi nhà nước. Nhà thờ/giáo hội thuần túy hoạt động tôn giáo, không can thiệp vào công việc nhà nước, đồng thời, nhà nước quản lý nhà thờ / giáo hội bằng pháp luật. Tiêu biểu là nước Pháp với Luật Phân ly ban hành ngày 9/12/1902 và nước Mỹ với điều sửa đổi thứ nhất Hiến pháp (sẽ đề cập ở phần sau). Mô thức này được Ph. Ăngghen đề cập trong tác phẩm Góp phần phê phán Cương lĩnh năm 1891 của Đảng Dân chủ - Xã hội: “Tách hẳn nhà thờ ra khỏi nhà nước. Tất cả những đồn thể tơn giáo, khơng trừ một đồn thể nào, đều sẽ được nhà nước coi là những hội tư nhân”36

.

Thứ ba, chính - giáo hịa hợp. Có thể coi đây là hình thức mang tính tổng hợp

và hình thức này cũng có các mơ thức khác nhau.

Mơ thức thứ nhất, thần học tơn giáo có vai trị chủ đạo trong hệ tư tưởng trị

nước, đồng thời là nguồn gốc của pháp luật. Đây là mơ thức khá phổ biến từ cổ chí kim, như nhà nước phong kiến Trung Quốc dùng Nho giáo chi phối tư tưởng cũng như pháp luật; nhà nước phong kiến Việt Nam thời Đinh- Lê- Lý-Trần, nhất là thời Lý, Trần, bị chi phối bởi Phật giáo, thời Lê, Nguyễn bị chi phởi bởi Nho giáo. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, với nhà nước phong kiến Trung Quốc và Nhà nước phong kiến Việt Nam, do trong lịng xã hội khơng có tơn giáo độc thần, mà tồn tại tam giáo (Nho, Phật, Đạo), nên trong một giai đoạn lịch sử nhất định, một tôn giáo nào

36

Nguyễn Đức Sự (Chủ biên), C. Mác- Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội 1999, tr. 520.

26

đó, có chăng chỉ giữ vai trị chủ đạo, vì hệ tư tưởng nhà nước cịn bị chi phối bởi hai tôn giáo cịn lại. Chính vì thế, có nhà nghiên cứu cho rằng, nhà nước phong kiến Trung Quốc “lấy Nho trị quốc, lấy Phật trị tâm, lấy Đạo trị thân”37.

Mô thức thứ hai, về quan phương, nhà nước là thế tục, nhưng nhà nước khai

thác, sử dụng những tư tưởng thần học phù hợp để phục vụ mục đích của mình. Giáo hội và các đồn thể tơn giáo đồng thuận cùng nhà nước. Giáo sĩ, nhà tu hành trong những chừng mực nhất định tham gia vào công quyền. Tôn giáo được huy động vào các hoạt động, nhất là các hoạt động xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay có thể xếp vào mơ thức này.

Căn tính của tơn giáo được qui định bởi thần học (trước hết và chủ yếu là giáo lý). Tôn giáo này khác tôn giáo khác bởi các đặc tính của thần học. Trong một số bài viết về chính trị và triết học, Mác và Ăngghen có bàn về tơn giáo. Hai ơng nhìn nhận thần học tôn giáo chủ yếu thông qua thần học Ki tơ giáo. Chính vì thế, mối quan hệ giữa chính trị với tơn giáo, dưới con mắt của các ông, chủ yếu là quan hệ giữa phong kiến với tôn giáo, thị dân với Tin Lành giáo ở phương Tây; hai ông nghiêng về chính trị lợi dụng tơn giáo để thống trị, vì vậy, tơn giáo trở thành đối tượng của chính trị 38.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ tơn giáo và chính trị dựa trên quan điểm của C.Mác và Ăngghen về tôn giáo, song được thấm nhuần bởi nền tảng văn hóa -tơn giáo phương Đơng, đặc biệt là văn hóa-tơn giáo Việt Nam. Ở một đất nước đa tơn giáo, Hồ Chí Minh có nhãn quan biện chứng về mối quan hệ giữa tơn giáo và chính trị.

Thứ nhất, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo nói chung, mối quan hệ

tơn giáo với chính trị nói riêng, Người chưa bao giờ chủ trương xóa bỏ tơn giáo hay đối đầu chính trị với tơn giáo. Người chỉ phê phán chủ nghĩa giáo hội, phê phán các

37

Trần Lâm Thư- Trần Hà, Tôn giáo học nguyên lý, Tơn giáo văn hóa xuất bản xã, 1999, tr. 354 (Tiếng Trung quốc).

Dẫn theo: Nguyễn Hồng Dương, Mối quan hệ tơn giáo và chính trị: những vấn đề lý luận và mơ thức, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7&8- 2009, tr.12, 13.

38

Nguyễn Hồng Dương, Mối quan hệ tơn giáo và chính trị: những vấn đề lý luận và mơ thức, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 7&8- 2009, tr.7-13.

27

thế lực chính trị lợi dung tơn giáo tham gia vào các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Thứ hai, Hồ Chí Minh triệt để khai thác, vận dụng những tư tưởng nhân văn,

tốt dẹp của thần học tơn giáo vào hoạt động chính trị, cụ thể là cuộc đấu tranh đánh đuổi đế quốc, thực dân giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới. Người nói “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lịng nhân ái, cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm của nó là lịng u nước, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, C. Mác, Tơn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau một cách hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị đó”39. Người khai thác cái tinh túy Trung, Hiếu của Nho giáo, phát triển lên thành Trung với nước, Hiếu với dân…

Ngồi ra, trong suốt q trình vận động đồng bào tín đồ các tơn giáo tham gia xây dựng khối đồn kết tơn giáo, Người có rất nhiều bài nói, bài viết đề cập đến cơng lao, đức hy sinh của những bậc tiền bối đã sáng lập ra các học thuyết tôn giáo ở các mức độ và khía cạnh khác nhau với thái độ tơn kính. Người nói: “Đức Giê - su hy sinh cho loài người được tự do, hạnh phúc”40; “Phật Thích ca là tấm gương đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn...”41. Bên cạnh việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tơn trọng những bậc tiền bối đã sáng lập ra các học thuyết tơn giáo, thì Người ln chủ động và cố gắng làm hết sức mình để vun đắp cho “phần xác no ấm, phần hồn được thong dong”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, trước hết phải xây dựng thành cơng khối đồn kết tồn dân; đặc biệt là đoàn kết đồng bào tín đồ các tơn giáo. Do đó, để làm tốt nhiệm vụ trên, người làm cách mạng phải phân biệt được rõ “bạn - thù”; tổ chức và cá nhân giáo dân chân chính

39 Viện nghiên cứu Tôn giáo, Hồ Chí Minh vê vấn đề tơn giáo tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, tr. 185.

40

Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.50. 41 Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.179.

28

với các tổ chức và cá nhân giả danh tơn giáo, muốn lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo, đức tin để nhằm chia rẽ khối đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo, làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tiên phong trên mặt trận đấu tranh vạch trần các tổ chức và cá nhân đội lốt tôn giáo nhằm phá vỡ thành quả cách mạng của nhân dân, với quan điểm và lập trường rõ ràng “hãy xem họ làm, và đừng vội nghe họ nói”; tức phải dựa vào suy nghĩ, hành động cụ thể chứ không dựa vào vài ba lời lẽ xu nịnh, xúi giục, gây ra sự bất hòa trong Đảng và trong nhân dân. Người khẳng định, giáo dân chân chính phải là người yêu nước, có tinh thần đồn kết dân tộc. Kẻ giả danh tơn giáo là những người phản Chúa, can tâm “bán nước, cầu vinh” làm tay sai cho giặc. Do đó, để phân biệt được rõ “chính - tà”, “bạn - thù”, Người ln nhấn mạnh đến vai trị và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo, cơng tác dân vận, phải có ý thức bền bỉ, kiên trì mới phân biệt được đâu là tổ chức giáo dân chân chính và đâu là tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh chống lại những kẻ giả danh tôn giáo nhằm bảo vệ khối đồn kết tơn giáo trong nhân dân, đồng thời “tẩy trừ những bọn phản Chúa, hại quốc, hại dân”. Người nói: “Những người Việt Nam theo Pháp và bù nhìn, chẳng những là Việt gian, mà cũng là giáo gian. Cịn những đồng bào Cơng giáo kháng chiến mới là tín đồ chân chính của Đức Chúa, vì những đồng bào ấy thật thà phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc”42, “Ngơ Đình Diệm là người Cơng giáo, cũng giống như Giu-đa là người Công giáo, Ngơ Đình Diệm đã lợi dụng Chúa để làm ơ danh Chúa, lợi dụng đồng bào để giết hại đồng bào”43. Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những kiên quyết, bền bỉ đấu tranh vạch trần các tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo, Người cịn kiên trì, nhẫn lại với những lời lẽ chân tình, tha thiết và một tấm lịng nhân đạo chủ nghĩa mở rộng, vị tha cho những kẻ lầm đường, lạc lối, phân biệt rõ “chính - tà”, “bạn - thù”; phân biệt các tổ chức giáo dân chân chính với tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo.

42 Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.443. 43

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2003, tr. 25.

29

Thứ ba, xuất phát từ việc kế thừa những tư tưởng tốt đẹp của thần học tơn

giáo vào chính trị nên chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nhà nước mà ở đó, chính trị và tơn giáo đều tự do phát triển.

Giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có nhiều điểm khác biệt, đó là sự khác biệt về thế giới quan, về nhân sinh quan, về con đường để đi đến tự do hạnh phúc, khác nhau về nếp sống, v.v... Đó là điều khơng cần bàn cãi, tuy nhiên, rất hiếm khi Hồ Chí Minh nói về sự khác nhau giữa tơn giáo với chủ nghĩa xã hội, vì nói nhiều đến sự khác nhau đó khơng có lợi cho sự đồn kết dân tộc, dễ dẫn đến hiểu lầm, xa lánh giữa những người có tơn giáo và những người khơng có tơn giáo. Ngược lại Hồ Chí Minh nói nhiều và nhấn mạnh đến điểm tương đồng giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Ít nói đến sự khác nhau giữa hai hệ tư tưởng tôn giáo và cộng sản nhưng không có nghĩa là Hồ Chí Minh lảng tránh vấn đề hiển nhiên đang tồn tại trên thực tế và kẻ địch ln lợi dụng sự khác nhau này để kích động, chống phá khối đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng. Khi cần nói về sự khác nhau giữa tôn giáo và chủ nghĩa duy vật, Người thẳng thắn nói rõ: “Chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy vật là khác nhau, rõ ràng là thế. Nhưng khơng vì thế mà chà đạp lên quyền tự do của nhau”44

. Trong “Thư gửi những người làm cơng tác văn hóa và trí thức Nam Bộ” đề ngày 23/5/1947, Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm xây dựng một Nhà nước trong đó chính trị và tơn giáo tự do phát triển: “Chính phủ cùng toàn thể đồng bào Việt Nam kiên quyết chiến đấu, tranh quyền thống nhất và độc lập cho nước nhà để cho văn hóa cũng như chính trị và kinh tế, tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do”45. Khi trả lời các câu hỏi của cử tri Hà Nội vào ngày 10/5/1958 về câu hỏi “Khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tơn giáo có bị hạn chế không?” Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Khơng. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hồn tồn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy”.46

Như thế, Hồ Chí Minh chấp nhận sự khác nhau giữa hai hệ tư tưởng duy tâm và duy vật và tơn trọng sự khác biệt ấy. Hồ Chí Minh ln giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ cần phải thực hiện sự bình đẳng, cũng như những nguyên tắc ứng xử khoan

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)