Phong trào thức tỉnh và tôn giáo phục hưng ở Mỹ

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 55 - 69)

1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO VÀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

1.2.2. Phong trào thức tỉnh và tôn giáo phục hưng ở Mỹ

1.2.2.1 Phong trào thức tỉnh và tôn giáo phục hưng lần thứ nhất

Cùng với sự không ngừng mở rộng giao lưu với châu Âu đại lục, dòng người di cư mới với đủ loại tín ngưỡng tơn giáo khác nhau không ngừng đổ vào các vùng đất Bắc Mỹ. Với tính đa dạng này, cùng với sự cạnh tranh của các quan điểm tôn giáo trong số những người đến nước Mỹ với ý đồ truyền đạo, sự phục hưng - thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Tin Lành Phúc âm - đã trở thành hiện tượng phổ biến trong thế kỷ XVIII. Trong các nghi lễ tơn giáo, tình cảm con người được khơi gợi, xung đột được xoa dịu, khiến cho những người bình thường có thể muốn gia nhập một tôn giáo mới hay quay lại với một tôn giáo cũ. Các nhà nghiên cứu lịch sử coi giai đoạn từ cuối những năm 1730 sang những năm 1740 và 1750 là thời kỳ đặc biệt thành công đối với việc khôi phục đức tin cho những người ngoại đạo. Được mệnh danh là Phong trào đại thức tỉnh (The Great Awakening), hay sự thức tỉnh vĩ đại đầu tiên, thời kỳ này do hai nhà thuyết giáo lớn thống trị. Người thứ nhất là nhà thuyết giáo lưu động người Anh George Whitefield, một người theo tư tưởng của John Wesley (người sáng lập ra Hội Giám lý) với những bài giảng đạo theo thuyết Calvin, ông đã đến các khu kiều dân ở Bắc Mỹ để giảng đạo và quyên tiền cho một trại trẻ mồ côi ở khu kiều dân miền nam bang Georgia. Ông là nhà bố đạo lưu động được hoan nghênh nhất trong phong trào đại thức tỉnh. George Whitefield có tài

bảo vệ những ý kiến của mình. Đồng thời cũng khơng được xóa bỏ hoặc thổi phồng hay làm ảnh hưởng tới năng lực dân sự của họ...Chúng ta được tự do tuyên bố và thực sự đã tuyên bố rằng những quyền được khẳng định ở đây là những quyền tự nhiên của nhân loại và từ giờ trở đi bất cứ một đạo luật nào được thông qua nhằm hủy bỏ đạo luật hiện tại hoặc hạn chế việc thực hiện những đạo luật này sẽ là vi phạm các quyền tự nhiên.

Xem: Melvin Urofsky , Các quyền con người được Hiến pháp bảo đảm, Trung tâm Hoa Kỳ Phịng Thơng tin- Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ.

89

George Clack (Executive Editor), Mildred Solá Neely (Managing Editor), Outline of U.S. History, Bureau of International Information Programs U.S. Department of State, tr.337.

52

thuyết giảng; ông đến nơi nào, nơi đó người nghe kéo đến rất đơng. Ơng thuyết giảng hấp dẫn đến nỗi, nhiều người sau khi nghe giảng, nước mắt cứ trào ra, không sao càm được, họ sám hối, nhận tội ngay tại chỗ. Ngay đến nhà tự nhiên thần luận, Benjamin Franklin, một lần ở Philadelphia sau khi nghe ông giảng Phúc âm, vô cùng cảm động, có bao nhiêu tiền trong túi đem ra quyên hiến hết.90

Người thứ hai là một tín đồ Thanh giáo, người được mệnh danh là nhà thần học vĩ đại nhất Hoa Kỳ - Jonathan Edwards, đến từ Northampton, bang Massachusetts, ông đã làm sống lại thông điệp của thuyết Calvin về sự kết tội đối với những ai không lựa chọn sự cứu rỗi linh hồn. Ông dùng thuyết giáo Cavil về quyền tối cao của Thiên chúa, về nhân tính sa đọa và địa ngục khủng khiếp để thuyết phục đơng đảo tín đồ tự nguyện nhận tội, sám hối. Edwards không chỉ thông qua bố đạo đẩy mạnh phong trào phục hưng Phúc âm, mà còn viết sách lập thuyết, luận chứng và cải tạo hệ thống thần học Cavil. Tư tưởng thần học của ông ảnh hưởng rất lớn đến Ki tô giáo Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, ở nước Mỹ trong giai đoạn này khơng chỉ có những nhà truyền giáo nói trên. Ví dụ như, ở các khu kiều dân miền Trung nước Mỹ - đặc biệt là ở Pennsylvania và New Jersey - những người theo thuyết Trưởng lão cũng tìm cách phổ biến tư tưởng của họ về sự thức tỉnh. Ngơn ngữ của sự phục hưng có vẻ như đã trở thành ngôn ngữ tôn giáo của Hoa Kỳ.91

Tinh thần Phúc Âm nóng cháy đã tràn ngập khơng gian. Khi ca đoàn chỉnh tề trong lễ phục hát vang những bản thánh ca sống động có nhạc điệu Salsa, thì có hàng ngàn người đang tham gia thờ phượng đã vẫy tay và lắc lư đu đưa người theo nhịp nhạc, cùng hát ngợi khen Chúa Giê-su. Sau đó, diễn giả bước lên phía trước. Suốt gần một tiếng đồng hồ, ông đã say sưa ban phát lời Đức Chúa Trời và ông đã đưa mọi người lên đến đỉnh điểm cao trào: bàn thờ cất tiếng kêu gọi! Đó là giây phút ơng mời gợi người dự lễ thờ phượng tại đó, họ đã bước lên phía khán đài trong

90 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương) tr.105, 106.

91 Catherine L. Albanese, Sự đa dạng của nước Mỹ thời kỳ mới lập nước (Religious Diversity in Early America) (trong tác phẩm “Tự do Tín ngưỡng: Các nhóm tơn giáo thiểu số ở Hoa Kỳ” (Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States), Tạp chí điện tử của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8- 2008, tr.7-11 (eJournal USA -U.S. Department of State - August 2008 Volume 13 - Number 8).

53

nhà thờ bằng lịng tiếp nhận tình u và sự tha thứ của Chúa Giê-su. Có gần cả trăm người gồm cả nam phụ lão ấu đều cùng bước lên, quỳ xuống, cũng có một số người khóc, trong khi vị hướng dẫn cầu nguyện đặt tay trên họ và cầu nguyện cho họ được trở lại phục hòa với Thượng Đế92

.

Trong phong trào đại thức tỉnh, cùng với sự dâng cao mạnh mẽ, nhiệt tình tơn giáo của các tín đồ, việc đào tạo, huấn luyện mục sư và các nhà truyền giáo trở thành nhu cầu bức thiết của các giáo phái. Đồng thời, các giáo phái cũng rất cần sự hệ thống hóa, lý luận hóa những chủ trương của mình từ góc độ thần học. Thế là các nơi lần lượt xuất hiện những trường do giáo hội xây dựng. Năm 1746, Hội Trưởng lão sáng lập Học viện New Jersey (sau này đổi tên thành trường đại học Princeton); năm 1754, phái Anh giáo sáng lập Học viện quốc vương Anh giáo (sau này đổi tên thành trường đại học Colombia). Cùng năm đó, phái Giáo đồn thành lập trường từ thiện Indian để đào tạo giáo sĩ truyền giáo người Indian (sau đổi tên thành Học viện Dartmouth). Năm 1764, giáo phái Batist sáng lập Học viện đảo Rhode (sau đổi tên thành trường đại học Brown). Năm 1766, giáo hội Cải cách Hà Lan sáng lập Học viện Nữ hoàng (sau đổi tên thành đại học Rutgers). Sự xuất hiện của các trường đại học hoặc học viện giáo hội này, một mặt đào tạo được nhiều nhân viên chức sắc tôn giáo, mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học cận đại, sự không ngừng gia tăng của các bộ mơn thế tục, nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển giáo dục đại học ở khu vục thuộc địa Bắc Mỹ , đào tạo nên hàng loạt nhân tài cho nước Mỹ sau này. Sắc thái tôn giáo của các trường đại học giáo hội này về sau ngày càng nhạt dần, sau thế kỷ XIX, nó dần thốt ly khỏi giáo hội, trở thành những cơ sở giáo dục thế tục nổi tiếng. Rõ ràng, đây là một thành quả quan trọng nhất mà phong trào đại thức tỉnh đã sản sinh.

Mặt khác, phong trào đại thức tỉnh làm cho người dân khu vực thuộc địa Bắc Mỹ về mặt tư tưởng, giúp họ nhận thức sâu sắc hơn khái niệm “nhất thể hóa” dân tộc Mỹ, thống nhất vùng thuộc địa Bắc Mỹ, nhất thể hóa vận mệnh “dân chọn của Thượng đế”. Điều đó có nghĩa là, trước phong trào đại thức tỉnh, vùng thuộc địa Bắc Mỹ trong tình trạng phân tán, cơ lập, khơng có quan hệ gì với nhau. Dân chúng

92

Philip Jenkins, Những quốc gia theo đạo Cơ đốc tương lai (The Next Christendom), Oxford University press, 2007, tr.96.

54

vì xuất phát từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nên thiếu sự tư tưởng nhận thức chung; và như thế, rất khó nói đến việc cố kết cộng đồng dân tộc. Cơn lốc phục hưng Phúc âm cuốn đi khắp vùng thuộc địa Bắc Mỹ, đưa các nhà bố đạo phục hưng tôn giáo đến khắp các ngõ ngách, hấp dẫn hàng trăm vạn đồ đang mong đợi được cứu rỗi; đồng thời, nó cũng phá bỏ tình trạng cát cứ giáo phái trước đây. Trọng điểm của phục hưng Phúc âm là nhấn mạnh sự sống trở lại của cá nhân, hối cải sẽ được cứu rỗi, quay trở lại với Thiên chúa; đề xướng tín đồ coi trọng đạo đức, gánh vác trách nhiệm “dân chọn của Thượng đế”. Sự lưu truyền rộng rãi trên một phạm vi rất lớn này đã kích thích nhiệt tình tơn giáo của tín đồ; đồng thời, nó cũng làm cho tư tưởng “dân được Chúa chọn” ăn sâu vào trái tim và khối óc mỗi người. Các nơi ở Bắc Mỹ sau phục hưng tôn giáo, khát vọng “vương quốc nghìn năm” thực hiện lời hứa trước Thượng đế, đã trở thành chủ đề chung của các lãnh tụ giáo hội và các nhà bố đạo. Có thể nói, ý thức dân tộc và tình cảm tơn giáo phấn khích nhiệt thành của người dân vùng thuộc địa đã hòa quyện vào nhau và làm nổi bật lên khái niệm dân tộc Mỹ. Bằng hình thức tơn giáo, khẩu hiệu “Ngồi Giêsu ra, khơng có ai là vua của họ” như đã trang bị một thứ vũ khí tinh thần cho những người dân ở vùng thuộc địa Bắc Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh giành độc lập. Phong trào đại thức tỉnh bắt đầu với mục đích là phục hưng tôn giáo, nhưng khi kết thúc, ngồi phục hưng tơn giáo, nó cịn thức tỉnh ý thức dân tộc của người dân vùng thuộc địa Bắc Mỹ. Về mặt này, có một luận điểm đã khẳng định vai trò của phong trào thức tỉnh vĩ đại trong việc tạo ra những tư tưởng đồng nhất cần thiết để bắt đầu cuộc Cách mạng. Rõ ràng, đây cũng là một thành quả quan trọng của phong trào đại thức tỉnh.

Những năm 70 của thế kỷ XX, tôn giáo nước Mỹ sau khi trải qua phong trào phục hưng Phúc âm, dần dần đi vào thời kỳ tương đối ổn định, nhưng những phương thức truyền giáo của những nhà bố đạo trong phong trào đại thức tỉnh, không phân biệt giáo phái, đã để lại cho giáo hội và nhân viên chức sắc tôn giáo những ấn tượng sâu sắc không thể nào quên. Mỗi khi giáo hội cảm thấy nhiệt tình

55

tơn giáo của tín đồ bị giảm sút, lại có người đề xướng triển khai phong trào phục hưng Phúc âm93.

1.2.2.2 Phong trào đại thức tỉnh và tôn giáo phục hưng lần thứ hai

Thập niên 90 của thế kỷ XVIII, phong trào phục hưng Phúc âm lại nổi lên ở New England và bang Kentucky miền nam và dần dần mở rộng ra các khu vực khác của nước Mỹ. Phong trào phục hưng Phúc âm lần này được gọi là “Phong trào đại thức tỉnh lần thứ hai”, kéo dài đến tận thập niên 30 của thế kỷ XIX mới kết thúc. Tuy về qui mô và ảnh hưởng của nó khơng bằng phong trào đại thức tỉnh lần thứ nhất, nhưng cũng có việc làm sáng tạo đáng chú ý, đó là hội bố đạo cắm trại do mục sư Trưởng lão bang Kentucky đề xướng. Hội bố đạo cắm trại khác với hội bố đạo dã ngoại trước đây ở chỗ nó kết hợp bố đạo với cắm trại, dùng xe ngựa chở cả gia đình, mang theo thực phẩm, vật dụng đến địa điểm tập trung (thường là bãi trống bên sông hoặc trong rừng), để mọi người sống những giờ phút tắm mình trong thiên nhiên hoang dã, thoải mái, sau đó mới tiến hành bố đạo. Lời ca, tiếng hát có thể kéo dài vài ngày, tạo cảm giác mới lạ, phấn khích và tràn đầy tình cảm tơn giáo. Với phương thức bố đạo mới này, số lượng tín đồ tăng lên nhanh chóng. Trong 3 năm, chỉ ở Kentucky đã có hàng vạn người được chịu phép Rửa trở thành tín đồ tơn giáo. Vì thế, người tịa án gọi phục hưng tôn giáo xảy ra ở Kentucky là “Đại phục hưng” (Great Revival). Tuy nhiên, hoạt động bố đạo cắm trại mang màu đậm sắc tình cảm này dường như “khơng được chính qui cho lắm”, nên cuối cùng khơng được giáo hội Trưởng lão chấp nhận. Mặc dù vậy, sau này giáo hội Methodist sử dụng phương pháp bố đạo mới này, nhờ đó thực hành truyền giáo thành công suốt mấy chục năm liền94

.

Sự nổi lên của Giáo hội Ki tô giáo người da đen là một sự kiện trọng đại khác trong phong trào thức tỉnh lần thứ hai. Năm 1815, mục sư da đen Richard Allen sau khi thoát khỏi giáo hội Methodist đã thành lập ra “Giáo hội Methodist Phi Châu”. Giáo hội không chỉ là trung tâm tơn giáo, mà cịn là trung tâm giáo dục,

93 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương) tr.106-110.

94

Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương) tr.110, 111.

56

trung tâm cứu tế, trung tâm tụ họp, đoàn kết người da đen thành một khối thống nhất.

Phong trào đại thức tỉnh lần hai cho thấy, tôn giáo nước Mỹ thế kỷ XIX đã đi vào giai đoạn tương đối trưởng thành; phục hưng tôn giáo kiểu phong trào quần chúng qui mô lớn dần được thay thế bởi sinh hoạt tơn giáo ổn định bình thường. Phong trào đại thức tỉnh lần hai kéo dài đến sau những năm 30 của thế kỷ XIX mới dần suy giảm. Sau đó, phong trào phục hưng Phúc âm vẫn khơng biến mất hồn toàn, đến thập niên 90 thế kỷ XIX lại xuất hiện. Cũng có người gọi đó là phong trào đại thức tỉnh lần ba, nhưng qui mơ và tầm ảnh hưởng của nó khơng thể nào sánh được với phong trào đại thức tỉnh của hai lần trước95.

1.2.3 Quan hệ chính - giáo ở nước Mỹ

Quan hệ chính giáo (Church-State Relations), tức là mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội (tổ chức tôn giáo) là một nội dung quan trọng trong chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là pháp lý tại Mỹ. Có thể nói rằng, sự ra đời, vận động, phát triển và tính chất của mối quan hệ này gắn liền với lịch sử thành lập và phát triển nước Mỹ. Bên cạnh đó, mối quan hệ này liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp nước Mỹ, đến khái niệm cơ bản của dân quyền, nó có tác động rất lớn đến đối với tư pháp, giáo dục, tin tức, xuất bản và sinh hoạt công cộng trong xã hội Mỹ96

.

Năm 1791, Quốc hội khóa một của Hoa Kỳ đã bổ sung sửa đổi thứ nhất vào Hiến pháp Hoa Kỳ như một phần của Tuyên ngôn Nhân quyền “Quốc hội không được ban hành một đạo luật nào ủng hộ hoặc ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo”.

Năm 1784, Hiến pháp Hoa Kỳ được thơng qua. Trong q trình thơng qua Hiến pháp, nhiều người sợ rằng Hiến pháp không bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cá nhân một cách có hiệu quả. George Mason, người Virginia, tác giả bản Tuyên ngôn Nhân quyền của bang Virginia năm 1776, là một trong ba đại biểu

95 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương) tr.112.

96 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương) tr.372.

57

tham dự Hội nghị Lập hiến đã từ chối ký văn kiện cuối cùng vì nó khơng liệt kê ra những quyền cá nhân. Cùng với Patrick Henry, ông đã ra sức chống lại bang Virginia phê chuẩn Hiến pháp. Đương nhiên, năm bang bao gồm cả Massachusetts đã phê chuẩn Hiến pháp với điều kiện rằng những Điều bổ sung sửa đổi hiến pháp cần phải được bổ sung lập tức. Năm 1785, Thomas Jefferson cũng đã gửi thư cho James Madison, người đã từng điều khiển phiên họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ, trong bức thư, ơng phân tích rằng nhược điểm lớn nhất của bản Hiến pháp này là còn thiếu Luật về các quyền, trong đó cần nêu rõ quyền lựa chọn tôn giáo. Khi

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 55 - 69)