3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚ
3.2.6 Quyền tự do tôn giáo với kinh doanh thương mại
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới hiện nay. Một vấn đề đặt ra là: giữa kinh tế và tơn giáo có mối quan hệ gì với nhau khơng? Nghiên cứu về tơn giáo nước Mỹ, có thể khẳng định rằng: Ở Mỹ, giữa hoạt động kinh doanh với tơn giáo khơng hề bài xích, thậm chí chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ngay từ thời tín đồ Thanh giáo, những giáo huấn như thành thực, giữ chữ tín, cơng bằng, chính trực trong “Kinh thánh” đã được xem là nguyên tắc cơ bản trong đạo đức kinh doanh. Những ngun tắc này đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh doanh. Ở Mỹ, nếu một người kinh doanh dù lợi nhuận cao, nhưng không tuân thủ đạo đức thương nghiệp, họ vẫn không được xem là doanh nhân thành cơng với ý nghĩa chân chính của nó. Vì thế, họ không được xã hội thừa nhận. “Chúa chỉ phù hộ những người có phẩm chất cao thượng”. Trong xã hội coi trọng đồng tiền, ham muốn vật chất tung hoành như nước Mỹ, luân lý kinh doanh được xây dựng trên cơ sở đạo đức truyền thống Ki tô giáo tỏ ra vơ cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động kinh tế được tiến hành một cách bình thường. Đối với tư tưởng luân lý của đạo Tin lành được biểu hiện thành chủ nghĩa Calvin trong tín ngưỡng thần học, ảnh hưởng của nó đối với cơng việc kinh doanh cịn quan trọng hơn. Theo lý luận thần học Cavil, mọi việc làm của con người đều là bằng mọi cách làm tăng vẻ vang cho Thiên chúa. Tín đồ Thanh giáo buổi ban đầu mang một niềm tin rằng mình đang ở trên mảnh đất mới, đang sáng tạo nên một đất nước mới để vinh danh Thiên chúa. Họ phấn đấu lao động, gian khổ sáng nghiệp, cần cù tiết kiệm. Tinh thần phấn đấu hết mình ln được người Mỹ ca ngợi. Đằng sau tinh thần này chính là sứ mệnh tơn giáo mãnh liệt: Là “con của dân Chúa được chọn”, trên “mảnh đất được Chúa lựa chọn” và làm việc vì Thiên chúa. Đối với một con người cụ thể, khơng phải họ làm việc vì chính họ, ơng chủ của họ, mà là hưởng ứng theo tiếng gọi của Thiên chúa. Chính vì thế, bất luận Thiên chúa giao cho cơng việc gì, họ cần nỗ lực làm
159
Lê Bá Trình, Phát huy những điểm tương đồng của chủ nghĩa xã hội và tôn giáo để xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 9- 2007, tr. 12.
130
việc hết mình, lấy đó làm vẻ vang cho Thiên chúa. Chỉ có vậy, một cá nhân mới được Chúa cứu rỗi. quan niệm này là thể hiện của “thuyết tiền định” và “thuyết Chúa kêu gọi”- những tư tưởng hạn nhân của thần học Calvin. “Thuyết tiền định” kêu gọi mọi người tin tưởng và phục tùng sự an bài của Chúa; “thuyết Chúa kêu gọi” yêu cầu mọi người phải nỗ lực làm việc trên cương vị mà Chúa kêu gọi. Trong tác phẩm “Luân lý đạo Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, Max Webe đã nói đến sự thúc đẩy của luân lý đạo Tin lành đối với chủ nghĩa tư bản; điều này được thể hiện rất sinh động trong xã hội Mỹ.
Sự ảnh hưởng của quan điểm luân lý Tin lành Calvin đối với xã hội Mỹ mang tính sâu xa và rộng lớn. Khát vọng thành công, khát vọng phát tài, khát vọng được Chúa cứu vớt…, tất cả được kết hợp làm một, tạo thành một động lực vô cùng to lớn. Nếu một người làm việc nỗ lực hơn so với những người xung quanh, thu được kết quả nhiều hơn; nếu xét về kinh tế, người này trở nên giàu có hơn, nhưng dưới góc nhìn tơn giáo, họ đã lấy hành động của mình để làm vẻ vang cho Thiên chúa, và đó là bằng chứng để chứng minh được rằng, họ là “dân chọn của Chúa”160. Bản thân sự giàu có và thành tựu đã tượng trưng cho một loại đức hạnh tốt đẹp, phản ánh ý nguyện của Chúa. Sự hợp lý hóa và đạo đức hóa của thành cơng kinh tế quay trở lại kích thích thêm ham muốn làm giàu, cỗ vũ mọi người không ngừng theo đuổi thành cơng lớn hơn. Một người khi có tài sản lớn, nếu nghiêm túc tuân theo đạo đức Ki tơ giáo thì khơng được đem của cải tiêu xài hoang phí, mà phải dùng vào đầu tư, từ đó sản sinh lợi nhuận càng lớn hơn, rồi lại quay lại đầu tư…Cứ như vậy, khơng ngừng tuần hồn ln chuyển. kết quả của nó là thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Khi nói về tích cách người Mỹ, người ta thường nói tới các đặc điểm như ưu mạo hiểm, chú trọng hiệu quả, rất coi trọng thực tế, mà ít chú ý đến sự ảnh hưởng bên trong của đạo đức Ki tô giáo đối với hành vi kinh tế của họ. Luân lý thương nghiệp được xây dựng trên cơ sở đạo đức truyền thống Ki tô giáo với tư cách là một loại văn hóa, một loại đức hạnh tốt đẹp, đã cắm rễ rất sâu vào đời sống cộng đồng xã hội. Nền kinh tế thị trường, nếu hiểu đầy đủ và đúng nghĩa, khơng những địi hỏi
160
Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa Phương), Hà Nội 2009, tr.474-477.
131
phải có pháp luật, mà rất cần sự hiện diện của của các qui phạm đạo đức161
. Chính vì vậy, tất cả các trường đại học ở Mỹ về kinh doanh, thương mại, (khơng có ngoại lệ), đều giảng dạy về “luân lý thương nghiệp”. Bên cạnh đó, tất cả các hội bn bán, hiệp hội nghề nghiệp đều coi danh dự thương nghiệp, đạo đức thương nghiệp là yêu cầu cơ bản đối với những người kinh doanh. Đạo đức Ki tơ giáo đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân cách đó của người Mỹ, mà khó có các loại qui phạm xã hội nào khác có thể thay thế được.
Một sự thật mà không ai chối cãi được: Nước Mỹ ngày nay là một “siêu cường” thế giới - nhưng tại sao? Ở phương Tây người ta đưa ra nhiều cách giải thích, khi thì về chính trị (tính ưu việt của sự kết hợp giữa hệ thống dân chủ với kinh tế thị trường), khi thì về kinh tế (sức mạnh của kinh tế Mỹ, tầm quan trọng của chi phí nghiên cứu và phát triển, v.v…). Tất cả đều có một hay nhiều nguyên nhân chung giải thích tính ưu việt đó, đơi khi có thêm sự minh chứng về tinh thần: Vì Mỹ là nước trọng “đạo lí” nhất nên nó mạnh nhất. Đối với người Trung Quốc, đơn giản chỉ là sự thay đổi luân phiên của quyền lực mà thôi. Họ cho rằng cũng giống như sau mùa xuân phải đến mùa hạ, khơng một mùa nào có thể ngự trị mãi mãi, hay hết ngày lại đến đêm, sự thống trị sẽ chuyển từ nước này sang nước nọ. Nếu ngày nay Mỹ là cường quốc thống trị, đấy là vì đến lượt nó thực hiện sự thống trị đó, nhưng điều đó khơng phải là vĩnh cửu, không chứng minh được bằng một nguyên nhân khoa học hay tinh thần162.
Từ thế kỉ XIX lại đây, tôn giáo nước Mỹ dường như luôn luôn tiến triển song hành với hiện đại hóa, khơng chút mảy may tỏ ra tiêu vong, ngay cả xu thế suy yếu cũng khơng có. Đặc biệt khiến người ta kinh ngạc là, nửa thế kỉ gần đây, nước Mỹ dần dần phát triển thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất trên thế giới, nhưng tính tơn giáo của người Mỹ không những không bị giảm xuống, trái lại tỉ số
161
Cách nhìn nhận phổ biến hiện nay thường phân biệt qui phạm đạo đức với qui phạm tôn giáo. Ở đây, quan niệm về đạo đức được nhìn nhận giao thoa với các qui phạm tơn giáo.
162 André Chieng (André Chieng là người Pháp gốc Hoa, sinh năm 1953 tại Marseille, được tiếp thu giáo dục kinh điển Trung Quốc trong gia đình, đồng thời đã theo học các trường Pháp), Để hiểu về văn hố và tơn giáo trung hoa, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 2 – 2007, tr. 16.
Một học giả Trung quốc, Ngụy Đức Đông cũng cho rằng: Nhiều người Trung Hoa không chấp nhận cách giải thích đó. Họ cho rằng: “Nhân năng hoằng đạo, đạo phi hoằng nhân” (con người có thể làm đạo trở nên lớn mạnh, đạo không thể làm con người lớn mạnh). Điều này dường như phù hợp với quan điểm tôn giáo chủ nghĩa Mác là: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người.”
132
thành viên giáo hội trên thực tế tăng lên gấp đôi, những chỉ số tín ngưỡng tơn giáo khác cũng có sự phát triển một cách ổn định. Bước vào thế kỉ XXI, nước Mỹ đã trở thành quốc gia phát triển được cơng nhận có tính tơn giáo mạnh nhất trên thế giới163
.
Năm 2003, giáo sư Niall Ferguson, chuyên gia ngành tiền tệ học, Đại học New York, phát biểu một bài với nhan đề "Vì sao nước Mỹ vượt Châu Âu - nhân tố Thượng Đế". Ferguson chỉ ra sở dĩ kinh tế nước Mỹ luôn luôn đứng trên Châu Âu, là có mối liên hệ trực tiếp với việc tuyệt đại đa số người Mỹ có tín ngưỡng tơn giáo. Ơng đã đưa ra rất nhiều chứng cứ để minh họa cho điều này, một trong những chứng cứ đó là: Hơn 50% người Châu Âu: Thượng Đế đối với họ “khơng có ý nghĩa gì cả”. 82% người Mỹ: Thượng Đế đối với họ là “vô cùng quan trọng”. Điều này khiến mọi người nhận thức được một thực tế là ở các nhà thờ nước Mỹ khơng cịn một ghế trống nào trong các ngày lễ chủ nhật nghĩa là tơn giáo có mối quan hệ nội tại với kinh tế hùng hậu của họ164
.
Những năm gần đây, nhất là từ khi đổi mới, cải cách kinh tế của Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Trong bối cảnh đó, việc cải cách kinh tế, dù muốn hay không, đặt ra nhiều vấn đề mới liên quan đến chính trị và luật pháp. Hay cũng vậy, giải pháp về các vấn đề tơn giáo và đổi mới chính sách tơn giáo địi hỏi nhiều hơn thành cơng trong kinh tế, nó cũng địi hỏi cần cải cách chính trị và luật pháp.