Vai trị của quyền tự do tơn giáo trong xã hội Mỹ

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 74 - 77)

Tơn giáo cắm rất sâu trong lịng xã hội Mỹ. Với người Mỹ, tôn giáo không chỉ là một loại tín ngưỡng tinh thần của thế giới nội tâm mà cịn là sự tồn tại được cảm thụ thơng qua thực tiễn và thể nghiệm của mình. Đặc điểm nổi bật nhất của cơng năng xã hội của tơn giáo là hướng đến tồn bộ xã hội, phát huy đến mức cao nhất vai trị giáo hóa đạo đức và phục vụ xã hội. Người Mỹ là hết sức thực tế, đại đa số người Mỹ có tín ngưỡng tơn giáo, gia nhập tổ chức tôn giáo, tham gia hoạt động tơn giáo, hồn tồn khơng phải do tổ chức tơn giáo có kỹ xảo tuyên truyền cao siêu, mà vì tơn giáo đối với xã hội và cá nhân mỗi người là có tác dụng, có thể đưa ra sự giúp đỡ rất hiện hữu và cụ thể. Sự giúp đỡ ấy vừa là tinh thần, vừa là vật chất, có sắc thái rất sâu xa và rất cần thiết, quan trọng đối với việc điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau, duy trì xã hội ổn định, hịa giải các mâu thuẫn xã hội, bảo đảm sinh hoạt bình thường cho mọi cá nhân và gia đình.

Tìm hiểu tôn giáo nước Mỹ, không những cần xem xét hình thái bên ngồi, mà cần bắt đầu từ những quan niệm tư tưởng, tìm hiểu nhận thức và sự lý giải của người Mỹ đối với tôn giáo. Khi nghiên cứu về nước Mỹ, sẽ là thiếu sót, nếu không đề cập đến tác phẩm “Nền dân chủ ở Mỹ” (Democracy in America) của Alexis de

109 Brian J. Grim và David Masci, Khía cạnh nhân khẩu học của tôn giáo (The Demographics of Faith) (trong tác phẩm “Tự do Tín ngưỡng: Các nhóm tơn giáo thiểu số ở Hoa Kỳ” (Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States), Tạp chí điện tử của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8- 2008, tr. 12-16 (eJournal USA -U.S. Department of State - August 2008 Volume 13 - Number 8).

71

Tocqueville.110 Sau khi khảo sát xã hội Mỹ, Tocqueville đã chỉ ra luật pháp, tổ chức tình nguyện và tơn giáo là ba lực lượng chủ yếu ngăn cản xã hội Mỹ thành xã hội tư lợi và vật chất chủ nghĩa. Ơng nói “Luật pháp cho phép người Mỹ làm cái điều mà họ muốn làm, tôn giáo ngăn cản họ lừa dối, cấm họ làm những việc lỗ mãng hoặc khơng cơng chính”. Cũng như vậy, trong xã hội Mỹ đương đại, tôn giáo vẫn là một lực lượng “đạo đức” mạnh mẽ phát huy tác dụng trừ gian tà ác, giữ gìn luân lý, kêu gọi lương tri, cố kết xã hội.

Cũng như nhiều quốc gia khác, nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ chia rẽ và xung đột xã hội. Người Mỹ cảm nhận sâu sắc những mâu thuẫn về chính trị, đạo đức, luân lý và gia đình, nhưng tuyệt đại đa số đều khẳng định tác dụng tích cực của tơn giáo trong phương diện giữ gìn sự ổn định xã hội Mỹ. Sự phê phán của dư luận xã hội đối với một tổ chức tôn giáo hoặc một số nhân sĩ tơn giáo nào đó là bình thường, nhưng nếu phủ định cả một tơn giáo, thì hầu như không được xã hội chấp nhận. Sở dĩ người Mỹ đánh giá cao tính tích cực của tơn giáo (chứ khơng phải la tiêu cực), vì nó gắn bó chặt chẽ khơng thể tách rời với quan niệm tín ngưỡng của họ. Quan niệm tín ngưỡng là nội dung căn bản nhất trong yếu tố tơn giáo. Nó bao gồm đối tượng siêu nghiệm, siêu tự nhiên, như Thiên Chúa trong Kitô giáo, Giêhôva trong Do Thái giáo, thánh Allah trong Islam giáo hoặc đối tượng tín ngưỡng cao nhất trong giáo lý các tơn giáo khác, hoặc là tín ngưỡng lực lượng tinh thần nào đó được người ta nhắc tới và mối quan hệ của đối tượng tín ngưỡng đóvới con người (con người từ đâu đến; chết rồi đi về đâu; ý nghĩa và mục đích của nhân sinh; con người sống vì sao lại có đau khổ; con người cần phải đối xử với người khác như thế nào; và đến cả những vấn đề liên quan đến vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan). Thái độ và cách nhìn nhận của con người đối với những vấn đề

110 Đây là tác phẩm được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị -xã hội ớ Mỹ thế kỷ XIX. Ở Mỹ, từ lâu, Tocqueville (1805 - 1859) đã trở thành một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem là đã hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ, và tác phẩm này của ông, bên cạnh bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, được tơn thờ gần như là một thứ “tơn giáo chính trị”.Vào đầu thế kỷ XXI, vẫn cịn có rất nhiều trí thức Mỹ tự nhận là mơn đồ của ông: “We are all Tocquevillians now”.

Xem: Lời giới thiệu trong Tác phẩm Nền dân trị Mỹ -Tập I (Alexis de Tocqueville, bản tiếng Việt của Phạm Toàn), Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội tháng 1- 2007.

72

cơ bản đó sẽ hình thành quan điểm tơn giáo của họ; thơng qua phân tích quan điểm tơn giáo có thể thấy được địa vị và tác dụng thực tế của tôn giáo đối với xã hội111.

Từ những thời kỳ đầu trong lịch sử của mình, người Mỹ đã bác bỏ khái niệm tơn giáo được chính thức hóa hoặc được chính phủ ủng hộ, một khái niệm đã thống trị - và chia cắt - nhiều nước châu Âu. Việc tách biệt nhà thờ và nhà nước đã được nêu trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, trong đó quy định “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo, hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng...”. Những người viết nên Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền hẳn đã khơng hình dung được sự đa dạng của tôn giáo tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XXI. Nhưng những nguyên tắc mà họ đưa ra trong các tài liệu này - “không thành lập tôn giáo” và “tự do hành đạo” - vẫn là những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt hai thế kỷ khi tính đa dạng của tơn giáo ngày một tăng lên. Khi một thế kỷ mới bắt đầu, nước Mỹ đã gặp phải thách thức làm sao cho có thể tiếp tục giữ đúng lời hứa về tự do tôn giáo - vốn là nguyên tắc và hình ảnh căn bản của nước Mỹ. Tự do tôn giáo ln gia tăng cùng với tính đa dạng tơn giáo, và chưa bao giờ nước Mỹ lại có mức độ đa dạng về tơn giáo như ngày nay.

Cách đây 220 năm, ngày 16 tháng 1 năm 1786 tại bang Virginia thuộc miền Bắc nước Mỹ đã thông qua đạo luật về tự do tôn giáo. Tác giả của đạo luật này là Thomas Jefferson. Năm 2006 đương kim Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã chọn ngày 16 tháng 1 là Ngày tự do tôn giáo. Trong tuyên bố nhân kỉ niệm ngày này Tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến vai trò của Hợp chúng quốc trong cuộc đấu tranh với sự phân biệt tôn giáo và bảo vệ quyền tự do tơn giáo trên tồn thế giới. Trong bài phát biểu của mình ơng Bush đã khơng nói tới tự do tơn giáo ở chính nước Mỹ, có lẽ vì ơng cho rằng, trong lĩnh vực tự do tôn giáo, nước Mỹ chính là hình ảnh mà các nước khác phải noi theo. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là khơng cịn tồn tại ở ngay trong lòng nước Mỹ.

Về hình thức Nhà nước và Giáo hội tách biệt nhau, nhưng trên thực tế Giáo hội ln đóng vai trị quan trọng trong hệ thống các thể chế tư tưởng của nước này. Giáo hội đóng vai trị đáng kể trong đời sống chính trị xã hội, trong kinh tế và đặc

111

Lưu Bành, Luật pháp tôn giáo ở Trung Quốc: Tiến trình lịch sử và những phát triển gần đây, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3- 2007, tr. 38, 39.

73

biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Lịch sử của các tôn giáo ở Mỹ gắn liền với lịch sử của chủ nghĩa tư bản Mỹ và phục vụ đắc lực cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Do vậy, giới cầm quyền Mỹ luôn ủng hộ hoạt động của các tổ chức tơn giáo. Điều này nói lên rằng việc tách Giáo hội khỏi Nhà nước ở Mỹ phần nào mang tính hình thức và có sự khác biệt so với một số nước Tây Âu. Vấn đề về địa vị của tôn giáo trong đời sống tinh thần của Hoa Kỳ đặc biệt được quan tâm còn bởi vì các giáo hội Tin Lành và Giáo hội Cơng giáo Mỹ đang gây ảnh hưởng lớn đến các tổ chức tôn giáo ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển và các trung tâm tơn giáo thế giới, ví dụ như Hội đồng Nhà thờ thế giới, Tòa Thánh Vatican, v.v…

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 74 - 77)