Quyền tự do tôn giáo

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 38 - 48)

1.1.5.1. Khái niệm quyền tự do tôn giáo

Nếu xét theo ngữ nghĩa và hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, “tự do tôn giáo” là sự bảo đảm sự độc lập của tôn giáo đối với các thiết chế quyền lực, bảo đảm tơn giáo thốt ly mọi sự cấm đốn, hạn chế, ràng buộc. Nếu nhìn nhận dưới góc độ triết học thì khái niệm tự do phải được xem xét trong mối quan hệ với tất yếu. Nói cách khác, tự do và tất yếu là hai phạm trù triết học, biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và sự vận động của các qui luật xã hội (và cả tự nhiên). Do vậy, trước hết cần nhìn nhận mối quan hệ này dưới cách nhìn duy vật biện chứng: phải thừa nhận tất yếu khách quan là thứ nhất (theo nghĩa nhận thức luận), cịn ý chí và nhận thức của con người là thứ hai, là “cái” phái sinh. Cái tất yếu tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội dưới hình thức các qui luật khách quan. Con người càng nhận thức sâu sắc các qui luật khách quan (tất yếu) thì hoạt động của họ càng tự do. Nhận thức khách quan khoa học về tự do là cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng để nhận thức về tự do tôn giáo.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, là một loại hoạt động và là sản phẩm của con người nên nó khơng thể thốt ly và vượt ra khỏi các qui luật vận động, các diễn

53 Một hội nghị khoa học quốc tế về Tôn giáo và Pháp quyền lần đầu tiên, được tổ chức tại Hà Nội (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) vào hai ngày 8 và 9- 9- 2006.

Xem: Đỗ Quang Hưng, Báo cáo tổng kết Hội nghị khoa học Quốc tế “Bước đầu trao đổi: Tôn giáo và pháp quyền ở Đơng Nam Á” Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 1 - 2007, tr.69, 70.

35

biến khách quan của xã hội. Với ý nghĩa đó, khái niệm “tự do tơn giáo” cần được xem xét trong mối quan hệ với các qui luật tất yếu của xã hội và sự phát triển của xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Tự do tơn giáo thường được nhìn nhận dưới những lăng kính khác nhau và nó ln đi liền với những câu hỏi “tự do cho ai?”, “tự do cho cái gì?”, “tự do vì cái gì?”, “tự do bởi ai?”. Những câu hỏi đó ln cấp thiết và được giải đáp tùy thuộc vào những đặc thù của giai đoạn lịch sử, vào quan điểm xã hội, vào sự hiểu biết và khả năng của con người trong việc giải quyết những vấn đề cho phù hợp với thực tế thời đại.

Những nhà tư tưởng như John Locke đã đặt nền móng cho tự do tơn giáo, vì ơng cho rằng tơn giáo là vấn đề của cá nhân hơn là của xã hội và vai trị của nhà nước khơng phải là khuyến khích tôn giáo, mà trái lại, là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân được sở hữu niềm tin của mỗi người. Đồng thời, Locke cũng chỉ ra rằng, sự liên kết giữa tham vọng tôn giáo và quyền lực cá nhân sẽ kết thúc chỉ khi lịch sử xóa bỏ sự liên kết giữa nhà thờ và nhà nước54. Trước cả người Pháp (từ cách mạng Tư sản từ sau 1789), Tun ngơn độc lập nước Mỹ đã nói đến quyền tự do tôn giáo.

Tự do, với nghĩa triết học, theo Montesquieu “là thể hiện ý chí của mình hoặc ít ra là được nói lên quan niệm về thực hiện ý chí ấy”55. Cũng như nhiều quyền tự do khác, tự do tôn giáo là thành quả đấu tranh lâu dài, gian khổ của loài người trên khắp thế giới. Trong thế giới hiện đại ngày nay, tự do tôn giáo được thừa nhận như một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo là một trong những quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tơn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tơn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư” (Điều 18). Cũng tại Điều 18 Công ước quốc tế quyền con người về chính trị, dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đã tái khẳng định: “1. Mọi người

54 Đỗ Quang Hưng, Suy nghĩ về tự do tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam, Nghiên cứu tôn giáo, số 5- 2007, tr. 5.

36

đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tơn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tơn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tơn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. 4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tơn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ”.

Quyền tự do tôn giáo bao gồm: tự do có, theo hoặc thay đổi một tơn giáo do cá nhân lựa chọn; tự do bày tỏ tín ngưỡng, tơn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với người khác; công khai hoặc khơng cơng khai các hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. Tuy nhiên, các văn kiện pháp lý quốc tế cũng khẳng định: 3. Quyền tự do bày tỏ tơn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. (Khoản 3 Điều 18 Cơng ước quốc tế quyền con người về chính trị, dân sự của Liên hợp quốc năm 1966), hay “Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm”, “Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tơn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 20, Công ước quốc tế quyền con người về chính trị, dân sự của Liên hợp quốc năm 1966).

Tóm lại, Tun ngơn quốc tế về quyền con người và pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới qui định rõ cơng dân có quyền quyền tự do tơn giáo. Trong bất cứ quốc gia và thể chế dân chủ nào, tự do tôn giáo chỉ bị hạn chế trong trường hợp thật cần thiết và qui định rõ trong pháp luật.

1.1.5.2. Tự do tôn giáo và pháp luật

Tự do tôn giáo, cũng như các quyền tự do khác của con người, như tự do ngôn luận, tự do lập hội…là nội dung quan trọng của quyền con người. Những quyền đó khơng phải do nhà nước tạo ra hay ban tặng, mà ngược lại, bất cứ nền dân

37

chủ nào cũng có sứ mệnh tơn trọng và bảo vệ các quyền tự do đó. Walter Lippman, một học giả người Mỹ đã từng nói rằng: tự do tôn giáo không phải là một đặc quyền, mà là một sự cần thiết có tổ chức trong một xã hội dân chủ56. Đến lượt nó, các quyền tự do đó nói chung, tự do tơn giáo nói riêng được thực thi trong một xã hội cụ thể và khơng thể vượt lên trên xã hội. Dù có sự tách biệt giữa tơn giáo và nhà nước hay khơng, nhưng lợi ích và giá trị của nhà nước dân chủ và những mục đích mà tự do tơn giáo hướng đến về cơ bản là không xung đột. Nhà nước nào tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho mọi cơng dân thì chắc chắn bảo vệ các quyền cần thiết khác để có tự do tơn giáo, chẳng hạn như quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp… Ngược lại, nếu không công nhận tự do tôn giáo, hay trong những trường hợp nhà nước kiểm duyệt, cấm một tờ báo nào đó, vì hoạt động của nó khơng phù hợp với hệ giá trị và nền dân chủ, thì điều đó khơng có nghĩa bản thân tờ báo đó là cái cớ để biện minh cho việc chống lại hoạt động của cả nền tự do tôn giáo. Do vậy, tự do tôn giáo tùy thuộc vào quyền tự do chính trị của từng thiết chế chính trị xã hội cụ thể. Tuy nhiên, trong bất cứ thiết chế chính trị nào đều cần có luật pháp để điều hành và quản lý hoạt động của tôn giáo. Cũng như bất cứ hoạt động nào khác, tự do tôn giáo cần phải được đảm bảo bằng pháp luật57 và pháp luật chính là cơng cụ chủ yếu để đảm bảo quyền tự do tôn giáo.

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948 ghi nhận rằng “Mọi người đều có quyền tự do ngơn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thơng nào,và khơng có giới hạn về biên giới” (Điều 19); “Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự cơng nhận và tơn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung

56 TS. Lưu Văn An, Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội 2008, tr.133, 134.

38

trong một xã hội dân chủ” (Điều 29). Luật pháp nhiều nước cũng ghi nhận mối liên hệ ràng buộc này. Hiến pháp Cộng hịa Liên bang Đức qui định “Mỗi người đều có quyền tự do thể hiện và phổ biến ý kiến của mình bằng lời nói, bằng chữ viết, thơng qua hình ảnh…Tự do tơn giáo và tự do thơng tin bằng vô tuyến và điện ảnh cũng được bảo đảm. Khơng có kiểm duyệt”. Tun ngơn nhân quyền Pháp (1789) khẳng định “Một trong những quyền quí giá nhất của con người là tự do truyền đạt tư tưởng và ý kiến. Vì thế, mọi cơng dân đều có quyền nói, viết, in ấn hồn tồn tự do trừ khi lạm dụng quyền tự do đó sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật”.

Mặt khác, tự do tôn giáo, cũng các quyền “tự nhiên” khác của con người, không phải do nhà nước tạo ra hay ban tặng, mà ngược lại, bất cứ nền dân chủ nào cũng phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự do đó. Đến lượt nó, tự do hành đạo được thực thi trong một xã hội cụ thể và không thể vượt lên trên xã hội. Dù có sự tách biệt chính thức giữa tơn giáo và nhà nước hay khơng, nhưng lợi ích và giá trị của nhà nước dân chủ và tôn giáo về cơ bản là không xung đột. Nhà nước nào bảo vệ quyền tự do tơn giáo cho mọi cơng dân thì chắc chắn bảo vệ được các quyền khác cần thiết để có tự do tơn giáo, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Ngược lại, nếu không công nhận tự do tôn giáo, hay trong những trường hợp nhà nước cấm một tín ngưỡng, tơn giáo nào đó, vì nó khơng phù hợp với giá trị của dân chủ, thì điều đó khơng có nghĩa bản thân tơn giáo đó là cái cớ để biện minh cho việc chống lại các tôn giáo khác hoặc chống lại cả xã hội.58

Tuy nhiên, quyền này không phải là tuyệt đối. Montesquieu, một trong những nhà khai sáng kiệt xuất đã viết trong “Tinh thần pháp luật” rằng “Tự do chính trị tuyệt đối khơng phải là muốn làm gì thì làm. Trong một nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm”. Montesquieu nhấn mạnh “Tự do là quyền được làm tất cả những điều là luật cho phép. Nếu một cơng dân là điều trái luật thì anh ta khơng cịn được tự do nữa, vì nếu anh ta được tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả”59. Các quốc gia có thể giới hạn, nếu việc giới hạn này là cần thiết cho an ninh quốc gia,

58

Howard Cincotta, Tóm lược về dân chủ (Democracy in Brief), The Bureau of International Information

Programs, U.S. Department of State, 12- 2007, tr.14, 15. 59

Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục và Khoa Luật Trường Đại học Khoa học Xã hội- Nhân văn Hà Nội, 1996.

39

đạo đức xã hội và bảo vệ quyền tự do của người khác. Trên thực tế, sự giới hạn này được các quốc gia thực hiện dưới các hình thức và mức độ khác nhau, như Nhật Bản loại trừ giáo phái A-Um- một tà giáo đã dùng hơi độc tấn công ga tàu điện ngầm, hay Trung Quốc trấn áp Pháp Luân Công- một giáo phái trong một thời gian ngắn đã khiến hơn 1700 “tín đồ” tự tử hoặc bị bệnh tâm thần60. Như thế, tự do nói chung, tự do tơn giáo nói riêng trong mỗi quốc gia cần gắn với pháp luật và cần dựa trên cơ sở của pháp luật. Lẽ tất nhiên, hệ thống pháp luật ấy không đi ngược lại các giá trị xã hội, mà cần hướng tới con người, do con người và vì con người.

Người ta sinh ra vốn tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích61. Đúng! con người sinh ra bất kể ở đâu, đều có những quyền “tự nhiên”, những quyền “khơng ai có thể chối cãi được”; bảo vệ các quyền đó là bảo vệ tự do của con người. Nhưng vì con người khơng sống riêng lẻ, nên cái gọi là “xiềng xích” đó, lại thực sự cần thiết đối với xã hội khi nó vừa đủ tơn trọng tự do cho mỗi người, nhưng đồng thời đảm bảo quyền tự do ấy khơng xâm hại tự do của người khác. Nói cách khác, để đảm bảo tự do, xã hội luôn phải có những tổ chức cai quản. Đảm bảo tự do chính là việc phải tổ chức xã hội sao cho quyền tự nhiên ấy không bị xâm phạm và tước đi một cách tùy tiện. Tùy từng giai đoạn và khơng loại trừ dưới góc nhìn giai cấp, có thể có các cách thức tiếp cận khác nhau về các nguyên tắc tổ chức ấy, chẳng hạn cần có sự thoả thuận của những người dân bằng khế ước xã hội, hay sự phân quyền và chế ước lẫn nhau đối với bộ máy cai quản xã hội. Trong tác phẩm

Bàn về tự do (On Liberty), John Stuart Mill rất đúng khi cho rằng tự do có nghĩa là

chống lại sự cai trị chuyên chế và cuộc đấu tranh giữa tự do và xiềng xích chính trị

áp bức là đặc điểm nổi bật, là một phần của lịch sử. Hầu hết các quan điểm đều

thống nhất rằng nền dân chủ không thể sản sinh trong một xã hội dựa trên sự cai trị tùy tiện và thao túng cá nhân; dân chủ chỉ đơm hoa, kết trái trong một xã hội được tổ chức, vận hành trên cơ sở luật pháp và phân chia quyền lực, có sự tham gia mạnh

60 Lê Đức Hạnh, Quyền con người trong tín ngưỡng, tơn giáo, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 6- 2009, tr. 9, 10.

61

Jean Jacques Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1992 (Bản dịch của Hồng Thanh

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 38 - 48)