Quyền tự do tôn giáo với giáo dục

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 136 - 139)

3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚ

3.2.7 Quyền tự do tôn giáo với giáo dục

Giáo dục là một lĩnh vực truyền thống mà tôn giáo phát huy vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Mỹ. Ở nước Mỹ, dù là giáo dục tiểu học, trung học hay cao đẳng, đại học, đều có quan hệ mật thiết với tôn giáo. Quan hệ giữa tôn giáo với giáo dục nước Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ đến thời lập quốc, thậm chí trước đó. Trong số những tín đồ tơn giáo di cư đến Massachusetts năm 1630, có khoảng 70 người tốt nghiệp đại học Cambridge của Anh, 30 người tốt nghiệp đại học Oxford.

163

Ngụy Đức Đơng, Nhìn tơn giáo Từ góc độ kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 5 – 2005, tr. 11-15. 164 Ngụy Đức Đơng, Nhìn tơn giáo Từ góc độ kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 5 – 2005, tr. 11-15.

133

Để “vinh danh Chúa”, những tín đồ Thanh giáo đã yêu cầu những “người có tri thức” này xây dựng một trường học tương tự như học viện Immanuel (Immanuel College) của Cambridge ở vùng vịnh Massachusetts. Năm 1636, ngôi trường được dựng lên ở Cambridge; năm 1638, hội nghị thị trấn quyết định lấy tên là Học viện Cambridge. Không lâu, một mục sư trẻ tuổi tên là John Havard đem tặng ngôi trường này 400 cuốn sách và 780 bảng, học viện được đổi tên thành Học viện Havard, với mục đích là đào tạo, bồi dưỡng nhân tài tôn giáo. Trong mấy điều qui định và nguyên tắc đặt ra cho học viện phải tuân theo, Havard đặc biệt nhấn mạnh tôn chỉ của nhà trường là “làm cho mỗi học sinh đều được dạy dỗ như nhau và đều phải nghiêm khắc yêu cầu họ suy nghĩ thấu đáo về mục đích chủ yếu của cuộc sống và nghiên cứu của họ, hiểu được Thiên Chúa và Giê su với tư cách sự sống vĩnh hằng, kế đó xem Ki tô là cơ sở duy nhất của mọi tri thức, nhận thức chỉ có Chúa mới ban cho trí tuệ, để cho mỗi người đi tìm trí tuệ của Chúa trong cầu nguyện nghiêm túc của cá nhân mình”. Học viện Havard về sau trở thành trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ. Quyền khống chế học viện nằm trong tay “Hội đồng Giám đốc” học viện, bao gồm các mục sư nổi tiếng nhất.

Cùng với sự suy thoái của thế lực Thanh giáo ở đại lục mới và sự nổi lên củ các giáo phái khác, giữa những người chủ trương giáo phái tự do và những người theo chủ nghĩa Thanh giáo bảo thủ nảy sinh một trận đấu tranh kịch liệt. Kết quả, năm 1701, ở học viện Havard, nhiều giáo sư và học sinh phái bảo thủ Anh giáo thốt ly tín ngưỡng truyền thống đã rời khỏi Havard, thành lập ra trường đại học Yale. Họ cho rằng ngôi trường này mới là “trường học chân chính của người tiên tri”165…

Trước khi nước Mỹ giành được độc lập vào 1776, hầu hết các cơ sở giáo dục là do Giáo hội Ki tô giáo lập ra. Giáo hội mở hàng loạt các trường, từ lớp dạy chữ, lớp họ chủ nhật, lớp học nghề, trường tiểu học, trung học phổ thông đến trường nữ sinh, trường cho người da đen và các trường dạy nghề. Không những thế, giáo hội cũng là người tiên phong trong việc thành lập các trường đại học, cao đẳng. Tất cả 9 trường đại học ở nước Mỹ trước khi giành được độc lập đều do giáo hội lập ra.

165

Hiện nay cịn một số ít đại học Mỹ còn giữ lại khoa Thần học, trong đó có Đại học Havard và Đại học Yale.

134

Trong số 180 trường đại học thành lập trước nội chiến thì có 150 trường do Giáo hội Ki tơ sáng lập. Mặc dù mục đích chủ yếu khi sáng lập các trường là xuất phát từ nhu cầu tôn giáo, song những nỗ lực của giáo hội trên phương diện giáo dục đã đặt nền móng cơ bản cho sự nghiệp giáo dục hiện đại của nước Mỹ.

Ngày nay, nền giáo dục Mỹ đã thốt khỏi sự khơng chế của giáo hội, các trường học chuyển thành các trường thế tục, nhưng tơn giáo vẫn có ảnh hưởng sâu rộng đối với nền giáo dục nằm trong số những nền giáo dục phát triển nhất thế giới này. Sự ảnh hưởng này thể hiện ngoài việc giáo hội quản lý rất nhiều các viện, học viện thần học tơn giáo, tơn giáo cịn có vai trị đối với giáo dục trong các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và các trường cao đẳng, đại học dưới nhiều hình thức khác nhau. Quan niệm “quản lý đại học cần phải đưa vào công chúng xã hội” vẫn tồn tại, cơ cấu quản lý được hình thành chủ yêu gồm các mục sư và đại biểu giáo phái được thay thế bằng hội đồng quản trị được hình thành từ những người ủng hộ ở bên ngoài nhà trường, họ là những người vạch chính sách cho nhà trường. Tuy nhiên, tính độc lập của trường học vẫn tiếp tục được duy trì. Quyền tự trị của các trường đại học Mỹ ngày nay vẫn lớn hơn các trường đại học châu Âu.

Hiện nay, có khoảng 85% các trường trung, tiểu học tư lập ở Mỹ là do giáo hội sáng lập hoặc thuộc một tổ chức tơn giáo nào đó. Trong gần 5 triệu học sinh trung, tiểu học đang học trong các trường tư lập, có 85% học sinh theo học ở các trường giáo hội lập ra, trong đó có 2,6 triệu em theo họ ở 2.000 ngơi trường trung tiểu học thuộc Giáo hội Cơng giáo Mỹ.

Có một điều cần chú ý là, trường cơng lập miễn học phí, trong khi đó, chi phí theo họ trường tư lập rất tốn kém, cho nên cho con em theo học những trường này, các bậc phụ huynh một mặt nộp khoản thuế ủng hộ trường cơng lập như bao gia đình khác, đồng thời phải nộp học phí cho con em mình theo học ở trường tư lập, mà khoản tiền này không ngừng tăng cao sau mỗi năm, nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên là số học sinh đăng ký vào trường học ở các trường trung, tiểu học do tôn giáo mở không những không giảm, mà vẫn luôn tăng lên hàng năm. Điều này chứng tỏ địa vị thực lực và chất lượng đào tạo của các trường học do tôn giáo sáng lập này.

135

Đối với cấp độ đại học, trong 1.500 trường đại học tư lập, chiếm ¾ số trường đại học ở Mỹ, thì 51% số trường thuộc sở hữu của giáo hội hoặc có yếu tố giáo hội166.

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)