3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚ
3.2.3 Quyền tự do tôn giáo với đời sống xã hội công cộng
Mỗi xã hội đều có quan điểm giá trị và chuẩn mực đạo đức giữ vị trí chủ đạo của mình. Quan điểm giá trị và tiêu chuẩn đạo đức mà xã hội Mỹ suy tôn là truyền thống Kito giáo thường được tín đồ Kito giáo nêu ra. Truyền thống ày như được kết tụ của văn minh Kito giáo phương Tây, được đại đa số người Mỹ chấp nhận rộng rãi, thế hiện bằng việc lấy nguyên lý Kito giáo ghi trong “Kinh thánh” làm cơ sở. Sau khi tín đồ Thanh giáo đến lục địa Bắc Mỹ, cho dù chính trị và xã hội của Đại lục Bắc Mỹ biết bao thay đổi, cho dù các lực lượng giáo phái trong các tơn giáo Mỹ có thay đổi hưng suy như thế nào, truyền thống cơ bản của Kit giáo vẫn khơng có gì thay đổi: người Mỹ vẫn lấy vẫn lấy truyền thống Kito giáo làm nền tảng đạo đức cho toàn xã hội. Lịch sử nước Mỹ chưa dài, nhưng có thể nói truyền thống Kito giáo với tư cách là nền tảng đạo đức xã hội lại khá dài lâu, nó là kết quả của văn
144
Vũ Văn Hậu, Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta trong bối cảnh tồn cầu hố, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 6 – 2006, tr. 10-15.
117
minh phương Tây mọc rễ đâm chồi khai hoa trên lục địa Bắc Mỹ sau khi đã trải qua quá trình “Mỹ hóa”.
Truyền thống Kito giáo mang màu sắc Mỹ là ngọn nguồn đạo đức, là trụ cột tinh thần của người Mỹ, đây cũng là một nguồn tài nguyên tư tưởng mà người Mỹ rất lấy làm tự hào. Chính là vì có một loại sức mạnh đạo đức như vậy, xã hội Mỹ được hình thành bởi những cư dân đến từ nhiều mơi trường văn hóa khác nhau mới có thể hình thành nhận thức chung về vấn đề đạo đức, có một qui phạm đạo đức được đa số người đồng thuận. Cả xã hội cùng ra sức suy tôn đồng thời chủ nghĩa cá nhân và tự do cạnh tranh, mới có thể đề cao hợp tác và kỷ luật, đề cao bình đẳng và chính nghĩa, đề cao lòng nhân ái và hào hiệp giúp đỡ, đề cao trách nhiệm và sứ mệnh. Trong một xã hội phân biệt giàu nghèo, văn minh vật chất phát triển cao độ, qui phạm vật chất và “văn minh tinh thần” mới có thể truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Kenneth D. Wald, nhà chính trị học nước Mỹ đương đại từng nói “ở một ý nghĩa nào đó mà nói, nhà thờ là chiếc lồng ấp những phẩm chất đức tính tốt đẹp của cơng dân”145.
Có thể nói rằng ảnh hưởng lớn nhất đối với quan điểm đạo đức của thanh thiếu niên Mỹ, ngồi gia đình, phải kể đến trường học chủ nhật do giáo hội tổ chức. “Mười điều răn trong Kinh thánh” là tín ngưỡng của Kito giáo, bao hàm các nội dung cơ bản của các qui phạm đạo đức xã hội, như “phải hiếu kính cha mẹ”, “khơng được giết người”, “không được trộm cắp”, “không được gian dâm”, “khơng được nói dối”…Ngồi ra, những điều cơ bản mà Kito giáo đề cao như “mọi người bình đẳng trước Chúa”, “yêu quí sinh mạng”, “yêu quí láng giềng”…,ngay từ rất sớm đã hòa quyện vào các qui phạm đạo đức xã hội.
Giáo hóa đạo đức của tơn giáo bắt đầu ngay từ những năm ấu thơ của từng con người. Khơng dừng lại ở đó, khi đến tuổi trưởng thành, những qui phạm đạo đức tương quan với giá trị Kito giáo lại trở thành tiêu chuẩn suốt đời không thể thay thế để đánh giá và giám sát phẩm hạnh của mỗi con người. Ngoài việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, giáo hóa đạo đức của tơn giáo cịn rất thành cơng đối với một số nhóm xã hội đăc thù. Trong nhà tù, trung tâm những người vô gia cư, trung
145
Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa Phương), Hà Nội 2009, tr.470.
118
tâm cai nghiện, bệnh viện điều trị những người mắc bệnh HIV/AIDS, thậm chí trong các căn cứ quân sự trong quân đội Mỹ trên khắp thế giới đều có bóng dáng các mục sư và những nhà truyền giáo.
Nhân đây, xin liên hệ với cách ứng xử của người Nhật trong thảm họa động đất và sóng thần. Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, trong thảm họa kép (động đất và sóng thần) tháng 3/2011, Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hồng do động đất và sóng thần. Khơng có cảnh hoảng loạn trên đường phố và cửa hàng”, người dân đứng xếp hàng trật tự bên ngoài những cửa hàng khơng cịn cửa chính cũng như cửa sổ do bị trận động đất tàn phá; người ta thấy những máy ATM và nhiều thùng lương thực vẫn cịn ngun vẹn, mặc dù xung quanh khơng có ai bảo vệ. Khơng có tình trạng đầu cơ - các siêu thị giảm giá và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người - tất cả cùng đồn kết để tồn tại. Hình ảnh em bé 9 tuổi người Nhật từ chối khẩu phần ăn do một cảnh sát người Nhật gốc Việt cho riêng mình để bỏ vào thùng cứu trợ chung hay cảnh từng đoàn người nhẫn nại xếp từng hàng, lặng lẽ cúi gập đầu nói cảm ơn, xin lỗi khi nhận lương thực cứu trợ đã làm lay động hàng triệu con tim trên khắp thế giới…“Hiện tượng” này gây ngạc nhiên khắp thế giới. Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: “Tại sao khơng có hơi của ở Nhật Bản?”. Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ơng West. “Tinh thần đồn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng cịn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ” - ông Ed West viết trên tờ Telegraph. Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi đã phải thốt lên: "Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực (ở nhiều nước trên thế giới) sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?". Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản, mỗi người Nhật Bản đều cảm thấy mình có trách nhiệm trước hết là đối với xã hội. Nền tảng văn hóa Nhật được xoay quanh một tinh thần cộng đồng cao độ. Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của cộng đồng và nhóm, bởi họ coi đó là cách duy nhất để cân bằng nhu cầu của cá nhân. Trật tự xã hội và kỷ luật đã được tập thành thói quen ngay trong cuộc sống bình thường, nên người Nhật Bản không thấy trở
119
ngại tiếp tục thói quen này khi có thảm họa xảy ra. Thực ra, xã hội Nhật Bản không phải là khơng có các hiện tượng như bạo lực hay giành giật từ tay người khác, tuy nhiên, các hiện tượng đó khơng được chấp nhận trong văn hóa Nhật.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng trên, mà một trong những nguyên nhân mà giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco và nhiều nhà phân tích chỉ ra là xuất phát từ lý do tôn giáo: Đa số người Nhật theo Thần đạo (Shinto) và Phật giáo. Người Nhật sử dụng tơn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống “Khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo”. Giáo sư Nelson cho rằng, khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa; còn giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork thì cho rằng: “Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tơn giáo của họ”146. Điều này không thể có được ngày một ngày hai mà phải là một quá trình giáo dục dài lâu để trở thành văn hóa ứng xử với cộng đồng.
Mặc dù giáo lý của tơn giáo khơng phải là chìa khóa vạn năng. Phật giáo hay Thần đạo hay bất cứ tơn giáo nào khác khơng thể và cũng khơng có khả năng giải quyết căn bản tất cả các vấn đề trong xã hội Nhật Bản hay bất cứ một quốc gia nào khác, nhưng nếu khơng có tơn giáo, tình hình có thể tồi tệ hơn rất nhiều. Điều này cũng như nước Mỹ: nếu khơng có giáo hội, khơng có mục sư, tình hình xã hội Mỹ, vốn khơng phải tồn màu hồng, có thể xám đen hơn và mâu thuẫn xã hội có thể cịn gay gắt và trầm trọng hơn rất nhiều147
.