3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚ
3.2.8 Quyền tự do tôn giáo với văn hóa, an ninh và sự phát triển
Trong cuốn sách “Tôn giáo và an ninh - Mối liên hệ mới trong quan hệ quốc tế”167, các tác giả đã kết luận rằng tự do tôn giáo là vấn đề mấu chốt của xã hội dân sự - một xã hội mà đến lượt nó sẽ củng cố sự ổn định. Mặc dù các tác giả có một số quan điểm và cách nhìn mới mẻ, thậm chí xa lạ với nhiều quốc gia, nhưng về cơ bản, cuốn sách đã đề cập một vấn đề rất thời sự hiện nay: Tơn giáo và an ninh, nhất là khi gắn nó với những quan hệ quốc tế. Dưới góc độ triết học và “nhân chủng học phổ quát", Kevin J.Hasson cho rằng bất kể những khác biệt sâu sắc giữa các thế giới quan tơn giáo, sự đồng lịng của xã hội dân sự đối với giá trị của tự do tôn giáo cần được khẳng định. Robert A. Seiple cảnh báo rằng những vi phạm tự do tôn giáo dưới danh nghĩa “an ninh” đã phá hoại an ninh thực sự; ông cho rằng một xã hội dân sự với một nền tảng vững chắc của tự do tôn giáo sẽ là sự bảo đảm chắc chắn về an ninh cho tất cả.
Thậm chí, có quan điểm cho rằng, nhà nước cần phải khuyến khích nói lên những tiếng nói chân thật thơng qua việc huấn luyện thần học. Càng có nhiều lãnh đạo tơn giáo được huấn luyện bao nhiêu - tức là càng có nhiều tu sĩ hiểu rõ về đức tin của họ - thì càng ít có chuyện đức tin sẽ bị những chính trị gia lợi dụng. Khi viết về những cuộc xung đột Balkan thập niên 1990, một tác giả nổi tiếng, Scott Appleby, đã kết luận:“Sự mù mờ về tôn giáo làm yếu tơn giáo, và những nhà giải nghĩa có học thức lợi dụng đặc quyền, đề cao và cụ thể hóa khả năng bạo lực của tôn giáo cũng vậy”168. Để có được sự ổn định và phát triển của các xã hội trên khắp thế giới, điều quan trọng là các nhà nước phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu biết về đức tin của họ.
166
Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa Phương), Hà Nội 2009, tr.496, 497.
167 Religion & Security - The new Nexus in International Relations - Biên tập: Robert A. Seiple và Dennis R. Hoover Nxb. Rowman & Littleefield, New York, Hoa Kỳ, 2004.
168
R. Scott Appleby, The Ambivalence of the Sacred: Religion, Violence, and Reconciliation (Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 2000), p. 77.
136
Coi tự do tôn giáo không chỉ là quyền con người, mà là một phương thức chống khủng bố. Sự chịu đựng quá nhiều bất cơng (thực chất có thể khơng phải là như vậy, mà chỉ là tâm lý), có thể dẫn tới khủng bố. Hãy xem Aum Shinryko tại Nhật Bản. Vì địa vị tơn giáo của mình, tổ chức này được Hiến pháp Nhật Bản bảo vệ khỏi sự điều tra trước biến cố ngày 20 tháng 03 năm 1995, lúc xảy ra cuộc tấn cơng khí sarin trong tàu điện ngầm ở Tokyo. Sự việc không khác vào ngày 7/7/ 2005, các vụ đánh bom London, trong số đó có một cựu thành viên của nhóm cực đoan bất bạo động Hizb ut- Tahrir. Hizb ut- Tahrir bị cấm tại Đức, nơi họ từng trải kinh nghiệm lịch sử với lời nói thù hận, nhưng khơng bị cấm tại Anh. Có một ranh giới mong manh giữa sự chịu đựng và khủng bố. Do vậy, thi hành một cách đúng đắn - thơng qua những quy tắc văn hóa và pháp quyền - sự tự do tôn giáo là một công cụ hiệu quả và ưu tiên để duy trì sự ổn định xã hội. Xã hội dân sự là sự cân bằng giữa “tự do để làm” một điều gì đó (sự tự do) và “tự do rời khỏi” một điều gì đó (an ninh). Điểm tựa sẽ thay đổi tùy theo bối cảnh lịch sử và văn hóa, nhưng hành động đúng đắn của bất cứ xã hội nào cũng sẽ ln là cách xã hội đó tơn trọng nhóm thiểu số xung quanh mình169.
Trong “Sự va chạm của các nền văn minh - The Clash of Civilization and The Remarking of World Order” (xuất bản ở Canada năm 2001, được dịch ra tiếng Việt đầu năm 2005”, Samuel Huntington cho rằng "Tơn giáo là một đặc điểm trung tâm có tính quyết định của các nền văn minh”, và "những tôn giáo lớn là nền móng của các nền văn minh"170. Huntington đánh giá Phật giáo “tuy là một tôn giáo lớn,
169 Chris Seiple (Chủ tịch Viện Can dự tồn cầu (IGE), Hoa Kỳ), Suy nghĩ về tơn giáo và sự ổn định: Sự bất hịa hay ổn định xã hội?, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 1- 2007, tr.14-23.
170 Samuel Huntington đã dẫn nhiều định nghĩa về nền văn minh và số lượng các nền văn minh hiện nay, cuối cùng kết luận các nền văn minh đương đại gồm có: 1. Văn minh Trung Hoa: có lúc tác giả gọi là Văn minh Khổng giáo. 2. Văn minh Nhật Bản: tác giả phản đối coi Văn minh Nhật Bản là Văn minh Viễn Đơng gồm cả Văn hố Nhật Bản và Văn hố Trung Quốc, mà là một nền văn minh riêng biệt. 3. Văn minh Hindu: thường nói là Văn minh Ấn Độ hay Ấn Độ giáo. 4. Văn minh Islam giáo: của cộng đồng Arập. 5. Văn minh Chính Thống giáo: có trung tâm ở Nga tách biệt khỏi Kitơ giáo Phương Tây do hàm lượng Văn minh Byzantin rõ nét. 6. Văn minh Phương Tây: có 3 thành phần chính là Châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. Hầu hết trong lịch sử, người Mỹ xác định xã hội của họ đối lập với Châu Âu. Người ta từng cho Mỹ là một nền văn minh riêng. Khi nước Mỹ thế kỉ XIX xác định mình khác biệt và đối kháng với Châu Âu thì ở thế kỉ XX, nước Mỹ đã thừa nhận mình là một bộ phận và thực chất là lãnh đạo của một chỉnh thể rộng lớn hơn, đó là Phương Tây, bao gồm cả Châu Âu. Từ "Phương Tây" ngày nay nói chung cịn được sử dụng để chỉ đặc tính Kitơ giáo Phương Tây. Phương Tây do vậy là một nền văn minh duy nhất được xác định theo đúng hướng la bàn chứ không phải bằng cái tên của một dân tộc nào, tôn giáo hoặc vùng địa lí nào. Tên gọi "Phương Tây" cũng làm xuất hiện khái niệm "Tây hoá" và mang đến một cách nhìn sai lệch về Phương Tây hoá và hiện đại hố. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy Nhật Bản "Phương Tây hoá" hơn là "Âu - Mỹ hố". 7. Văn minh Mỹ
137
nhưng khơng phải là nền tảng của một nền văn minh lớn” 171.Theo S. Huntington, nền Văn minh Phương Tây đang suy thoái. Sức mạnh tương đối của Hoa Kỳ sẽ giảm nhanh qua các số liệu về kinh tế, tiềm năng quân sự và đưa ra số liệu (vào năm 1950) phương Tây chiếm 64% tổng sản phẩm thế giới, dự báo đến năm 2003 chỉ còn chiếm 30% tổng sản phẩm thế giới. Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ sẽ phát triển lên. Tác giả nói đến bản địa hố phục sinh các nền văn hố ngồi Phương Tây, coi sự phân bố văn hoá trên thế giới cũng phản ánh sự phân bố quyền lực. Sức mạnh ngày càng tăng của xã hội ngoài Phương Tây do q trình hiện đại hố tạo nên đang mang lại sự hồi sinh cho các nền văn hố khơng phải của Phương Tây trên toàn thế giới. Bản địa hoá trở nên thịnh hành ở khắp các nước ngoài Phương Tây trong những năm 80 và 90 của thế kỉ XX. Sự phục sinh của Islam giáo và "tái Islam giáo hoá" là vấn đề trung tâm của các xã hội Islam giáo. Ở Ấn Độ, xu thế thịnh hành là bài trừ các giá trị và mơ hình của Phương Tây và "Hindu hố" chính trị và xã hội. Ở Đơng Á, nhiều chính phủ đề cao Nho giáo, những nhà lãnh đạo chính trị và trí thức bàn về "Á hoá" quốc gia của họ. Giữa những năm 1980, Nhật Bản trở nên bận rộn với "Nihonjinron hay học thuyết nước Nhật và tiếng Nhật"... "Chúng ta đang chứng kiến “sự kết thúc của một thời đại tiến bộ” do những tư tưởng của Phương Tây thống trị và đang chuyển sang một thời kì các nền văn minh khác nhau sẽ giao thoa, cạnh tranh, cùng tồn tại và tiếp thu lẫn nhau. Q trình bản địa hố đang diễn ra trên tồn cầu nay được thể hiện rõ ở sự trỗi dậy của tôn giáo ở nhiều vùng trên thế giới và đáng quan tâm nhất là sự trỗi dậy về văn hố của các quốc gia Đơng Á và Islam giáo, mà một phần lớn là do sự năng động về kinh tế và sự phát triển về dân số của những quốc gia này”172. Huntington cho rằng, xét về tồn cầu hố, hiện đại hoá
Latinh: có bản sắc khác biệt rõ nét so với Phương Tây. Tuy có cội nguồn là nền Văn minh Phương Tây, nhưng Văn minh Mỹ Latinh đã tiến hoá theo một con đường khác Châu Âu và Bắc Mỹ. Về mặt lịch sử, Mỹ Latinh chỉ là Kitơ giáo. Có thể coi Mỹ Latinh hoặc là nền văn minh nằm trong nền Văn minh Phương Tây, hoặc một nền văn minh riêng biệt liên quan chặt chẽ với nền Văn minh Phương Tây. 8. Văn minh Châu Phi: hầu hết các học giả khơng thừa nhận có một nền Văn minh Châu Phi rõ rệt. Bắc Phi thuộc Văn minh Islam giáo. Xét về lịch sử, Ethiopia tự thân là một nền văn minh. Chủ nghĩa đế quốc Châu Âu đã mang Kitơ giáo đến hầu hết phần phía nam Sahara. Trên khắp lục địa Châu Phi, bản sắc bộ lạc là bao trùm và mạnh mẽ, nhưng người Châu Phi ngày càng phát triển ý thức bản sắc Châu Phi.
171
Samuel Huntington, sđd, tr.43-44. 172 Samuel Huntington, sđd, tr.113.
138
trong mối quan hệ với tôn giáo, tương lai thuộc về Islam giáo chứ không phải Kitô giáo. "Chung cuộc Mohamed sẽ chiến thắng"173.
Mặc dù quan điểm của Huntington còn nhiều bàn cãi, nhưng đã đến lúc nhân loại không thể không xem xét mối liên hệ giữa tơn giáo với văn hóa, an ninh và sự phát triển.
173 Nguyễn Duy Hinh, Tơn giáo với tồn cầu hố và hiện đại hoá (Đối thoại cùng Samuel Huntington qua tác phẩm: Sự va chạm của các nền văn minh), Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 9 – 2007, tr.62-69, số 10 – 2007, tr.57-65.
139
KẾT LUẬN
Với tính chất là sinh vật bậc cao, con người sáng tạo ra khơng ít những sản phẩm tinh thần. Từ bàn tay, khối óc và dưới sự thơi thúc của cuộc sống, con người đã sáng tạo ra tôn giáo. Song thật trớ trêu, cũng chính từ ngày ấy, con người phải gánh chịu khơng ít những hệ lụy khơng mong muốn từ sản phẩm sáng tạo của chính mình. Nghịch lí đó cho thấy con người cần khách quan xem xét, suy ngẫm về những sản phẩm cho mình tạo ra, trong đó có tín ngưỡng tơn giáo.
Quyền tự do tơn giáo khơng phải do nhà nước tạo ra hay ban tặng, mà ngược lại, bất cứ nền dân chủ nào cũng cần tơn trọng và bảo vệ quyền tự do đó. Đến lượt nó, tự do tơn giáo được thực thi trong một xã hội cụ thể và không thể vượt lên trên xã hội. Dù có sự tách biệt giữa tơn giáo với nhà nước hay khơng, nhưng lợi ích và giá trị của nhà nước dân chủ và tự do tôn giáo hướng đến về cơ bản là không xung đột. Nhà nước nào bảo vệ quyền tự do tơn giáo của cơng dân thì chắc chắn sẽ bảo vệ được các quyền tự do; ngược lại, nếu không công nhận tự do tôn giáo, hay trong trường hợp nhà nước “xử lý” một nhân sĩ tơn giáo nào đó, vì có những hoạt động khơng phù hợp với lợi ích của xã hội, của nhà nước, của cộng đồng, thì điều đó khơng có nghĩa bản thân tơn giáo đó là cái cớ để biện minh cho việc đi ngược lại tự do tơn giáo.
Sẽ khơng có một cơng thức chung cho mọi quốc gia, vì bất cứ tơn giáo nào cũng là sản phẩm của một bối cảnh lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội… Tuy nhiên, đối với bất cứ quốc gia nào, tơn giáo sẽ trở thành nguy hiểm, nếu như nó bị lợi dụng, nhất là sự lợi dụng của chính trị. Mỗi quốc gia có thể tìm ra cơng thức cho riêng mình sau khi đã nghiên cứu thấu đáo, rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ quốc gia khác. Tôn giáo sẽ chỉ trở nên chân chính, trong sáng, khoan dung và hướng thiện nếu nó được nhìn nhận và được đối xử một cách đúng đắn.
Trong đời sống tôn giáo ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, việc giải quyết vấn đề tơn giáo và pháp quyền cịn nhiều thách đố. Không thể phủ nhận các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua để đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu về tự do tín ngưỡng tơn giáo, tuy nhiên do tính phức tạp và đa dạng của
140
tôn giáo, những thách thức mới trong việc giải quyết mối quan hệ tôn giáo với pháp quyền ở mỗi nước là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết.
Nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng người Trung Quốc Lưu Bành, tác giả của cuốn sách “Tôn giáo Mỹ đương đại” đã viết rằng rằng “Tôn giáo nước Mỹ như dịng sơng cuộn chảy; chỉ cần nước Mỹ còn tồn tại, dịng sơng ấy sẽ không biến mất”. Quả thật, tôn giáo nước Mỹ tựa như bảo tàng tôn giáo thế giới đương đại, sống động, phong phú, đa dạng và vô cùng rộng lớn. Trong khi đó, những cơng trình nghiên cứu về tơn giáo nước Mỹ cịn chưa tồn diện và rất ít ỏi. Cơng trình này chỉ là sự nghiên cứu bước đầu về tơn giáo nước Mỹ. Nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta xem xét, cân nhắc, chắt lọc, rút ra những vấn đề có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam. Những vấn đề cơ bản đó là:
1. Đổi mới nhận thức về tơn giáo và chính sách đối với tơn giáo
2. Vai trò của quyền tự do tôn giáo đối với đoàn kết dân tộc và xây dựng đồng thuận xã hội
3. Quyền tự do tôn giáo với đời sống xã hội công cộng 4. Quyền tự do tôn giáo với khoan dung và phục vụ xã hội
5. Tôn giáo với việc điều chỉnh hành vi con người, phát huy các giá trị và chuẩn mực xã hội
6. Quyền tự do tôn giáo với kinh doanh thương mại 7. Quyền tự do tôn giáo với giáo dục
8. Quyền tự do tơn giáo với văn hóa, an ninh và sự phát triển
Người viết hy vọng sẽ có nhiều tác giả và nhiều cơng trình lớn hơn, qui mơ hơn, chất lượng hơn nghiên cứu về tôn giáo nước Mỹ sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới.
141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN
1. Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. 2. Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
3. Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 4. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 9. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
5. C. Mác, Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập I. Nxb Sự thật 1980. 6. C. Mác- Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1994.
7. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 16, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
8. V.I. Lê nin, Toàn tập, Tập 17, Nxb. Tiến bộ, Matxcova,1979. 9. V.I. Lê-nin, Toàn tập, Tập 32, Nxb.Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981. 10. C. Mác, Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập I. Nxb Sự thật 1980.
11. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
12. C.Mác-Angghen, Tuyển tập, Tập 1. Nxb Sự thật, Hà Nội 1960.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
13. Lưu Văn An, Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội 2008. 14. Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa