Tôn giáo với việc điều chỉnh hành vi con người, phát huy các giá trị

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 129 - 133)

3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA THAM KHẢO VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚ

3.2.5 Tôn giáo với việc điều chỉnh hành vi con người, phát huy các giá trị

chuẩn mực xã hội

Người Mỹ có thể tin hay khơng tin tín ngưỡng tơn giáo, có thể lựa chọn, hoặc thay đổi tín ngưỡng tơn giáo khác nhau, có thể đề cao hoặc khơng tán thành

153

Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa Phương), Hà Nội 2009, tr.478, 479, 483, 487, 488, 495, 496.

126

chính giáo phân ly, nhưng trong đời sống thực tiễn, khó có thể từ chối qui phạm đạo đức của Ki tô giáo. Do tác dụng quan trọng của đạo đức tơn giáo trong việc bảo vệ thể chế chính trị, giai cấp thống trị nước Mỹ xưa nay đều chấp nhận quan điểm đạo đức của tôn giáo, mà chủ yếu là Ki tô giáo. Qui phạm đạo đức của Ki tô giáo được suy tơn quan phương, nên trong đời sống hiện thực, nó mang sắc thái của một hình thái ý thức truyền thống nào đó. Điều đó có nghĩa là, ở Mỹ, dù bạn là tín đồ Ki tơ giáo hay là tín đồ của của tơn giáo khác, dù bạn là người sinh ra trên đất Mỹ hay là người nhập cư, dù bạn là thanh niên, thiếu niên hay người trưởng thành, bạn đều không thể thay đổi được qui phạm đạo đức và quan điểm luân lý tương quan với truyền thống Ki tô giáo. Là một con người, bạn có thể khơng tin, khơng tn thủ, thậm chí phủ định hay phê phán luân lý đạo đức của Ki tô giáo, nhưng nếu muốn xây dựng một hệ thống qui phạm giá trị xã hội khơng có một tí gì liên quan đến Ki tơ giáo trong xã hội Mỹ là một điều không hiện thực.

Hơn 200 năm nay, Ki tô giáo luôn luôn là địa chỉ cung cấp và bảo vệ qui phạm đạo đức xã hội cho nước Mỹ. Mỗi khi xã hội có biến động, phát sinh xung đột lớn, tổ chức giáo hội bao giờ cũng đứng ra bảo vệ những giá trị của Ki tô giáo. Mặc dù sự nỗ lực của các tổ chức giáo hội này (như Hội Nghiên cứu giá trị gia đình, phong trào Người Thủ tín, phong trào Trinh khiết, phong trào Nữ tín đồ…) khơng thể thay đổi được xu thế chung của sự phát triển xã hội, khơng thể ngăn chặn hồn tồn sự cơng kích của thế tục hóa đối với truyền thống Ki tô giáo, nhưng với tư cách là phương thuốc làm bình ổn xã hội, đạo đức tơn giáo có tác dụng rất tích cực trong việc hịa dịu, bình ổn các mâu thuẫn xã hội, nâng cao tố chất và trách nhiệm công dân, tăng cường sức cố kết cộng đồng xã hội, duy trì sự ổn định xã hội. Các lực lượng xã hội khác, kể cả các đảng phái chính trị hay nhà nước, việc giám sát đạo đức và bảo vệ đạo đức, đều không thể nào “đọ” được với các tổ chức tôn giáo. Tôn giáo thuyết giáo về đạo đức, đương nhiên không phải là pháp luật, khơng có tính cưỡng chế, nhưng khơng phải vì thế mà hiệu lực khơng bằng pháp luật. Giá trị của nó là từ sâu thẳm nội tâm, nó thúc đẩy con người hành xử. Đứng trước qui tắc tơn giáo, các tín đồ khơng nghĩ đến vi phạm, đến chế tài, đơn giản vì việc thực hiện giáo lý xuất phát từ lương tri sâu thẳm của họ. Từ ngày lập quốc, các vị khai quốc công thần nước Mỹ đều là những bậc thầy về sử dụng từ ngữ tôn giáo. Họ đều hy

127

vọng tơn giáo có thể phát huy tác dụng là nền tảng đạo đức và sức cố kết xã hội154

. Đã là người Mỹ thì khó có thể khơng thừa nhận “Nhà thờ là bàn luận và giải quyết vấn đề đạo đức. Xa rời truyền thống Ki tô giáo, xa rời tổ chức tôn giáo và giáo hội lấy Ki tơ giáo làm chủ thể, thì đạo đức trong xã hội Mỹ căn bản khơng cịn gì để nói155.

Tơn giáo đang góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người, tác động tích cực đến các quan hệ xã hội, củng cố và phát huy các chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”. Chính vì lý do này, thiết nghĩ, để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên tham khảo các giáo lý, các quan niệm đạo đức và đời sống tâm lý tôn giáo. Hãy lấy các ví dụ về một số điều trong “Tân luật” của đạo Cao đài, sẽ thấy rằng tư tưởng tơn giáo này có nhiều điều khá phù hợp với pháp luật của Nhà nước. Giáo lí của Hồi giáo (Islam giáo - Việt Nam) nghiêm cấm tín đồ thực hành mê tín, dị đoan; dùng các chất kích thích làm mê muội không tự chủ được bản thân như rượu chè, ma túy và mãi dâm... Nếu vi phạm sẽ bị tội rất lớn đối với Thánh Allah ở ngày phán xét sau này. Vì thế, mỗi Muslim đều phải xa lánh những hành vi khơng lành mạnh nói trên để khỏi bị sự trừng phạt đó. Vì thế, trong cộng đồng dân tộc Chăm Hồi giáo (Islam giáo) ít ai vướng vào các căn bệnh do tệ nạn xã hội gây nên. Haji Machdares-Samael (Hj. Idris-Ismail), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Riêng về đạo Hồi giáo (Islam) trong quy định của giáo lí, giáo luật Islam tương đồng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng chống tệ nạn ma túy, mãi dâm - những con đường chính dẫn đến bị nhiễm HIV/AIDS”156.

Giáo lí của đạo Cao Đài quy định người tín đồ phải khắc kỉ tu thân, kiềm chế các ham muốn trái đạo đức truyền thống; biết trân trọng sinh mạng của mình cũng như của tha nhân; không tham lam, buông thả theo hành vi lường gạt, vì lợi ích cá nhân mà mưu hại người; khơng sa đà theo bóng sắc, khơng quan hệ tình dục ngồi

154

Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa Phương), Hà Nội 2009, tr.436, 437.

155 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa (bản dịch của Trần Nghĩa Phương), Hà Nội 2009, tr.472, 473.

156

Lê Bá Trình, Phát huy những điểm tương đồng của chủ nghĩa xã hội và tôn giáo để xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo. Số 9- 2007, tr. 10.

128

hôn nhân; không ham mê rượu thịt quá độ làm mất nhân cách của mình và say sưa nhiễu loạn cộng đồng; cẩn trọng trong ngôn từ, không phát ngôn nếu khơng hội đủ điều kiện chân chính, xây dựng và hữu ích cho cái chung...

Giáo lí Học phật tu nhân của Phật giáo Hồ Hảo dạy tín đồ trau sửa thân tâm trở nên thiện mĩ, giải thốt khỏi sự mê mờ của vơ minh đau khổ, đồng thời cũng đào tạo một mẫu người hoàn hảo khi sống trong cộng đồng xã hội. Ở điều răn cấm thứ nhất trong tám điều răn của Phật giáo Hịa Hảo có dạy: "Ta chẳng nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm, phải giữ cho trịn ln lí tam cương ngũ thường"157. Quan niệm về trách nhiệm của Phật giáo Hòa Hảo đối với đất nước Việt Nam là: "Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu, mình ta mới ấm. Hãy tùy tài, tùy sức nỗ lực hi sinh cho xứ sở"158.

Mặt khác, nếu các lợi ích và các qui phạm khác vẫn có thể phát huy tác dụng, thì khơng nên lạm dụng qui phạm pháp luật, vì như thế sẽ tốn kém hơn và ảnh hưởng đến quyền tự do của con người. Phát huy những yếu tố tích cực của các tơn giáo trong đời sống xã hội đi đôi với nhiệm vụ chống địch lợi dụng tôn giáo. Ln khơi dậy và phát huy những mặt tích cực trong hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo hợp pháp như nội dung giáo dục đạo đức, đời sống văn hoá tinh thần tốt đẹp trong kinh sách, nghi lễ tơn giáo đối với tín đồ; các hoạt động văn hoá lễ hội, cứu trợ nhân đạo, từ thiện thuần tuý tôn giáo; nêu gương những nhà tu hành, những tín đồ có hành động u nước, các vị chân tu thực hiện tốt phương châm "tốt đời, đẹp đạo"... Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo thực hiện trách nhiệm của mình trong hoạt động và hướng dẫn tín đồ hành đạo, tránh tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để hoạt động sai trái hoặc tránh né trách nhiệm của mình. Đồng thời ln cảnh giác và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo để gây chia rẽ khối đồn kết toàn dân, chống phá sự nghiệp cách mạng.

Trong mọi hồn cảnh, tình huống, phải tạo mọi điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy cao độ phương châm hoạt động của mình trong xây dựng đất nước:

157 Tham luận của ông Nguyễn Thành Lập, Uỷ viên Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hoà Hảo. Phát huy vai trị của các tơn giáo trong phịng chống HIV- AIDS. TP. Huế, các ngày27, 28 và 29- 11- 2006.

158

Tham luận của ông Nguyễn Thành Lập, Uỷ viên Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hồ Hảo. Phát huy vai trị của các tơn giáo trong phịng chống HIV- AIDS. TP. Huế, các ngày27, 28 và 29- 11- 2006.

129

Phật giáo: "Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội"; Công giáo: "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc; đạo Tin Lành: "Thờ kính Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc"; đạo Cao Đài: "Nước vinh, Đạo sáng"; đạo Hịa Hảo: "Vì Đạo pháp, vì Dân tộc"159.

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)