Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh.
- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỉ lệ và phương pháp chi tiết.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh.
a) Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
- Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu năm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. + Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự tốn, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự tốn, định mức.
- Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện, và kết quả doanh nghiệp đã đạt được.
b) Điều kiện so sánh
- Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt sau:
+ Phải cùng nội dung kinh tế.
+ Phải cùng một phương pháp tính tốn + Phải cùng một đơn vị đo lường
- Về mặt không gian: Các chỉ tiêu cần được qui đổi về cùng qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Để đảm bảo tính thống nhất, ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích cần cho phép…
c) Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế.
y = y1 – yo Trong đó:
yo: chỉ tiêu kỳ gốc; y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
y1 y = x 100 – 100%
yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu kỳ gốc; y1: chỉ tiêu kỳ phân tích.
Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
2.2.2.2. Phương pháp chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện teo những hướng sau:
- Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được.
- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện q trình đó trong từng đơn vị thời gian thường khơng đồng đều nhau. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm ngun nhân và giải pháp có hiệu lực cho cơng việc kinh doanh.
- Chi tiết theo địa điểm: còn được hiểu là theo từng vị trí khác nhau trong tiêu thụ sản phẩm như theo từng vùng, từng địa phương, từng loại thị trường. toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tổng hợp từ các địa điểm như trên.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích tỉ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính, vận dụng phương pháp này để đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh trong phần phương pháp luận. Phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số
liệu, và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
2.2.2.4. Phương pháp duy vật biện chứng
Khái niệm “biện chứng” dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Phép biện chứng duy vật dựa trên ngyên tắc đó là: trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động của chủ quan.
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp phân tích mà người ta dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua các thời kỳ kinh doanh mà rút ra quy luật hoạt động của doanh nghiệp, cộng với nghiên cứu các nhân tố tác động, các dự báo kinh tế mà đưa ra những đánh giá, kết luận và biện pháp khắc phục cho tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ