Dư nợ cho vay/Vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 73)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÀNH CHO DNVVN TẠI NGÂN

4.3.1. Dư nợ cho vay/Vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này nếu quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nếu quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả, huy động nhiều phải trả lãi mà khơng tìm cách tăng cường cho vay ra để tìm kiếm thu nhập lãi để bù đắp, còn nếu quá lớn

cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn vượt khả năng huy động của mình, buộc phải sử dụng đến vốn điều chuyển với chi phí cao hơn. Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động chỉ có trong năm 2009 là nhỏ hơn 100%, chỉ đạt 94,99% nghĩa là bình quân nếu Ngân hàng huy động được 100 đồng thì đã đem cho vay nền kinh tế hết 94,99 đồng, bởi vì lúc đó Ngân hàng huy động được nguồn vốn khá dồi dào trong khi tăng trưởng dư nợ thì chưa mạnh nên Ngân hàng có đủ vốn để đáp ứng cho hoạt động tín dụng. Tuy nhỏ hơn 100% nhưng chỉ tiêu này cũng tương đối tốt, cho thấy Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động. Nhưng vào các năm sau, tỷ lệ này luôn lớn hơn 100%, đặc biệt là năm 2011 lên đến 122,25% khi tăng trưởng tín dụng tăng quá nhanh mà nguồn vốn Ngân hàng huy động được có tốc độ tăng chưa bắt kịp dư nợ, điều này sẽ buộc Ngân hàng phải gia tăng lượng vốn điều chuyển với chi phí vốn cao hơn mới đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng. Trong thời gian sắp tới, khi nền kinh tế đã dần ổn định, NHNN sẽ nới lỏng tín dụng để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vì vậy dư nợ sẽ cịn tăng cao hơn nữa, nếu Ngân hàng khơng có những biện pháp đẩy mạnh huy động vốn thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)