Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG
Trước khi phân tích hoạt động tín dụng, ta sẽ đi phân tích khái qt tình hình nguồn vốn của Ngân hàng để làm cơ sở xem xét có đáp ứng được cho các hoạt động tín dụng hay không. Nguồn vốn của Ngân hàng được chia thành ba khoản mục lớn bao gồm: vốn huy động, vốn điều chuyển và các quỹ phải trích lập theo quy định. Nhìn chung thì nguồn vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều giữa các giai đoạn, cụ thể nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2009-2010 tăng đến 51,27% tương ứng 838.687 triệu đồng, giai đoạn 2010-2011 tăng 145.156 triệu đồng, tương đương mức tăng 5,87%. Để biết nguyên nhân cụ thể tại sao tổng nguồn vốn tăng cao như thế, ta sẽ đi vào phân tích chi tiết từng khoản mục nguồn vốn.
4.1.1. Vốn huy động
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn tài trợ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Về tình hình nguồn vốn huy động ta thấy vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, luôn chiếm hơn 80% trong giai đoạn 2009-2011, một tỷ trọng tương đối cao đảm bảo Ngân hàng có thể đủ nguốn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng. Về mặt biến động giá trị, vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2010 tăng 670.949 triệu đồng tương ứng 51,27%, nguyên nhân là do lạm phát cao buộc Ngân hàng phải nâng lãi suất huy động lên cao để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, làm thu hút một lượng lớn vốn nhàn rỗi từ dân cư, mặt khác do các kênh đầu tư khác gặp nhiều khó khăn, bất động sản thì bắt đầu có dấu hiệu đóng băng, vàng thì biến động khó lường, ngoại tệ thì bị Nhà nước kiểm sốt gắt gao, chứng khốn thì suy giảm trầm trọng nên người dân chỉ còn cách gửi tiết kiệm để bảo vệ đồng vốn của họ. Sang năm 2011 vốn huy động tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, chỉ tăng 12,15% nguyên nhân là do trong năm
GVHD: ThS.ĐÀM THỊ PHONG BA -36- SVTH: LÊ THÀNH ĐẠT
Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Cần Thơ)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T2012 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 1.308.697 80 1.979.646 80 2.220.097 84,75 2.427.562 78,15 670.949 51,27 240.451 12,15 23.613 0,98 Vốn điều chuyển 303.022 18,52 453.613 18,33 350.605 13,38 662.312 21,32 336.850 288,49 -103.008 -22,71 -220.002 -24,93 Vốn và các quỹ 24.152 1,48 41.299 1,67 49.012 1,87 16.224 0,53 17.147 71 7.713 18,68 -8.772 -35,09 Tổng nguồn vốn 1.635.871 100 2.474.558 100 2.619.714 100 3.106.098 100 838.687 51,27 145.156 5,87 -205.161 -6,2
NHNN áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm nên Ngân hàng Công Thương nghiêm chỉnh chấp hành, trong khi đó một số ngân hàng nhỏ khác do áp lực thanh khoản nên đã vượt rào lãi suất, “đi đêm” với khách hàng nên lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng chậm hơn năm trước, nhưng nhờ uy tín và chất lượng dịch vụ mà Ngân hàng vẫn giữ chân được nhiều khách hàng truyền thống và thu hút họ gửi tiền nhiều hơn. Ngoài ra, trong năm 2011 thì Ngân hàng cịn huy động một lượng đáng kể tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế và mở tài khoản chi lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nên cũng làm gia tăng vốn huy động của Ngân hàng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, vốn huy động tăng nhẹ 0,98% so với cùng kỳ tương ứng 23.613 triệu đồng, là do thực hiện theo chủ trương của NHNN kéo lãi suất huy động xuống thấp để hạ lãi suất cho vay, tuy lãi suất thấp nhưng do lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nên vẫn đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, trong khi các kênh đầu tư khác khá ảm đạm nên lượng vốn huy động vẫn duy trì tăng trưởng.
4.1.2. Vốn điều chuyển
Do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế trong những năm qua tăng quá cao trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư không đủ để đáp ứng nhu cầu này nên buộc Ngân hàng phải xin điều chuyển vốn từ hội sở chính. Năm 2010, vốn điều chuyển tăng 336.850 triệu đồng, tức tăng 288,49% nguyên nhân là do kinh tế thành phố Cần Thơ có sự phục hồi trong năm 2010 kèm theo sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên lượng vốn huy động khơng đủ để Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế nên buộc Ngân hàng phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở, sang năm 2011, vốn điều chuyển lại giảm 22, 71% là do nhu cầu tín dụng của các tổ chức kinh tế và dân cư sụt giảm nên Ngân hàng giảm lượng vốn điều chuyển, chỉ dùng vốn điều chuyển cho các nhu cầu thanh khoản khác của khách hàng để đảm bảo hoạt động được hiệu quả. Đặc biệt, lượng vốn điều chuyển giảm mạnh trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 do Ngân hàng huy động được nguồn vốn khá dồi dào trong khi tín dụng tăng trưởng chậm nên Ngân hàng không cần sử dụng nhiều đến vốn điều chuyển.
4.1.3. Vốn và các quỹ
Ngoài hai khoản mục vốn vừa nêu trên thì cịn có vốn và các quỹ được trích lập, với mức độ trích lập tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Trong giai đoạn 2009-2010, vốn và các quỹ trích lập tăng 71%, và trong năm 2011 thì chỉ tăng nhẹ 18,68% so với năm 2010, nguyên nhân là do kết quả kinh doanh cao nên Ngân hàng gia tăng trích lập các quỹ này. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, do lợi nhuận sụt giảm nên mức trích lập dành cho các quỹ cũng sụt giảm.
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÁNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
4.2.1. Phân tích khái qt chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng 4.2.1.1. Doanh số cho vay 4.2.1.1. Doanh số cho vay
DSCV tại ngân hàng trong giai đoạn 2009-2010 tăng 2.130.693 triệu đồng, tương ứng 53,53% trong đó DSCV đối với DNVVN tăng 63,45% trong khi DSCV đối với cá thể, doanh nghiệp khác chỉ tăng 30,96% nguyên nhân là do tác động tích cực của gói tín dụng hỗ trợ lãi suất của năm trước làm cho nền kinh tế trong năm dần đi vào ổn định nên các doanh nghiệp tăng cường nguồn vốn tín dụng phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh của họ, nắm bắt nhu cầu tín dụng của khách hàng, ngân hàng cũng đã mở rộng cho vay đến nhiều đối tượng khách hàng làm gia tăng DSCV. Đến năm 2011, DSCV tiếp tục tăng 2.264.833 triệu đồng, tương ứng 37,06%, trong đó DSCV đối với DNVVN đã tăng thêm 39,63% trong khi DSCV đối với cá thể, doanh nghiệp khác chỉ tăng 29,75% nguyên nhân là do trong năm, Chính phủ kêu gọi triệt để thực hiện theo nội dung của nghị quyết 11/NQ-CP ưu tiên kiềm chế lạm phát nên buộc các ngân hàng phải giới hạn tăng trưởng tín dụng, vì vậy ngân hàng cho vay có sự chọn lọc hơn, chỉ cho vay những khách hàng truyền thống của mình và có lịch sử tín dụng tốt. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, DSCV tại Ngân hàng đã tăng 17,59% so với cùng kỳ tương đương 910.316 triệu đồng, mặc dầu tình hình tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng âm nhưng tại ngân hàng vẫn đảm bảo có sự tăng trưởng là do ngân hàng đã luôn đồng hành, sát cánh cùng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế bằng việc giảm đi biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra, giảm lợi nhuận để có thể hạ lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp có khả năng vay vốn được trong lúc tình hình thị trường đang khó khăn, nhờ vậy, DSCV vẫn đảm bảo tăng trưởng mặc dù tốc độ không bằng giai đoạn trước.
GVHD: ThS.ĐÀM THỊ PHONG BA -39- SVTH: LÊ THÀNH ĐẠT
Bảng 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Cần Thơ)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T2012 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Mức % Mức % Mức % Doanh số cho vay 3.980.911 100 6.111.874 100 8.376.707 100 6.085.581 100 2.130.963 53,53 2.264.833 37,06 910.397 17,59 - DNVVN 2.765.209 69,46 4.519.850 73,95 6.311.085 75,34 1.869.484 30,72 1.754.641 63,45 1.791.235 39,63 -1.917.164 -50,63 - Cá thể, DN khác 1.215.702 30,54 1.592.024 26,05 2.065.622 24,66 4.216.097 69,28 376.322 30,96 473.598 29,75 2.827.561 203,64 Doanh số thu nợ 3.424.984 100 5.100.527 100 7.917.143 100 5.232.250 100 1.675.543 48,92 2.816.616 55,22 779.771 17,51 - DNVVN 2.280.137 66,57 3.949.153 77,43 5.398.883 68,19 1.822.493 34,83 1.669.016 73,2 1.449.730 36,71 -768.967 -29,67 - Cá thể, DN khác 1.144.847 33,43 1.151.374 22,57 2.518.260 31,81 3.409.757 65,17 6.527 0,57 1.366.886 118,72 1.548.738 83,22 Dư nợ 1.243.070 100 2.254.417 100 2.713.981 100 3.567.312 100 1.011.347 81,36 459.564 20,39 590.190 19,82 - DNVVN 814.648 65,54 1.385.345 61,45 2.297.547 84,66 2.344.538 65,72 570.697 70,05 912.202 65,85 -235.995 -9,15 - Cá thể, DN khác 428.422 34,46 869.072 38,55 416.434 15,34 1.222.774 34,28 440.650 102,85 -452.638 -52,08 826.185 208,32 Nợ xấu 1.925 100 654 100 437 100 11.214 100 -1.271 -66,03 -217 -33,18 10.777 2466 - DNVVN 1.304 67,74 534 81,65 300 68,65 8.254 73,6 -770 -59,05 -234 -43,82 8.140 7.140 - Cá thể, DN khác 621 32,26 120 18,35 137 31,35 2.960 26,4 -501 -80,68 -17 -14,17 2.651 857,93
4.2.1.2. Doanh số thu nợ
DSTN tại ngân hàng trong giai đoạn 2009-2010 tăng 1.675.543 triệu đồng, tương ứng 48,92%, trong đó DSTN đối với DNVVN tăng 73,2% trong khi DSTN đối với cá thể, doanh nghiệp khác chỉ tăng nhẹ 6.257 triệu đồng, nguyên nhân là do các khoản vay tại ngân hàng là cung cấp cho các khách hàng truyền thống của ngân hàng, việc trả nợ ln đúng hạn, ngồi ra hoạt động kinh doanh của họ cũng thuận lợi nên nguồn tiền trả nợ cũng ổn định hơn. Đến năm 2011, DSTN tiếp tục tăng 2.816.616 triệu đồng, tương ứng 55,22%, trong đó DSTN đối với DNVVN đã tăng thêm 36,71% trong khi DSTN lại tăng đến 118,72% đó là nhờ tinh thần làm việc tích cực từ các cán bộ tín dụng, họ luôn đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn và kiểm tra sát sao mục đích sử dụng vốn của khách hàng để ngăn ngừa không để xảy ra nợ quá hạn. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, DSTN tại Ngân hàng chỉ tăng 17,51% so với cùng kỳ tương đương 779.771 triệu đồng là do tổng cầu của thị trường sụt giảm nghiêm trọng, hàng tồn kho nhiều, các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa chậm nên ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng làm cho DSTN tăng chậm hơn.
4.2.1.3. Dư nợ
Dư nợ tại ngân hàng trong giai đoạn 2009-2010 tăng 1.011.347 triệu đồng, tương ứng 81,36% trong đó dư nợ đối với DNVVN tăng 70,05% trong khi dư nợ đối với cá thể, doanh nghiệp khác tăng đến 102,85%, nguyên nhân là do ngân hàng ln chủ động bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển của thành phố nên mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân nhằm kích thích tiêu dùng, vượt qua khủng hoảng. Đến năm 2011, dư nợ tiếp tục tăng 459.564 triệu đồng, tương ứng 20,39%, trong đó dư nợ đối với DNVVN đã tăng thêm 65,85% trong khi dư nợ đối với cá thể, doanh nghiệp khác lại giảm 52,08% nguyên nhân là do ngân hàng phải thực thi chính sách tiền tệ thận trọng của NHNN nên phải thắt chặt tín dụng, giới hạn tăng trưởng tín dụng so với giai đoạn trước, vì vậy làm tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn thời kỳ trước. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay tại Ngân hàng đạt 3.567.312 triệu đồng, tăng 19,82% so với cùng kỳ tương đương 590.190 triệu đồng, mặc dù đã rất cố gắng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để cấp tín dụng song do bối cảnh chung của nền kinh tế quá khó khăn mà hàng tồn kho lớn
và nợ xấu gia tăng là hai nút thắt ngăn cản khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp, vì vậy làm cho tốc độ tăng trưởng của tín dụng càng thấp hơn nữa.
4.2.1.4. Nợ xấu
Nợ xấu tại ngân hàng trong giai đoạn 2009-2010 giảm 1.271 triệu đồng, tương ứng 66,03% trong đó nợ xấu của DNVVN giảm 54,08% trong khi nợ xấu của cá thể, doanh nghiệp khác giảm đến 80,68%. Đến năm 2011, nợ xấu tiếp tục giảm 217 triệu đồng, tương ứng 33,18%, trong đó nợ xấu của DNVVN đã giảm thêm 43,82% trong khi nợ xấu của cá thể, doanh nghiệp khác giảm 14,17%. Nợ xấu trong giai đoạn vừa qua giảm là do công tác thu hồi nợ tại ngân hàng được thực hiện rất tốt, việc thẩm định trước khi cho vay cũng được ngân hàng làm rất kỹ lưỡng và minh bạch, rõ ràng trong quy trình cho vay, các cán bộ tín dụng thì ln theo dõi các khoản vay của khách hàng rất sát sao, Ban giám đốc rất kiên quyết trong việc xử lý nợ quá hạn, vì vậy, ngân hàng đã kiểm sốt được nợ xấu. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu tại Ngân hàng đã tăng 10.777 triệu đồng so với cùng kỳ, sở dĩ nợ xấu tăng đột biến như vậy là do tình hình kinh tế q khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản, làm mất khả năng thanh toán trên dây chuyền do quan hệ tín dụng thương mại lẫn nhau, từ đó cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Ngoài ra, do giai đoạn trước đó, ngân hàng đã quá tập trung cho vay vào lĩnh vực thủy sản và xây dựng, hai lĩnh vực rất phát triển trong một thời gian tại địa phương, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư, vì vậy khi thị trường chuyển biến xấu mà hai ngành này lại đang rơi vào giai đoạn khó khăn nhất thì rủi ro là điều mà ngân hàng khó tránh khỏi.
4.2.2. Phân tích doanh số cho vay đối với DNVVN
DSCV của Ngân hàng đã tăng lên trong giai đoạn 2009-2011, cụ thể DSCV trong năm 2010 tăng 63,45% so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 1.754.641 triệu đồng, nguyên nhân là do để tiếp tục theo đà phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng nên Ngân hàng thực hiện theo sự chỉ đạo tín dụng từ NHNN, triển khai chính sách tín dụng phục vụ nơng nghiệp và phát triển nông thôn, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực xuất khẩu, DNVVN, khắc phục hậu quả thiên tai. Sang năm 2011 DSCV tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, chỉ tăng 39,63% tương ứng 1.791.235 triệu đồng nguyên nhân là do trong năm
GVHD: ThS.ĐÀM THỊ PHONG BA -42- SVTH: LÊ THÀNH ĐẠT
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
GIAI ĐOẠN 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Cần Thơ)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T2012 Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
- Theo thời hạn 2.765.209 100 4.519.850 100 6.311.085 100 1.869.484 100 1.754.641 63,45 1.791.235 39,63 -1.917.164 -50,63 + Ngắn hạn 2.456.886 88,85 3.730.684 82,54 5.717.843 90,6 1.768.146 94,58 1.273.798 51,85 1.987.159 53,27 -1.717.214 -49,27 + Trung, dài hạn 308.323 11,15 789.166 17,46 593.242 9,4 101.338 5,42 480.843 155,95 -195.924 -24,83 -199.950 -66,37 - Theo loại hình DN 2.765.209 100 4.519.850 100 6.311.085 100 1.869.484 100 1.754.641 63,45 1.791.235 39,63 -1.917.164 -50,63 + DNTN 68.213 24,78 958.921 21,22 1.252.046 19,84 534.226 28,58 273.708 39,95 293.125 30,57 -242.195 -31,19 + CTTNHH, CTCP 2.079.996 75,22 3.560.929 78,78 5.059.039 80,16 1.335.258 71,42 1.480.933 71,2 1.498.110 42,07 -1.674.969 -55,64