KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế thì phải cần có vốn, mà trong điều kiện thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển thì vai trị cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống Ngân hàng là rất quan trọng. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Công Thương Cần Thơ đã đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển của thành phố thông qua hoạt động cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động, đặc biệt là các DNVVN, một loại doanh nghiệp phổ biến ở thành phố, đóng góp rất lớn vào GDP của thành phố và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Mối quan hệ tín dụng giữa Vietinbank Cần Thơ và các DNVVN càng chặt chẽ, bền vững chừng nào thì kinh tế xã hội của thành phố sẽ càng thịnh vượng hơn chừng ấy.
Qua phân tích hoạt động tín dụng dành cho các DNVVN tại Vietinbank Cần Thơ cho thấy, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt thì các chỉ tiêu khá lạc quan nhưng khi kinh tế gặp khó khăn, thiếu ổn định thì lập tức các chỉ tiêu này chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn và rủi ro bắt đầu xuất hiện. Và cũng từ đó đã thấy được những tồn tại và nguyên nhân của nó trong q trình cấp tín dụng tại Ngân hàng.
Mặc dầu đứng trước những thách thức nghiệt ngã của nền kinh tế và sự canh tranh khốc liệt trong ngành nhưng Ngân hàng Công Thương Cần Thơ vẫn đứng vững và gặt hái được những thành tựu nhất định. Đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời từ Ban Giám đốc cùng sự nỗ lực, quyết tâm từ đội ngũ nhân sự chất lượng cao của Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng cũng không nên quá chủ quan, “ngủ quên trên chiến thắng” vì vẫn cịn đó bao khó khăn, thách thức mà trong thời gian sắp tới, Ngân hàng phải khắc phục những hạn chế để vượt qua khó khăn đó. Hy vọng rằng, với sự đồn kết một lịng từ tồn thể cán bộ cơng nhân viên cùng Ban lãnh đạo thì Ngân hàng sẽ có những bước tiến xa hơn nữa trong tương lai.
6.2. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực tập và phân tích đề tài hoạt động tín dụng dành cho DNVVN tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có cơ hội cọ xát với thực tế. Trên cơ sở đó, em xin đề xuất một số kiến nghị cho NHNN và Ngân hàng Công Thương Cần Thơ, cụ thể như sau:
6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng
NHNN cần nâng cao vai trị thu thập thơng tin tín dụng của Trung tâm thơng tin tín dụng đồng thời hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng ở cấp độ quốc gia để đảm bảo thông tin mà các NHTM khai thác được phải trung thực, kịp thời, đầy đủ. Thường xuyên tập huấn cho các NHTM về khai thác thơng tin tín dụng.
NHNN cần đẩy mạnh hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn ra an tồn, lành mạnh, tính thanh khoản được đảm bảo.
NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý để hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng diễn ra minh bạch, an toàn, đúng nguyên tắc và hoạt động của thị trường tài chính ngày càng hiệu quả.
6.2.2. Về phía Ngân hàng
Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đặc thù dành riên cho DNVVN bởi vì các DNVVN bản chất vốn là một loại hình doanh nghiệp nên các sản phẩm cho vay phải phù hợp với doanh nghiệp nhưng các DNVVN thường có quy mơ nhỏ, phát triển từ cá nhân, hộ gia đình lên nên các sản phẩm tín dụng cũng phải gần giống với tín dụng cá nhân.
Ngân hàng Hội sở cần hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế để có cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng chính xác, khách quan hơn nhằm giảm thiểu rủi ro.
Ngân hàng Hội sở cần phải hỗ trợ kinh phí nhiều hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Đặc biệt là đối với công nghệ, mộ công cụ hỗ trợ cạnh tranh đắc lực trong hoạt động Ngân hàng.
Ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ khách hàng. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng càng tốt đẹp thì sẽ có lợi cho cả đơi bên.
Ngân hàng nên tạo điều kiện để các nhân viên có thể đi học để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Bản chất những công việc trong hoạt động của hệ thống ngân hàng vốn đã nhiều áp lực, vì vậy Ban lãnh đạo đừng tạo thêm nhiều áp lực cho nhân viên mà thay vào đó nên động viên, khuyến khích nhân viên làm việc để tạo tinh thần thoải mái cho họ, hiệu quả làm việc sẽ cao hơn. Hằng năm, Ngân hàng cần tổ chức các kỳ nghỉ ngắn, các chuyến du lịch, hoặc các chuyến đi dã ngoại hàng tuần nhằm giúp cho nhân viên có được trạng thái thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng và sau đó họ sẽ tập trung tinh thần hơn cho công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2010). “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”, Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Đăng Dờn (1996). “Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại”,
NXB TP.HCM.
4. Nguyễn Văn Tiến (2003). “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.
5. Nguyễn Minh Kiều (2011). “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Lao
động xã hội.
6. Nguyễn Thị Niềm (2011). “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần
Thơ.
7. Nguyễn Tấn Duy Quốc (2012). “Phân tích thực trạng và đề ra giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, Trường
Đại học Cần Thơ.
8. Các website tham khảo: - www.sbv.gov.vn
- www.vietinbank.vn - vneconomy.vn - cafef.vn