Bài học kinh nghiệm cho phát triển doanhnghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.7.Bài học kinh nghiệm cho phát triển doanhnghiệp nhỏ

Việt Nam [17]

1.1.7.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho các DNNVV phát triển

Thứ nhất, Việt Nam cần phải nội luật hóa những hệ thống văn bản pháp luật quốc tế, như luật sở hữ trí tuệ. Cần phải “tiêu chuẩn hóa” và “quốc tế hóa” các văn bản pháp luật để đảm bảo môi trường kinh doanh trong nước phù hợp với môi trường kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một môi trường thực sự bình đẳng giữa các DNNVV và các DN lớn.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chính vì vậy Chính phủ cần cải cách cơ chế, hệ thống chính sách và hệ thống quản lý hành chính, nỗ lực đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình DN. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các DNNVV tư nhân với các DNNN đặc biệt là trong việc hoàn thành các thủ tục hành chính hay vay vốn tín dụng. Điều này đã gây tâm lý không tốt đối với các khu vực DNNVV và hạn chế

việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Vì thế, cũng cần quan tâm đến việc giảm các thủ tục hành chính công kều cho các DNNVV. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng của DNNVV với các DN lớn trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ thực thi để nâng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật.

Thứ hai, có cơ chế và hệ thống hỗ trợ DNNVV thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Các nước có DNNVV phát triển là những nước có hệ thống cơ chế quản lý và hỗ trợ thống nhất giữa các ngành và các địa phương. Một số nước có các cơ quan quản lý chuyên trách của Chính phủ đối với DNNVV. Các cơ quan này một mặt có nhiệm vụ ban hành các chính sách phát triển DNNVV ch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước và phù hợp với chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung, mặt khác các cơ quan này chính là người đại diện về mặt pháp lý bảo vệ quyền lợi của DNNVV. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNVV cần có cơ chế phối hợp với mạng lưới các tổ chức có liên quan để thực sự hỗ trợ cho DNNVV một cách có hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển DNNVV phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nước cho thấy chính sách phát triển DNNVV có thành công hay không tùy thuộc rất lớn vào sự phù hợp của nó với chính sách phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Vì DNNVV là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó không thể tách rời với các bộ phận khác. Sự phát triển DNNVV không thể tách rời với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do đó, nếu các mục tiêu chiến lược nhằm phát triển DNNVV đi chệnh với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì sẽ làm cho các nguồn lực của nền kinh tế bị phân tán và không tạo ra tác động cộng hưởng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Là một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi với nguồn lực bị giới hạn và chưa

được khai thác tốt Việt Nam cần phải quán triệt quan điểm này, coi chiến lược phát triển DNNVV như là một bộ phận chiến lược của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, cần có chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện của của đất nước. Để làm được điều này, ngoài việc phải dành một nguồn lực nhất định cho phát triển DNNVV Chính phủ cần có chính sách động viên khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn vào kinh doanh và phát huy các thế mạnh hiện có của khu vực kinh tế này.

Thứ tư, phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ. DNNVV thường có mối quan hệ hợp tác gắn bó với các DN lớn. Nhiều lĩnh vực, nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, các DN lớn không thể hoạt động tốt nếu như không có sự hợp tác của các DNNVV như công nghiệp sản xuất ô tô, điện, điện tử hay các ngành dịch vụ. Khi đó, các DNNVV sẽ có vai trò như các nhà thầu phụ cung ứng các chi tiết, các bộ phận cấu thành của sản phẩm mà các DN lớn đặt hàng.

1.1.7.2. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ DNNVV

Thứ nhất, hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của DNNVV, các chính sách phát triển DNNVV ở các nước không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho DNNVV mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân DNNVV. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi nhằm hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, năng lực nội tại của các DNNVV Việt Nam là rất yếu, đặc biệt là sự hiểu biết của các chủ DN về nghiệp vụ và kinh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trong môi trường quốc tế. Để phát huy vai trò của các DNNVV Việt Nam trong nền kinh tế thị trường Chính phủ cần xác định rõ các năng lực nội tại còn yếu của các DNNVV là gì và có các chính sách hỗ trợ phù hợp. Các bí quyết cơ bản và những quy tắc chung của nền kinh tế thị trường cần phải được khuyến khích giảng dạy trong hệ thống giáo

dục chính quy và phi chính quy nhằm bồi dưỡng cho các doanh nhân những hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nghề nghiệp.

Thứ hai, các hình thức hỗ trợ trực tiếp qua vườn ươm doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ DNNVV của nhiều nước tập trung vào việc mở rộng cơ hội cho DNNVV bằng các hình thức hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. Một trong các hình thức hỗ trợ đem lại nhiều thành công ở một số quốc gia là hình thức sử dụng các vườn ươm doanh nghiệp. Danh từ “vườn ươm” doanh nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng nó đã gây được sự chú ý và quan tâm của những người có tâm huyết với việc phát triển DNNVV. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng loại hình vườn ươm DN vào Việt Nam mới ở giai đoạn thử nghiệm bước đầu, và cũng mới chỉ có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn hình thức vườn ươm như thế nào ch phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế văn hóa của đất nước, của từng vùng. Sẽ là không có hiệu quả nếu áp dụng y nguyên một mẫu vườn ươm doanh nghiệp của bất kỳ nước nào vào Việt Nam.

Thứ ba, hỗ trợ về tài chính. Ngoài các hình thức hỗ trợ trực tiếp trên, các nước còn có các hình thức hỗ trợ tài chính như Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quý khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống. Hiện nay ở nhiều nơi của Việt Nam đang thực hiện hnhf thức là quỹ khuyến công, quy hỗ trợ tư vấn... Các hình thức này đều có thể áp dụng vào việc hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam. Tuy nhiên do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, các quỹ hỗ trợ này cần phải có một cơ chế hoạt động đảm bảo tính công bằng, khách quan, tránh tình trạng hình thành nên các quỹ này để tăng quyền lực của các cơ quan công quyền ở các bộ ngành hoặc các cấp địa phương.

Ngoài quỹ hỗ trợ tài chính, một số nước thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thuê mua tài chính. Đây là một hình thức

giải quyết vốn dài hạn và trung hạn cho các DNNVV đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải nắm được nhu cầu của DN để có thể mua tài sản phù hợp với nhu cầu DN cần vay vốn. DN sẽ nhận tài sản từ ngân hàng thay cho việc nhận vốn. Hình thức này phù hợp với các DN không có tài sản thế châp nhưng lại có kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Đây cũng là hình thức giúp đỡ các DNNVV giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh mà nhiều ngân hàng thế giới đã làm rất thành công [5, 12, 2,1]

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan quản lý đã được công bố; các tài liệu được công bố trên các báo cáo khoa học, các tài liệu tham khảo...

Phương pháp thảo luận nhóm: Sau khi tiến hành thu thập thông tin cần thiết, chúng tôi thảo luận nhóm về những nội dung đã thu thập để chắt lọc và lựa chọn thông tin, qua đó tăng tính chính xác của thông tin thu thập.

Phương pháp phân tích: Trong luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán để có thể nhận diện được điểm mạnh, tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục.

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Để có thể quan sát được những thông tin đã thu thập, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tổ để có cái nhìn tổng quan nhất về những chỉ tiêu đã xác định. Bên cạnh đó, sử dụng đồ thị nhằm

mục đích đưa tới cho người nghiên cứu, người đọc cái nhìn trực quan về mức độ phân bố của thông tin, số liệu đã thu thập.

1.2.2.2. Xử lý số liệu

Luận văn sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 để tiến hành xử lý số liệu.

1.2.2.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

TP Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có QL 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, QL 1B đi Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lưới đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá - Kép, đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng. TP Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị trấn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và TP Thái Nguyên. Đó chính là những lợi thế để TP Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước. [24], [3].

Hiện nay, TP Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ngay trung tâm TP là một quần thể kiến trúc quan trọng trong kiến trúc đô thị. Bảo tàng là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của 54 tộc người trên toàn quốc. Phía tây Bảo tàng là khu đồi cao, nơi lưu dấu tích của tòa nhà Chánh xứ Pháp tồn tại trên 100 năm, dưới lòng đất là đường hầm dẫn tới nơi làm việc của Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước; phía bắc Bảo tàng là vườn hoa cây xanh bên dòng sông Cầu. Liền kề vườn hoa sông Cầu là Quảng

trường 20-8, Trung tâm hội nghị Văn hóa, nhà thi đấu đa năng, sân vận động với sức chứa trên 3 vạn người, là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và thành phố.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, y tế, du lịch - dịch vụ của Thái Nguyên, trung tâm vùng trung du Bắc Bộ. Tổng diện tích tự nhiên là 117km2, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Phú Bình. Với vị trí địa lý là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành điểm sáng trên địa bàn tỉnh ở tất cả các mặt của hoạt động kinh tế - xã hội [23], [18].

2.1.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

- Tài nguyên đất: So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%... (số liệu năm 2004).

- Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

- Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. [14], [20].

2.1.1.3. Tiềm năng du lịch

TP Thái Nguyên được biết đến với khu du lịch nổi tiếng hồ Núi Cốc và gần 100 di tích lịch sử, trong đó có cụm di tích Đền thờ Đội Cấn, nhà Lao Thái Nguyên, phòng tuyến Gia Sàng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi ghi dấu một sự kiện vang dội cả nước, làm chấn động nước Pháp và các nước thuộc địa, đó là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra tại thị xã Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. TP Thái Nguyên còn nổi tiếng với thương hiệu chè Tân Cương. Hiện nay vùng chè đặc sản Tân Cương được thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc [15], [20].

2.1.1.4. Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 108)