5. Kết cấu của luận văn
2.3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh
Tiến hành điều tra về các chỉ tiêu vốn đăng ký kinh doanh, tổng chi phí, tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp theo ba nhóm ngành, tôi thu được kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây.
Qua bảng điều tra ta thấy doanh thu của các doanh nghiệp tư nhân cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Điều này cũng là phù hợp bởi tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức tư nhân là lớn hơn cả. Tuy nhiên doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2009 là cao hơn so với năm 2010. Đây là vấn đề các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại chặng đường kinh doanh của mình trong thời gian qua, cần tìm ra nguyên nhân tại sao doanh thu của năm sau lại thấp hơn năm trước, lý do cơ bản là gì để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Điều này có thể lý giải bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong 2 năm gần đây. Nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái kéo theo rất nhiều các công ty, các tập đoàn lớn của các quốc gia trên thế giới lâm vào tình trạng phá sản, một số công ty đã phải tuyên bố phá sản. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng lâm vào tình trạng tương tự. Mặc dù đã có các chính sách từ nhiều phía, các gói kích cầu của Chính phủ nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp tục tồn tại trước mắt nhưng để ổn định và phát triển trong tương lai, các doanh nghiệp phải tự tìm ra các con đường để tự cứu lấy mình.
Năm 2009 lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp điều tra là 26897 triệu đồng nhưng đến năm 2010 con số này chỉ còn là 3090 triệu đồng. Tính theo hình thức doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp cổ phần có hiệu quả hơn so với năm 2009. Doanh nghiệp tư nhân có nhiều biến động qua hai năm 2009, 2010. Các CT TNHH đều thua lỗ trong năm 2010.
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu CT CP CTTNHH DN tƣ nhân Tổng 2009 2010 2010/ 2009 (%) 2009 2010 2010/ 2009 (%) 2009 2010 2010/ 2009 (%) 2009 2010 2010/ 2009 (%)
1 Vốn đăng ký kinh doanh 365.854 365.854 - 132.454 132.454 - 208.015 208.015 - 706.323 706.323 -
2 Tổng doanh thu 136.870 145.444 106,26 112.405 110.444 98,26 519.565 478.184 92,04 768.840 734.072 95,48
3 Tổng chi phí 135.159 142.668 105,56 108.203 112.098 103,6 498.581 476.216 95,51 741.943 730.982 98,52
4 Lợi nhuận trƣớc thuế 1.711 2.776 162,24 4.202 -1.654 -39,36 20.984 1.968 9,38 26.897 3.090 11,49
5 Thuế TNDN 427,75 694 162,24 1.050,5 0 0 5.246 502 9.,57 6.724,25 1.196 17,79
6 Lợi nhuận sau thuế 1.283,25 2.082 162,24 3.151,5 -1.654 -52,48 15.738 1.466 9,32 20.172,8 1.894 9,39
7 Tổng số nộp ngân sách 9.824 15.620 159 17.662 19.830 112,27 22.398 24.982 111,54 49.884 60.432 121,15
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2010)
Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp ĐVT: % STT Chỉ tiêu tƣ nhân DN CT TNHH CT CP Tổng 1 Hệ số tự tài trợ 0,94 0,87 1,14 0,99 2 Tỷ suất sinh lời TSLĐ 0,57 -1,25 0,7 0,27 3 Tỷ suất sinh lời TSCĐ 0,98 -1,68 1,03 0,42 4 Tỷ suất sinh lời tổng tài sản 0,36 -0,72 0,42 0,16 5 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 1,43 -1,5 0,31 0,26 6 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH 0,61 -1,43 0,62 0,27
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2010)
Trước hết so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa số cuối kỳ và số đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Hệ số tài trợ của doanh nghiệp trung bình các doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều tra là 0,99 (99%) tức là chỉ có 1% nguồn vốn là không phải chủ sở hữu, điều này cho thấy các doanh nghiệp này có khả năng tự chủ cao về vốn kinh doanh, nhưng mặt trái của nó là khả năng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp này còn yếu, đa phần chỉ có các công ty cổ phần có khả năng chiếm dụng vốn cao hơn. Điều này cũng đúng với thực tế, chiếm dụng vốn của các đối tác đây cũng là đặc trưng trong kinh doanh. Điều này cũng không phải thực sự là tốt, bởi thực chất các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong quy mô đồng vốn của mình, rất khó khăn trong vấn đề vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
Hệ số sinh lời trên tài sản lưu động trung bình là 0,27 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp điều tra còn rất hạn chế. 1 đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,27 đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lời trên tài sản cố định bằng 0,42 cũng cho thấy mức độ sinh lời trên tài sản cố định còn ít. 1 đồng tài sản cố định tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận. Hai yếu tố trên ở mức thấp dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng thấp đối với những doanh nghiệp này, hệ số này là 0,16 cho thấy 1 đồng tài sản đầu tư chỉ tạo ra ra 0,16 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời thấp một phần cũng là do hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa điều tra chưa thực sự đầu tư vào tài sản, cơ sở hạ tầng và tăng vốn kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các doanh nghiệp nghiên cứu năm 2010 cũng cho thấy sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động trong năm. Con số này là 0,26 cho thấy 1 đồng doanh thu chỉ có thể nhận được 0,26 đồng lợi nhuận. Nghĩa là chi phí đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là khá lớn, đầu vào đắt đỏ trong khi đầu ra thì bấp bênh và phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nghiên cứu là 0,27 cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ tạo ra được 0,27 đồng lợi nhuận. Con số này là quá thấp.