Quá trình phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Quá trình phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Qua hơn 20 năm đất nước thực hiện đổi mới, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung đó. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng về chất lượng (vốn, năng động, sáng tạo trong kinh doanh và sản xuất, thích ứng nhanh với biến động thị trường, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động xã hội, đổi mới trong quản lý...) [17].

Trước đổi mới, chúng ta có quan niệm là một đơn vị thịnh vượng là đơn vị có quy mô lớn và càng lớn càng tốt. Chính vì vậy trong thực tế đã diễn ra việc từ tổ đổi công nhanh chóng chuyển lên hợp tác xã quy mô thôn, lên hợp tác xã quy mô xã, rồi quy mô liên xã, tập trung xây dựng những công trình quy mô lớn. Trong quá trình chuyển đổi các quy mô sản xuất lớn, chúng ta đã không quan tâm đến tổ chức sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ sản xuất, mô hình sản xuất tư nhân không được chú trọng.

Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế quy mô lớn chuyển đổi và hình thành lên công ty mẹ trong đó tập hợp nhiều công ty con, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tổng công ty, tập đoàn kinh tế... Hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và phái Nam. Cùng với sự hình thành đơn vị quy mô lớn, lập tức xu hướng xuất hiện những đơn vị nhỏ nằm trong đơn vị lớn. Tính chất nguyên khối đã chuyển thành tính chất tập hợp, phối hợp chặt chẽ gồm nhiều đơn vị nửa tự quản sinh động. Cùng với sự phát triển chung đó, đơn vị sản xuất nhỏ và vừa xuất hiện, phát triển với những lợi thế như: tính chủ động sáng tạo cao, thích ứng nhanh với biến động thị trường, dễ đổi mới và dễ quản lý. Sự tồn tại song song quy mô sản xuất lớn và sản xuất nhỏ và vừa là sự thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập tư do và trật tự.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có nhiều thay đổi với đặt trưng chủ yếu là quy mô vốn và lao động nhỏ, số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh, thu hút nhiều lao động, trải khắp các địa phương từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Thống kê tháng 1/2011 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% số doanh nghiệp trong cả nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)