Đánh giá kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Đánh giá kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

* Về số lượng và quy mô doanh nghiệp

Tính đến ngày 01/01/2010, thành phố có 1.132 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 61 HTX phi nông nghiệp bao gồm: 216 Công ty cổ phần; 420 Công ty TNHH; 496 Doanh nghiệp tư nhân; 32 HTX sản xuất công nghiệp; 29 HTX Thương mại Dịch vụ. Các doanh nghiệp này đang hoạt động sản xuất - kinh doanh ở hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế như: công nghiệp luyện kim; vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gia dụng; vận tải công cộng; khai thác chế biến khoáng sản; sản phẩm may mặc, chế biến thực phẩm; dich vụ tài chính - ngân hàng; xuất nhập khẩu vv…Một số doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất - kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có tốc độ tăng trưởng cao với doanh số hàng nghìn tỷ đồng/năm, uy tín và hiệu quả sản xuất - kinh doanh vươn xa trong nước và quốc tế.

Như vậy, trong năm qua cùng với việc phát triển về số lượng doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp đã bổ sung một nguồn vốn khá lớn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh; Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 40.000 người lao động. Điều đó đã góp phần sử dụng đồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời cũng chứng minh rằng các doanh nghiệp dân doanh ngày càng tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi của Tỉnh và Thành phố.

* Về Công nghiệp - TTCN

Mặc dù liên tục trong các năm qua đặc biệt là năm 2010, có nhiều yếu tố bất lợi làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn như giá xăng dầu, giá nguyên liệu vật tư đầu vào của một số ngành tăng cao, tình trạng lạm phát, lãi suất ngân hàng cùng với tác động bất lợi của thị trường trong nước và quốc tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp đã năng động sáng tạo, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm để ổn định phát triển sản xuất. Do đó kết quả giá trị xuất công nghiệp vẫn đạt được kết quả khá cao; Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn cả năm ước đạt 5.683,4 tỷ đồng, trong đó giá trị SX Công nghiệp địa phương cả năm đạt 2.235,12 tỷ đồng tăng 20,94% so với năm 2009.

* Về Thương mại - Dịch vụ

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 700 Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Dịch vụ - Thương mại. Trong năm qua do chịu sự tác động của thị trường thế giới làm cho giá các mặt hàng phục vụ đời sống xã hội tăng mạnh và không ổn định, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, diễn biến bất thường, các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thuỷ cầm phát sinh và bùng phát là nguyên nhân làm cho hàng hoá tiêu dùng, nông sản thực phẩm tiếp tục tăng giá mạnh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đến hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do được sự chỉ đạo quyết liệt của Nhà nước với các cơ chế chính sách được ban hành và triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp

các ngành của tỉnh và thành phố trong chỉ đạo điều hành, sự tích cực phấn đấu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, vì vậy các hoạt động Thương mại - Dịch vụ của Thành phố Thái Nguyên vẫn giữ được nhịp độ sôi động, tăng trưởng cao, các mặt hàng đa dạng phong phú, sức mua của nhân dân vẫn tiếp tục tăng so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2010 đạt 4.825,7 tỷ đồng (chiếm trên 76,45% toàn tỉnh) tăng 27,64% so với năm 2009, tăng bình quân 20% năm;

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2010 đạt 18,5% (vượt 0,5% so với mục tiêu); tỷ trọng Thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 46,28% (mục tiêu đề ra đến năm 2011 là 47% ).

Những tháng cuối năm 2010, do khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho một số thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như: Mỹ, EU, Nhật Bản… bị thu hẹp, song các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cố gắng ổn định, duy trì thị trường nên kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn cả năm đạt 110 triệu USD, gấp 2,1 lần so với năm 2009.

Trên địa bàn thành phố tập trung 13 ngân hàng thương mại, trong đó có 06 ngân hàng thương mại nhà nước và 07 ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2010 doanh số cho vay của các ngân hàng này đạt trên 17 nghìn tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH, đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ 17 và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 15 đã đề ra.

* Lao động và thu nhập của người lao động

Năm 2010, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố đã thu hút trên 6.000 lao động mới, có việc làm thường xuyên với mức thu

nhập bình quân trên 1,5 triệu đ/người/tháng. Điều đó đã góp phần cùng với Nhà nước giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72 - 75)