Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 53 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

TP Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có QL 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, QL 1B đi Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lưới đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá - Kép, đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng. TP Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị trấn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và TP Thái Nguyên. Đó chính là những lợi thế để TP Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước. [24], [3].

Hiện nay, TP Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ngay trung tâm TP là một quần thể kiến trúc quan trọng trong kiến trúc đô thị. Bảo tàng là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của 54 tộc người trên toàn quốc. Phía tây Bảo tàng là khu đồi cao, nơi lưu dấu tích của tòa nhà Chánh xứ Pháp tồn tại trên 100 năm, dưới lòng đất là đường hầm dẫn tới nơi làm việc của Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước; phía bắc Bảo tàng là vườn hoa cây xanh bên dòng sông Cầu. Liền kề vườn hoa sông Cầu là Quảng

trường 20-8, Trung tâm hội nghị Văn hóa, nhà thi đấu đa năng, sân vận động với sức chứa trên 3 vạn người, là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và thành phố.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, y tế, du lịch - dịch vụ của Thái Nguyên, trung tâm vùng trung du Bắc Bộ. Tổng diện tích tự nhiên là 117km2, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Phú Bình. Với vị trí địa lý là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành điểm sáng trên địa bàn tỉnh ở tất cả các mặt của hoạt động kinh tế - xã hội [23], [18].

2.1.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

- Tài nguyên đất: So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%... (số liệu năm 2004).

- Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

- Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. [14], [20].

2.1.1.3. Tiềm năng du lịch

TP Thái Nguyên được biết đến với khu du lịch nổi tiếng hồ Núi Cốc và gần 100 di tích lịch sử, trong đó có cụm di tích Đền thờ Đội Cấn, nhà Lao Thái Nguyên, phòng tuyến Gia Sàng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi ghi dấu một sự kiện vang dội cả nước, làm chấn động nước Pháp và các nước thuộc địa, đó là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra tại thị xã Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. TP Thái Nguyên còn nổi tiếng với thương hiệu chè Tân Cương. Hiện nay vùng chè đặc sản Tân Cương được thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc [15], [20].

2.1.1.4. Nguồn nhân lực

Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính (phường, xã), trong đó có 18 phường và 8 xã, với số dân hơn 290 nghìn người. Là trung tâm giáo

dục đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và TP.HCM. Hiện nay, trên địa bàn TP có gần 30 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành giáo dục, nông nghiệp, y tế, kinh tế và công nghiệp, trong đó chủ lực là Đại học Thái Nguyên, với 19 đơn vị thành viên, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo từ dạy nghề đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi đào tạo nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Sự phát triển lớn mạnh của Đại học Thái Nguyên đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của thành phố. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học - kỹ thuật được thành lập, hoạt động ổn định, ngày càng phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh [15], [19].

2.1.1.5. Hệ thống kết cấu hạ tầng

- Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

- Cấp nước: thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

- Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

- Thông tin liên lạc: Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)