5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Quá trình hình thànhvà phát triển doanhnghiệp nhỏ và
địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bàn thành phố Thái Nguyên
Quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều diễn ra theo nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau. Sau khi thống nhất nước nhà (Năm 1975) riêng trong công nghiệp cả nước có 1913 xí nghiệp quốc doanh và công ty hợp danh. Miền Bắc có 1279 xí nghiệp, Miền nam có 643 xí nghiệp với 520 cán bộ công nhân trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Ngoài ra có hàng chục vạn hộ tiểu thủ công nghiệp với trên 1 triệu lao động. Sau 10 năm cải cách xã hội chủ nghĩa đến năm 1985 số xí nghiệp quốc doanh và công ty hợp danh trong công nghiệp lên tới 3220 xí nghiệp, số hợp tác xã và tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp lên tới 29971, khu vực tư nhân, cá thể chỉ còn 1951 cơ sở.
Từ năm 1986 đến nay với các chính sách đổi mới kinh tế các thành phần kinh tế chính thức được thừa nhận và được tồn tại lâu dài. Tiếp đó một loạt văn kiện ra đời: Nghị quyết 16 của Bộ tài chính (1988) Nghị định 27,28,29/HĐBT về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình. Nghị đinh 66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định và các Luật: Luật doanhnghiệp tư nhân, Luật công ty, Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp Nhà Nước, Luật kuyến khích đầu tư trong nước và gần đây là Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự được quan tâm và khuyến khích phát triển.
Hơn mười năm qua khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng vốn kinh doanh, lao động. Kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, số cơ sở nhiều nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ xây dựng, tiếp đến là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển rộng khắp trong cả nước nhưng tập trung cao ở các đô thị những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi được quan tâm khuyến khích phát triển hỗ trợ.
Số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân nói chung tăng lên, trong đó số hộ kinh doanh cá thể tăng chậm, số doanh nghiệp tăng nhanh hơn.
Trong cơ cấu các hình thức tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều nhất là số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn còn các công ty cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ, công ty hợp danh chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và số thực tế hoạt động tăng rất nhanh, nhất là từ sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Tập trung cao nhất trong các lĩnh vực là thương mại, dịch vụ tiếp đến là công nghiệp sau đó đến các ngành nghề khác. Nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân, tiếp đến là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Số doanh nghiệp đăng ký trong năm 1996 là 5.522 doanh nghiệp trong năm 2000 là 14.438 doanh nghiệp. Gấp 2,6 lần so với năm 1996. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng nhanh sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Chỉ tính riêng số doanh nghiệp đăng ký từ đầu năm 2000 đến tháng 9 năm 2001 đã được 24.384 doanh nghiệp. Nhiều hơn cả số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 5 năm trước đó cộng lại. Tính đến tháng 12/2009 cả nước có khoảng 248.847doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký khoảng 7780,2 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% trên tổng số doanh nghiệp.
Cùng với tình hình chung của cả nước, doanh nghiệ nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Thái Nguyên phát triển qua 2 giai đoạn:
* Giai đoạn trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (21/12/1990)
Trước năm 1988, Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, kinh tế Nhà nước chiếm lĩnh, chủ đạo và điều tiết hoàn toàn sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong giai đoạn này, ngoài các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có loại hình HTX được Nhà nước công nhận có đủ tư cách pháp nhân được tham gia các quan hệ kinh tế theo kế hoạch Nhà nước. Các thành phần tiểu thương, tiểu chủ chỉ được sản xuất kinh doanh nhỏ, hạn chế ở qui mô nhỏ và bị giới hạn ở những lĩnh vực nhất định. Giai đoạn
này, thành phố Thái Nguyên chỉ có 30 HTX tiểu, thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ, vận tải, mộc dân dụng… và hơn 20 HTX mua bán. Đa số các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ theo kế hoạch của Nhà nước. Thực trạng hoạt động của các HTX này chỉ nhằm giải quyết việc làm cho một số lao động và thực hiện một phần kế hoạch bao cấp của Nhà nước. Vì vậy các HTX này không có điều kiện để tích luỹ và mở rộng sản xuất.
Đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ, chỉ có trên 1.000 hộ lao động ở một số phường trung tâm hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, buôn bán lẻ hàng hoá tiêu dùng, số vốn kinh doanh nhỏ, vốn luân chuyển chậm.
Chỉ từ khi HĐBT (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 28/HĐBT tháng 3/1988 cho phép những cá nhân có đủ năng lực pháp lý cần thiết được thành lập các tổ hợp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, mặt hàng theo qui định thì hoạt động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới có điều kiện phát triển. Trong vòng gần 3 năm từ tháng 3/1988 đến tháng 12/1990 trên địa bàn thành phố đã có trên 50 tổ hợp được thành lập và đăng ký hoạt động với nhiều ngành nghề sản phẩm đa dạng; thu hút sử dụng được hàng ngàn lao động, huy động được số vốn lớn nhàn rỗi trong nhân dân đưa vào sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.1. Số lƣợng các cơ sở SXKD trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đến tháng 12- 1990 TT Ngành nghề KD hợp tác Số tổ Vốn (tr.đồng) Số LĐ (ngƣời) 1 Ngành da, dệt, may 7 540 218 2 Ngành cơ, kim khí, VLXD 10 620 206 3 Ngành thương mại D.vụ 26 1.220 421
4 Mộc dân dụng và chế biến hàng lâm sản 8 410 56
5 Ngành sản xuất khác 2 110 23
Tổng 53 2.900 924
Việc ra đời và hoạt động của các tổ hợp sản xuất kinh doanh đã có nhiều mặt tích cực, bước đầu chứng tỏ khả năng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nó làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, thể hiện được vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kích thích sự phát triển của kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực thì việc bung ra các tổ hợp trong giai đoạn 1988 - 1990 cũng đã bộc lộ những tiêu cực, ảnh hưởng xấu đối với tình hình kinh tế - xã hội.
- Nhiều tổ hợp do năng lực sản xuất kinh doanh yếu, thiếu vốn, thị trường hạn chế nên đã bị thua lỗ, nợ nần, không có khả năng trả nợ.
- Một số tổ hợp lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt vốn, tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước, của các tổ hợp và cá nhân khác.
* Tình hình phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ từ khi có Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (1990)
Luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990. Năm 1991 HĐBT (nay là Chính phủ) đã ban hành các Nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT qui định chi tiết thi hành 2 Luật trên, tạo hành lang pháp lý cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 13 doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý và gần 60 doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý, hàng chục doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn có tiềm năng và uy tín như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty luyện kim mầu, Công ty than nội địa,... Đó là những yếu tố, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp
tư nhân sản xuất kinh doanh phục vụ các nhu cầu giao lưu hàng hoá và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế cho thấy từ năm 1992 đến năm 1995 các đối tượng có đủ điều kiện xin cấp phép thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cả về số lượng, qui mô, ngành nghề.
+ Về đối tượng xin thành lập doanh nghiệp trước đây chủ yếu là các tiểu thương, các cá nhân trong các tổ hợp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Về sau đối tượng thành lập là những người có vốn, có tư duy kinh tế, là những công nhân cán bộ đã nghỉ hưu có khả năng chuyên môn cao về các lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nông dân làm kinh tế giỏi thành lập doanh nghiệp để mở rộng sản xuất.
+ Về ngành nghề kinh doanh, trong những năm 1992 - 1993 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, xây dựng. Thời gian gần đây các doanh nghiệp có xu hướng chuyển mạnh sang đầu tư phát triển sản xuất ở tất cả các lĩnh vực với số vốn đầu tư ngày càng tăng.
+ Về loại hình doanh nghiệp: Thời gian mới triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Công ty thì các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu đăng ký xin thành lập doanh nghiệp tư nhân (chiếm 70%). Nhưng mấy năm gần đây diễn ra xu hướng các đối tượng thống nhất với nhau để thành lập những công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn lớn. Riêng loại hình Công ty cổ phần chưa phát triển mạnh ở Thái Nguyên. Đặc biệt từ khi có luật doanh nghiệp đến nay thì số HTX công thương ngày một giảm. Đến nay HTX mua bán không còn tồn tại [15],[14].
Cho đến những năm gần đây, mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nhưng số lượng doanh nghiệp của thành phố Thái Nguyên không hề sụt giảm qua các năm. Đặc biệt trong năm 2008, hàng trăm doanh nghiệp đăng ký bổ xung ngành nghề, vốn kinh doanh, xu
hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên cả trên các mặt số lượng, quy mô, ngành nghề, thị trường và lao động làm lượng doanh nghiệp tăng thêm gần 50% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, nâng tổng số doanh nghiệp