Những nhân tố tác động đến doanhnghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 27 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Những nhân tố tác động đến doanhnghiệp nhỏ và vừa

Dù có những đặc trưng cơ bản, nhưng các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong quá trình phát triển.Thứ nhất là nhóm nhân tố vi mô như: Khả năng tìm kiếm thị trường, vốn kinh doanh, trình độ thiết bị công nghệ, nhà xưởng , mặt bằng sản xuất- kinh doanh và kết cấu hạ tầng khác; kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp, trình độ lực lượng lao động... Một nhóm nhân tố nữa có ảnh hưởng rất lớn, chi phối sự hoạt động của các DNNVV là nhóm nhân tố vĩ mô: hệ thống chính sách và môi trường luật pháp, hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội nông thôn, hệ thống các biện pháp và các tổ chức hỗ trợ phát triển... Tạo lập và kết hợp hài hoà các nhân tố trên sẽ tạo được điều kiện kinh tế -xã hội đảm bảo sự phát triển nhanh mạnh và có hiệu quả đối với các DNNVV [8], [7].

1.1.4.1. Nhóm môi trường vĩ mô

a. Thị trường

Đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp điều kiện để tồn tại và phát triển là nhân tố thị trường. Thị trường là nhân tố quan

trọng mang tính tổng hợp nhất, là nhân tố hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong đó, điều kiện về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường đầu ra là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, sự thành bại, phát triển thịnh vượng hay thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khó khăn lớn nhất của các DNNVV nước ta hiện nay chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có thể là thị trường tiêu thụ trong nước hoặc cũng cũng có thể là thị trường nước ngoài.

Với đặc điểm và ưu thế của mình, định hướng chiến lược ngắn hạn, trước mắt của các DNNVV là tập trung và các thị trường " ngách" nhỏ, lẻ, địa phương và đặt trọng tâm vào những sản phẩm hàng hoá có giá bán thấp. Những định hướng chiến lược dài hạn cần phải chú ý tới thị trường của địa phương khác và tới thị trường quốc tế, hướng vào những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao và có giá trị kinh tế cao.

Theo nghĩa đầy đủ, thị trường bao hàm cả thị trường các yếu tố đầu vào. Đó là thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động và thậm chí còn bao hàm cả thị trường bất động sản. Hiện nay, tuy không phải là khó khăn quan trọng nhất, nhưng các DNNVV nước ta đang gặp khó khăn đối với các yếu tố đầu vào, cản trở không ít đối với quá trình phát triển của các DNNVV. Khắc phục những khó khăn này cũng là đòi hỏi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh, mạnh của các DNNVV ở nước ta.

b. Vốn

Mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đều cần có vốn, qua sự vận động luân chuyển của vốn có thể "bắt mạch" được trạng thái hoạt động của các doanh nghiệp. Qui mô vốn tự có của các DNNVV không đủ sức để tài trợ cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh có chất lượng cao và hiệu quả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển qui mô và đổi mới nâng

cấp chất lượng thiết bị công nghệ, sản phẩm. Chính vì vậy, DNNVV cần có nguồn vốn vay và tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường tín dụng. Tuy nhiên ở một số nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề này còn nhiều hạn chế và khó khăn như: Không đủ tài sản thế chấp; mức lãi suất cho vay còn qúa cao so với lợi nhuận thu được; hình thức và thể chế tín dụng, nhất là khu vực nông thôn còn nghèo nàn, đơn điệu và hiệu lực pháp lý không cao. Những khó khăn đó cần được tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển các DNNVV.

c. Trình độ trang thiết bị- công nghệ của doanh nghiệp

Bộ ba thị trường- vốn- công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của mọi doanh nghiệp, trong đó có các DNNVV. Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Các DNNVV dù có thị trường các yếu tố nguyên vật liệu, lao động tốt, đã tìm được thị trường đầu ra đảm bảo tiêu thụ sản phẩm của mình nhưng nếu trình độ trang thiết bị lạc hậu thì khó lòng có thể đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Trong những năm đổi mới vừa qua, do sức ép của thị trường và những tác động của cơ chế quản lý kinh tế, các DNNVV ở nước ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định. Đó là việc dùng điện vào sản xuất và gắn liền nó là thực hiện nửa cơ khí, cơ khí từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Song nhìn chung, thiết bị công nghệ của các DNNVV hiện vẫn còn lạc hậu và ở trình độ thấp, hiệu quả chưa cao, đang gặp nhiều khó khăn đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hơn nữa điều kiện vốn tài chính và các diều kiện khác không cho phép các DNNVV tự tài trợ để đổi mới, áp dụng một cách mạnh mẽ các loại thiết bị tiên tiến, hiện đại. Vì vậy bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân các DNNVV còn cần tới sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền nhà nước các cấp để nhanh chóng và thường xuyên cải thiện thiết bị công nghệ cho các DNNVV.

d. Nhân tố nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác của DNNVV

Nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác cũng là một yếu tố quan trọng để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu điều kiện cho mặt bằng sản xuất kinh doanh của các DNNVV chật hẹp sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hệ thống điện nước cung cấp cho các DNNVV phải được đảm bảo. Bên cạnh đó cũng cần phải trang bị hệ thống xử lí nước thải và rác thải của các DNNVV nếu không hoạt động của các doanh nghiệp sẽ có thể gây tác hại rất lớn đến môi trường.

Ngoài ra các điều kiện về kho bãi, đường xá trong và ngoài doanh nghiệp, hệ thống giao thông công cộng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giao lưu hàng hoá của các doanh nghiệp cũng cần phải thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng.

e. Kiến thức, trình độ quản lí kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, tri thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động

Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường với sự cạnh tranh khốc liệt đầy cam go, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi, mới có thể thành đạt trong kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày một phát triển. Mỗi một chủ doanh nghiệp phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá các loại thông tin kinh tế kĩ thuật, biết đề ra những chiến lược đúng đắn và đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời. Đồng thời chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, giám sát, điều khiển công việc của những người lao động làm việc cho mình một cách hợp lý, có hiệu quả. Ngoài ra chủ doanh nghiệp còn phải biết đánh giá, động viên, khuyến khích, thưởng phạt và trả công xác đáng tương xứng với những đóng góp của người lao động và kết quả chung của doanh nghiệp.

Trình độ tri thức và tay nghề của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất quan trọng đối vơí sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những người có tri thức, tay nghề cao, kĩ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các loại thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, làm ra những sản phẩm đẹp, có chất lượng với năng suất và hiệu quả cao.

f. Khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin và khả năng tiếp cận thông tin, nhất là những thông tin về thị trường, giá cả, công nghệ, sản phẩm là hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin ở nước ta hiện nay mặc dù so với trước đã được phổ biến khá rộng rãi, các phương tiện thông tin tương đối phong phú, hiện đại, phương pháp thu thập và cung cấp thông tin có nhiều tiến bộ... song nhìn chung tính chất nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và đầy đủ, hoàn thiện của hệ thống thông tin chưa đáp ứng những yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện của thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Một trong những nhân tố tác động dẫn tới sự kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV là: ở các doanh nghiệp này không có bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý thông tin. Nguồn vốn tài chính có hạn, không đủ kinh phí để mua sắm thiết bị phục vụ công tác thông tin nhanh chóng kịp thời nói riêng và chi phí cho các hoạt động tiếp cận, thu thập xử lý thông tin nói chung. Trình độ tri thức và năng lực thu thập xử lý thông tin của các chủ DNNVV còn rất hạn chế. Chính vì vậy các DNNVV rất cần sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước để cải thiện tình hình.

1.1.4.2. Các nhân tố vĩ mô

a. Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường khác nhau: môi trường kinh tế, chính trị, chính sách và luật pháp...

Chúng hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là gây khó khăn cản trở đối với sự ra đời hoạt động và phát triển của DNNVV. Hệ thống chính sách và luật pháp đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường hoạt động hiệu quả cho các DNNVV, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển đi lên. ở nước ta trong những năm đổi mới hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trong đó các DNNVVlà chủ yếu) đã được hình thành và đổi mới từng bước với những kết quả tích cực. Các chính sách này đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đối với các DNNVV, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tư nhân. Ngược lại một hệ thống chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ nhất quán, kém hiệu quả và xa rời thực tế sẽ không tạo được môi trường hoạt động thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật; giảm và tiến tới xoá bỏ hiện tượng đối phó, lẩn trốn, tiêu cực, xa lạ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh văn minh. Vì vậy để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của DNNVV cần phải có sự đôỉ mới hoàn thiện hơn nữa chính sách và pháp luật của Nhà nước.

b. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội nông thôn

Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở những nước có đặc điểm như nước ta.Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của nhà nước từ trung ương đến các tỉnh, huỵên, xã với nhiều ban ngành nếu có sự phối hợp chặt chẽ phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ làm tăng hiêụ lực quản lý của bộ máy. Các hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành, quản lý thị trường, công an, thuế vụ...nếu không có sự thống nhất sẽ chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, nhiều khi còn đổ lỗi và có những hành động triệt tiêu hiệu quả công tác quản lý lẫn nhau. Như vậy sẽ gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải có sự

kiện toàn, sắp xếp, đổi mới hệ thống và phương pháp quản lí, kiểm soát trên tinh thần hỗ trợ cho DNNVV phát triển là chính.

Sự hình thành và phát triển các DNNVV ở khu vực nông thôn còn chịu tác động của những quan hệ, thiết chế xã hội nông thôn với những thông số cơ bản là gia đình, dòng họ và làng, thôn. ở Việt Nam, gia đình thực sự là đơn vị sản xuất kinh doanh rất cơ bản trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Kết cấu dòng họ đã và đang góp phần ổn định trật tự xã hội, thực hiện tín chấp, tương trợ giúp nhau để làm ăn kinh tế, mở doanh nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Làng Việt truyền thống là tổ chức cộng đồng tự quản, tự điều chỉnh bằng hương ước, bằng luật tục, bằng dư luận, bằng quản lí và đạo đức, có tác dụng tới sự hình thành và phát triển các DNNVV ở nông thôn cũng là kênh thông tin, chuyển giao công nghệ, không gian tìm việc làm và tạo dựng doanh nghiệp.

Tuy nhiên bản chất truyền thống của những thiết chế xã hội nông thôn đó cũng có những nhược điểm làm cản trở rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và công cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đó là tính chất hẹp hòi, đố kỵ, bản vị khép kín ngay trong từng gia đình, dòng họ và làng, thôn. Chính nó là những tác nhân chủ yếu làm giam hãm xã hội nông thôn Việt Nam trong lịch sử và cho đến nay chưa vượt qua được vòng cương toả của sự đói nghèo và lạc hậu. Mặc dù hiện nay mức độ và phạm vi của những tính chất tiêu cực đó không còn sâu nặng như trước và đã được giải toả rất nhiều, song sự hình thành và phát triển của các DNNVV trong điều kiện hiện đại đòi hỏi phải khắc phục và giải toả hoàn toàn những tính chất tiêu cực nói trên.

c. Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước

Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước cũng như của các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm khắc phục những khó khăn và thế bất lợi của các DNNVV để chúng nhanh chóng có đủ khả năng

cạnh tranh một cách bình đẳng được với các doanh nghiệp khác trên thị trường ở hầu hết các nước trên thế giới, việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV được thông qua các chính sách ưu đãi về miễn giảm các loại thuế, các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ các nguồn vốn tín dụng của nhà nước, thiết lập các tổ chức tư vấn và cung cấp thông tin, các trung tâm đào tạo kiến thức quản lí và kỹ năng lao động miễn giảm phí và thành lập các quỹ tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng riêng cho các DNNVV.

Ở Việt nam các chương trình tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo, một số dự án với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các cơ quan của chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ các DNNVV triển khai trong vòng một số năm gần đây đã có tác dụng nhất định tới sự hình thành và phát triển các DNNVV. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một chủ chương chính sách hoặc các chương trình của Nhà nước thống nhất hỗ trợ dành riêng cho các DNNVV. Đồng thời Nhà nước chưa hướng dẫn và khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và quản lí giám sát hoạt động của chúng. Cho nên các chương trình, dự án hoạt động rời rạc, các tổ chức hỗ trợ DNNVV còn ít, hoạt động kém hiệu quả và tác dụng của chúng đối với việc hỗ trợ thúc đẩy sự hình thànhvà phát triển các DNNVV còn rất hạn chế, cần có sự chấn chỉnh và hoàn thiện.

Tuỳ từng đặc điểm kinh tế chính trị xã hội của mỗi nước mà có những quan điểm khác nhau. Song vai trò của DNNVV trong phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)