Phân tích SWOT đối với các doanhnghiệp nhỏ và vừa trên

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 66 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phân tích SWOT đối với các doanhnghiệp nhỏ và vừa trên

năm 2009, và tới thời điểm đầu năm 2010, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 1132 doanh nghiệp trong tổng số 1771 doanh nghiệp hoạt động trên toàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 2.2. Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tại thời điểm 1/1/2010

Năm 2007 2008 2009 2010

Số lượng (doanh nghiệp) 584 688 1015 1132

Số lượng tăng so với năm trước - 104 327 117 Tỉ lệ tăng so với năm trước (%) - 17.81 47.53 11.53

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010)

2.2.2. Phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

* Điểm mạnh:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khối lượng lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức

bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhũng điểm mạnh nhất định. Các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cũng không nằm ngoài các đặc điểm trên của loại hình doanh nghiệp này, đó là:

- Doanh nghiệp trên địa bàn chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động. Vòng quay sản phẩm nhanh nên có thể sử dụng vốn tự có, hoặc vay bạn bè, người thân dễ dàng. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định. Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ của nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doansh, phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng.

- Các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có khả năng mạo hiểm và sẵn sàng mạo hiểm. Trong trường hợp thất bại thì cũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thể làm lại từ đầu được.

- DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hầu hết có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố định cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép. Đồng thời doanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn. Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế.

- Quy mô các DNNVV trên địa bàn là không lớn lắm. Số lượng lao động trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt. Mối quan hệ giữa người thuê lao động và người lao động khá gắn bó. Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp.

* Điểm yếu:

Các hạn chế của loại hình DNNVV của thành phố Thái Nguyên đến từ hai nguồn. Các hạn chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của các doanh nghiệp này:

- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị.

- Phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm.

- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.

- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,... nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.

- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường do đó, các DNNVV trên địa bàn thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường.

- Gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đó đang hoạt động, gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

- Đội ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý của các DNVVN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản

về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.

- Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số khá lớn doanh nghiệp còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp.

- Hầu hết các DNNVV trên địa bàn chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu.

* Cơ hội:

Việc tìm hiểu và phân tích các cơ hội của các doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Thái Nguyên nói riêng có vai trò rất quan trọng, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy thế mạnh đồng thời sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện. Dựa trên việc đánh giá các tác động của kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính… cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, có thể nhận ra những cơ hội cho sự phát triển của các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Với mục đích tự do hóa thương mại để trở thành thành viên của WTO các nước thành viên đã tiến hành xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm thuế

quan nhập khẩu một cách mạnh mẽ, minh bạch hóa các chính sách và thực hiện cạnh tranh công bằng, tạo nên 1 thị trường rộng lớn có điều kiện thương mại thuận lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là thành viên của WTO hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi từ các nước thành viên như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và được đối sử công bằng theo các hiệp định của WTO. Đây là một cơ hội thuận lợi để các DNNVV đấy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra thị trường thế giới. Thái Nguyên rất có lợi thế về mặt hàng chè và các hàng nông nghiệp khác sẽ được hưởng lợi từ hiệp định về hàng nông nghiệp. Từ khi Trung Quốc là thành viên của WTO tiếng nói của các nước đang phát triển có hiệu lực hơn, việc đàm phán về mở cửa thị trường hàng nông sản sẽ thuận lợi hơn. Đây là cơ hội lớn với các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng chè và hàng nông sản của Thái Nguyên vươn ra thị trường thế giới.

- Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Các loại tài nguyên bao gồm: than (than mỡ, than đá); kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác. Với nguồn tài nguyên phong phú này, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của thành phố Thái Nguyên có thể sử dụng, khai thác hoặc mua trực tiếp tại những công ty khai thác lớn với chi phí rẻ để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một cơ hội rất lớn cho các DNNVV của TP. Thái Nguyên, tuy hiện nay các công ty nước ngoài tại Thái Nguyên chưa nhiều, nhưng dự đoán trong tương lai sẽ có nhiều công ty nước ngoài

đầu tư vào Thái Nguyên hơn, lý do là tận dụng nguồn công nghệ dồi dào, rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Khi đó sẽ là cơ hội cho các DNNVV trên địa bàn có cơ hội giao lưu với các doanh nghiệp nước ngoài để học hỏi tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ mới nhằm sử dụng chúng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Cơ hội chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta biết nắm bắt nó. Các DNNVV trên địa bàn nếu biết nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ các cơ hội để khai thác triệt để sẽ giúp cho sự phát triển của mình.

* Thách thức:

Các DNVVN Thái Nguyên mặc dù có những cơ hội rất tích cực cho việc phát triển, nhưng trước khi lợi dụng những ưu thế của mình để nắm bắt những cơ hội đó thì sẽ phải vượt qua nhiều rào cản, thách thức trước mắt như:

- Trong tiến trình hội nhập, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng ngày càng nhiều sẽ có những lợi thế nhất định, nhưng cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Nếu các DNNVV TP.Thái Nguyên không có những chiến lược hợp lý trong việc đi tắt đón đầu, tiếp thu những công nghệ, tri thức mới thì sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng.

- Do trình độ nhân lực của các DNNVV TP.Thái Nguyên xét về mặt bằng chung là chưa cao, vì vậy các nhãn hiệu mặt hàng nông nghiệp, đặc biệt là chè của các DNNVV trên địa bàn luôn đứng trước các nguy cơ bị đăng ký mất thương hiệu bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc chính các doanh nghiệp khác trong nước.

- Phần lớn các doanh nghiệp đều có thiết bị công nghệ lạc hậu, lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động, nên chất lượng đạt sản phẩm thấp, chưa chiếm lĩnh thị trường và chưa có hướng đột phá trong sản xuất, kinh doanh. Cạnh đó, đội ngũ quản lý trong các DNVVN phần lớn chưa

được đào tạo cơ bản, nghiệp vụ còn yếu, chưa đủ trình độ và năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Ngoài ra, theo nhiều doanh nhân, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh của nhà nước chưa đồng bộ, cụ thể; doanh nghiệp chưa được hỗ trợ đúng mức các thông tin về thị trường, xúc tiến giới thiệu, quảng bá sản phẩm; thủ tục vay vốn kinh doanh còn rườm rà, phức tạp khiến cho nhiều DNVVN, nhất là các doanh nghiệp dân doanh khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại…

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 66 - 72)