Đánh giá thực trạng phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 89 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.7. Đánh giá thực trạng phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa

thành phố Thái Nguyên

2.3.7.1. Điểm mạnh

Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng nhanh do các chính sách mở của luật doanh nghiệp 2005. Tuy bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng đáng kể của nền kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp nhưng nhìn chung qua số liệu điều tra các doanh nghiệp vẫn giữ vững được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.

Qua số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2008 đến 2010 ta thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TP Thái Nguyên phát triển một cách khá chậm chạp, năm 2009 có tăng hơn năm 2008 về các chỉ tiêu như

doanh thu, lợi nhuận, mức thu nhập cũng tăng, nhưng đến năm 2010 những con số của các chỉ tiêu này dường như chững lại do tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn tồn tại trong suốt 3 năm liên tiếp vì đặc thù các doanh nghiệp nhỏ và vừa là quy mô nhỏ, ít chịu tác động lớn của các yếu tố vĩ mô. Hơn thế nữa các doanh nghiệp cũng nhận được những sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua như chỉ thị số 40/2005CT-TTG về việc thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thông tư Số 82/2006/TT-BTC, thông tư 01/2006/TT-NHNN.v.v… hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc sau thời kỳ suy thoái kinh tế này.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cũng ngày càng xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làmcác công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cũng đã nêu rõ quan điểm phát triển ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại đã phần nào khẳng định được tương lại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó khẳng định được tính chuyên nghiệp không những trong công tác tổ chức các doanh nghiệp mà còn trong vấn đề sản xuất nông nghiệp, tập trung và chuyên môn hóa đó là định hướng và cũng là mục tiêu của các doanh nghiệp hiện tại.

2.3.7.2. Tồn tại

Trong các doanh nghiệp nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng về cơ sở vật chất của các doanh nghiệp hiện tại còn rất hạn chế, đa phần các doanh nghiệp

đều chưa có được một cơ sở ổn định, phải đi thuê địa điểm hoặc tại nhà riêng với diện tích nhỏ hẹp.

Về quy mô vốn của doanh nghiệp có chung một đặc thù, đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TP Thái Nguyên thường sử dụng nguồn vốn tự có của mình, tuy hệ số sử dụng vốn cho thấy các doanh nghiệp này tự chủ về vốn nhiều nhưng nguồn vốn còn ít, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, đa phần các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu vay vốn nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất và chế biến. Tuy nhiên do các thủ tục để đảm bảo vay được vốn là rất phức tạp, hơn nữa lại mất nhiều thời gian nên hầu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa nay không vay được vốn, vì thế hầu như các doanh nghiệp này không mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.

Về lao động nhìn chung các doanh nghiệp có số lượng lao động trung bình là 72,5 người trên 1 doanh nghiệp. Các lao động ở đây đa phần là lao động nằm trong độ tuổi từ 15 đến 50 tuổi, lao động ngoài độ tuổi chiếm một phần nhỏ chưa đầy 1%. Trình độ lao động trong các doanh nghiệp nghiên cứu còn rất thấp, số lao động có trình độ cao chỉ chiếm 12,84% còn lại là các lao động có trình độ trung học, đào tạo nghề hoặc lao động phổ thông. Hầu hết các doanh nghiệp không chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cho người lao động của doanh nghiệp mình, kể cả lao động giữ chức năng quản lý doanh nghiệp. Đây là một vấn đề các doanh nghiệp phải giải quyết dần dần trong thời gian tới đây thì mới có thể đưa doanh nghiệp của mình phát triển hơn được.

Đối với việc áp dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhưng năm gần đây không còn là xa lạ đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn, nhưng để áp dụng có hiệu quả nó vào sản xuất kinh doanh thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vốn dĩ quy mô manh mún, sự chuyên môn hóa còn chưa cao. Các doanh nghiệp vẫn chưa có sự đầu tư lớn cho những công nghệ hiện đại, đa phần chỉ dừng lại ở việc sử

dụng công nghệ thông tin, máy vi tính, mạng internet để phục vụ những yêu cầu hoạt động sản xuất thiết yếu của doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa là trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp này là chưa cao, việc áp dụng khoa học hiện đại và công nghệ mới là rất khó khăn. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện công cuộc cách mạng áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì mới theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung.

Về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp điều tra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng lao động không thường xuyên. Các doanh nghiệp thành lập dưới dạng công ty TNHH và công ty tư nhân.

Kết luận Chương 2

Kết luận chung là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TP Thái Nguyên trong thời điểm 2008 - 2010 còn chưa thực sự đạt kết quả tốt. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ hoạt động mang tính chất duy trì, chưa thực sự hội nhập được với nền kinh tế thị trường, chưa áp dụng được những tiến bộ khoa học vào sản xuất, sự chuyên môn hóa còn kém, chưa tự xây dựng được thương hiệu cho chính mình cũng như cho ngành địa phương. Rất nhiều doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm chè, đây là một sản phẩm mang thương hiệu khá nổi tiếng của địa phương. Tuy nhiên chỉ có một vài doanh nghiệp tập trung vào sản xuất chế biến sản phẩm này, còn lại các doanh nghiệp khác đều lựa chọn những ngành nghề mang tính chất thương mại. Đây là cách làm mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TP Thái Nguyên đang lựa chọn để doanh nghiệp mình tồn tại và đối phó với những khó khăn chung.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Định hướng chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước được thông qua như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

- Đánh giá tác động của các chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa , định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó hướng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho phát triển kinh doanh.

- Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế.

- Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương; khuyến khích

phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa , trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa này có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.

- Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa , nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khácnhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hợp với quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ.

- Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ liệu đánh giá về tình trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa , phục vụ công tác hoạch định chính sách và cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kinh nghiệm, ý chí kinh doanh và làm giàu hợp pháp tới mọi đối tượng. Nghiên cứu thí điểm việc đưa các kiến thức về kinh doanh vào chương trình học ở trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học kỹ thuật và các trường dạy nghề nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật.

- Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (cả về phía cung và phía cầu), hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh, chú trọng quản lý về chất lượng các dịch vụ. Khuyến khích

các tổ chức Hiệp hội thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh; tích cực triển khai các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ; tham gia xây dựng thể chế, chính sách và các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của Hiệp hội và thực sự là đại diện lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa , tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc tiến, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trên cơ sở định hướng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước, Tỉnh Thái Nguyên cũng đưa ra những chiến lược cụ thể để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới đây.

+ Tăng thu cho ngân sách nhà nước trong điều kiện thuế xuất nhập khẩu trong thời gian tới có xu hướng giảm nhanh. Vai trò hết sức quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn là góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, từ đó góp phần nâng cao thu nhập nông dân giảm gánh nặng cho nhà nước, trong việc tài trợ phát triển cho nông nghiệp và nông thôn, gián tiếp làm tăng thu ngân sách, ngoài ra các doanh nghiệp còn đóng góp một phần đáng kế vào ngân sách nhà nước

+ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TPThái Nguyên trên cơ sở phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

+ Thành lập các trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TP Thái Nguyên.

+ Mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn TP Thái Nguyên.

* Các mục tiêu chủ yếu

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo khả năng đổi mới thiết mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của thị trường, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong hội nhập, ưu tiên các sản phẩm có lợi thế như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản. Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành nghề đa dạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Tập trung hoàn thành cụm công nghiệp số 1 (Tân Lập); Quy hoạch phát triển thêm một số cụm công nghiệp trên địa bàn phía Tây và phía Bắc thành phố.

- Quy hoạch phát triển Thương mại - Dịch vụ theo hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, đa loại hình dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, phấn đấu thành phố Thái Nguyên có cơ cấu kinh tế là Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - TTCN gắn với phát triển Thương mại - Dịch vụ và công tác quy hoạch để đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Đầu tư và phát triển mạnh các loại hình và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ có tiềm năng như: Du lịch, khách sạn nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, ngân hàng tín dụng, bưu chính viễn thông, vận tải hành khách công cộng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phấn đấu tăng 15%. Trong đó: ngành Công nghiệp tăng 14,5%; ngành Dịch vụ tăng 17,2%; ngành Nông nghiệp tăng 4%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 48,86%, Thương mại - dịch vụ 46,92%, Nông - lâm nghiệp 4,22%.

- Phấn đấu giá trị sản xuất CN - TTCN địa phương đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 13% so với kết quả thực hiện năm 2010.

- Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng 30% trở lên so với năm 2010. - Sản lượng lương thực có hạt 29.600 tấn. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 55 triệu đồng; Giá trị sản phẩm trên 1ha chè và cây ăn quả đạt 60 triệu đồng.

- GDP bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng. - Giải quyết việc làm mới cho 6.600 lao động. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,8%

3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

* Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp

Đây là vấn đề đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp được điều tra mong muốn. Tất cả các doanh nghiệp đều có nguyện vọng các cơ quan chức năng chính quyền của Tỉnh đơn giản hóa đến mức có thể các thủ tục về việc đăng ký kinh doanh hoặc các quy định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 89 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)